Saturday, 9 February 2019

Các rạp hát của Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định trước và sau năm 1975 (TM tổng hợp và bổ túc)

Mục đích chính của bài này là để ghi nhớ lại các cơ sở di tích lịch sử liên hệ đến nghệ thuật thứ bẩy và nghệ thuật cải lương của người Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định trước năm 1975. Đó là các rạp hát (chiếu bóng-ciné) và các rạp ca cải lương hoặc cả hai.
Từ những sưu tầm các tài liệu trên Internet (gọi là tài liệu Internet), một tổng hợp đã được thực hiện để cấu tạo bài này. Trong số những tài liệu Internet, đánh số (1-29) và liệt kê ở phần cuối của bài này, các tài liệu số (1-9) viết về rạp hát và (13-15) về rạp ca cải lương là những tài liệu được tham khảo và trích dẫn nhiều nhất.
Với một địa bàn rộng lớn của thủ đô Sài Gòn, Chợ Lớn và tỉnh Gia Định, cộng thêm phần đa dạng của mỗi môi trường của từng khu vực địa bàn kinh doanh và sinh hoạt của các rạp hát, có lẽ không người Sài Gòn nào, kể cả những người kỳ cựu, dám tự hào, đã đi xem tất cả các rạp hát, để có thể sống, thấy, nghe và ghi lại tất cả các khía cạnh như là địa điểm, kiến trúc xây cất của từng rạp hát ở từng vùng như cũng như những khía cạnh về dân gian, ngôn ngữ, sinh sống, tập tục,buôn bán và làm ăn của các cửa hàng, tiệm ăn nổi tiếng một thời chung quanh các rạp hát này, mà ngày nay tên tuổi còn thấy xuất hiện hay bị mượn đỡ (mượn nhầm) ở hải ngoại. Tất cả sự kiện này đã góp lại thành những cái cá biệt duy nhất của mỗi rạp hát. Chính vì vậy, khó có thể tìm được hết tất cả các chỉ tiết tường tận của từng rạp hát trên đất phồn hoa đô hội này trong những tài liệu Internet kể trên.
Trong bài này, một vài chi tiết mới, không có trong các tài liệu Internet sưu tầm, đã được ghi lại theo trí nhớ thời niên thiếu của tác giả, để bổ túc cho một số rạp hát ở trung tâm Sài Gòn và cho một số rạp hát ở vùng Tân Định, Da Kao và Phú Nhuận-Gia Định. Bài này sau khi tổng hợp và bổ túc được gọi là tài liệu cập nhật hóa (viết tắt tài liệu CNH) để phân biệt với tài liệu Internet.
Để có thể so sánh một cách thật rõ ràng, tình trạng những rạp hát trước và sau năm 1975, một số hình ảnh còn luân lưu trên Internet đã được xen vào tài liệu CNH này, để thấy mức độ tàn phá vĩnh viễn có hệ thống của ngụy quyền cộng sản Việt Nam ngu dốt bậc thuợng thừa, giáo điều bệnh hoạn vô tưởng, vô tướng vô tài, gian ác và tham lam tột bực, đầy mặc cảm tự ti trước nền văn hóa phóng khoáng, nhân bản và văn mình hiện đại của Việt Nam Cộng Hoà.
Vì lý do rất hiển nhiên là tất cả các rạp hát đề cập trong tài liệu CNH đều được xây lên và kinh doanh từ trước năm 1975, tài liệu này chỉ dùng các danh từ, ngữ vựng, thành ngữ và các tên đường địa chỉ các rạp hát đã được đặt ra và xử dụng trước năm 1975 của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà.
Các rạp hát trình bày dưới đây, được sắp đặt, theo bộ môn nghệ thuật: chiếu bóng hay cải lương, khu vực địa bàn và thứ tự mẫu tự tiếng Việt tên các rạp.
MỤC LỤC
A- CÁC RẠP CHIẾU BÓNG (CINÉ)
I-Trung tâm Sài Gòn
01- Rạp Al Hambra – đường Nguyễn Cư Trinh, quận 2
02-Rạp Alliance Française – 6 đường Đồn Đất, quận 1.
03-Rạp Asam (Rạp Hồng Bàng) – đường Công Lý góc Lê Lợi, quận 1
04-Rạp Casino Saigon– đường Pasteur-Lê Lợi, quận 1
05-Rạp Cathay – đường Nguyễn Công Trứ, quận 2
06-Rạp Cinéma Catinat – đường Nguyễn Thiệp, quận 1.
07-Rạp Đại Nam – 79 Trần Hưng Đạo, quận 2
08-Rạp Eden – đường Tự Do, quận 1
09-Rạp Kim Châu – 15, 17 đường Nguyễn Văn Sâm, quận 1.
10-Rạp Kim Đô – Tiếp tục đi về hướng cầu Ông Lãnh gần chợ Dân Sinh có rạp chiếu
bóng nhỏ tên là Kim Đô.
11-Rạp Kinh Đô (Sài Gòn) – Lê Văn Duyệt, quận 3.
12-Rạp Lam Sơn – Bùi Chu. Mũi tàu Lê Lai, Bùi Chu, Võ Tánh chéo góc với nhà thờ
Huyện Sĩ
13-Rạp Lê Lợi – 112 Lê Thánh Tôn, quận 1
14-Rạp Long Phụng – 234 Gia Long, quận 1
15-Rạp Long Thuận – 10 Trương Công Định và Nguyễn An Ninh, quận 1
16-Rạp Majestic – Đường Tự Do, quận 1.
