NĂM MỚI 2019 GIỞ LẠI HỒ SƠ CŨ…
ĐANG ĐE DỌA TƯƠNG LAI CỦA HÀNG TRIỆU CON EM
THẾ HỆ
TRẺ VIỆT NAM
Tại sao hai ông Nghè bị ném đá
Nước Việt Nam ta tự hào có bốn nghìn năm văn hiến, nhưng mãi đến thế kỷ
thứ 11, đời vua Lý Nhân Tông (1072-1076) mới có thi cử để chọn nhân tài với
khoa thi đầu tiên gọi là Bác Học. Từ đó, khoa cử là con đường vinh hiển nhất để
tiến thân. Bậc học cao nhất là Tiến sĩ. Người thi Đình để chính thức xếp hạng
tiến sĩ được ngồi dưới mái “nghè” thường là văn phòng tứ bảo của Vua nên được
vinh dự gọi là ông Nghè. Ông Nghè được vinh quy bái tổ có quyền chọn năm mẫu
đất bất cứ nơi nào mình thích trong Tổng để làm nhà nên dân gian có câu: “Chưa
đỗ ông Nghè đã đe hàng Tổng”!
Việt Nam ta ngày nay có khoảng 120.000 ông bà Nghè (trung bình 800
người dân mới có một người có học vị tiến sĩ; so với Mỹ trung bình 130 người
dân có một tiến sĩ). Nhưng chưa nghe ai sợ bị “đe hàng tổng” mà chỉ nghe tin các
ông Nghè bị “ném đá”. Hai ông Nghè bị ném đá gần đây nhất là hai nhà giáo đã
đưa sáng kiến “cải cách tiếng Việt” đang diễn ra trong nước.
Hai ông Nghè bị ném đá đó là hai vị Giáo sư Tiến sĩ Hồ Ngọc Đại và Phó
giáo sư Phó tiến sĩ Bùi Hiền. Nhị vị nầy có chung niềm… thú vị là cùng tuổi đời
83, cùng tốt nghiệp đại học Liên Xô trong những năm đầu 1970 và cùng bỏ ra hơn
40 năm để nghiên cứu và trình làng công trình cải cách tiếng Việt mà theo sự
thâm tín của hai ông là tối tân, khoa học, hợp lý cho sự “chuẩn hóa” tiếng
Việt.
Xin lần lượt “vấn an” hai vị:
Đọc tiếp theo LINK sau