17-Rạp Nam Tiến – Hẻm Nam Tiến-Bến Vân Đồn. Quận 4, Khánh Hội
18-Rạp Nam Việt – đường Tôn thất Đạm, quận 1
19-Rạp Nguyễn Huệ – đường Nguyễn Huệ, quận 1
20-Rạp Rex “cũ”- đường Nguyễn Công Trứ, quận 2
21-Rạp Rex – góc đường Lê Lợi & Nguyễn Huệ, quận 1
22- Rạp Mini Rex A & B – đường Lê Lợi, quận 1.
23-Rạp Thành Xương (Rạp Diên Hồng) – góc đường Phạm Ngũ Lão và đường Yersin.
24-Rạp Vĩnh Lợi – 121 đường Lê Lợi, quận 1
25-Rạp Khải Hoàn ngay góc đường Cống Quỳnh và đường Phạm Ngũ Lão, quận 2
26-Rạp Long Duyên – đường Hồ Văn Ngà, quận 2
27- Rạp Quốc Thanh – 271 đường Nguyễn Trãi, quận 2 Thanh.
28-Rạp Thăng Long – 148 đường Cống Quỳnh, quận 2
29-Rạp Thanh Bình (Rạp Quốc Tế) – 343 đường Phạm Ngũ Lão, quận 2
30-Rạp Khu Dân Sinh- đường Yersin, quận 2.
31-Rạp Văn Cầm – đường Trần Hưng Đạo, gần chợ Nancy, Chợ Quán.
II-Khu vực Đakao-Tân Định
32-Rạp Asam Đakao– đường Đinh Tiên Hoàng, khu Đa Kao, quận 1
33-Rạp Casino Đakao- đường Đinh Tiên Hoàng-Hiền Vưong, quận 1
34-Rạp Mô-Đẹc (rạp Kinh Đô) – đường Trần Văn Thạch, Tân Định, quận 1.
35-Rạp Kinh Thành (rạp Tân Định) – đường Hai Bà Trưng, quận 3
36-Rạp Văn Hoa Đakao – số 62, đường Trần Quang Khải, gần xóm Vạn Chài, quận 1
III-Khu vực Bàn Cờ
37- Rạp Đại Đồng (Sài Gòn) – 130 đường Cao Thắng, quận 3
38 – Rạp Long Vân – 643 đường Phan Thanh Giản, quận 3
39- Rạp Nam Quang – 147 đường Lê Văn Duyệt, quận 3
40- Rạp Olympic – 97 đường Hồng Thập Tự, quận 3.
41-Rạp Thanh Vân – 360A đường Lê Văn Duyệt, quận 3
42- Rạp Văn Lang (Rạp Minh Châu) – đường Trương Minh Ký, quận 3.
43- Rạp Việt Long (Rạp Capitol- Rạp Văn Hoa Sài Gòn Rạp Thăng Long) – 19 đường
Cao Thắng, quận 3.
44- Rạp Đại Quang – 63, 65 đường Tổng Đốc Phương, quận 5
45- Rạp Hào Huê –372-374, đường Nguyễn Hoàng, Chợ Lớn, quận 5.
46- Rạp Hoàng Cung – đường Triệu Quang Phục, quận 5
47-Rạp Lệ Thanh A – 25 đường Phan Phú Tiên, quận 5
48- Rạp Lido – đường Đồng Khánh, quận 5
49- Rạp Oscar –Rạp cũng thuộc loại khá.
50- Rạp Palace – 890 đường Đồng Khánh, quận 5
51-Samtor -153, 161 đường Lương Nhữ Học, quận 5
52- Rạp Tân Việt – 252 đường Đồng Khánh, quận 5
53-Rạp Trung Hoa – đường Đồng Khánh- Mạnh Tử, trước nhà thờ Cha Tam, Chợ Lớn, quận 5.
54- Rạp Victory Lê Ngọc – 102 đường Tổng Đốc Phương, quận 5
55-Rạp Minh Phụng – đường Hồng Bàng, Chợ Lớn, quận 5
56- Rạp Đô Thành – bên hông chợ Kim Biên, quận 5.
57- Rạp Hồng Liên – 259 đường Hậu Giang, quận 6n
58- Rạp Hương Bình – Bình Tiên, quận 6.
59- RạpTân Bình (Rạp Cây Gõ)-146 đường Minh Phụng, quận 6
60-Rạp Tân Mỹ-2/3 đường Trần Xuân Soạn, quận 7
61- Rạp Phi Long-59, 61 Xóm Củi, quận 8
62- Rạp Mỹ Đô (Rạp Thành Chung) – góc Trần Nhân Tôn và Vĩnh Viễn, quận 10.
63- Rạp Hùng Vương -286 đường Pétrus Ky, quận 10.
64- Rạp Kha Lạc-200 đường Nguyễn Tri Phương, quận 10
65- Rạp Quốc Thái-1557 đường Trần Quốc Toản, quận 11.
V-Khu vực Gia Định
66- Rạp Văn Cầm (Phú Nhuận) – 222, 224 đường Võ Di Nguy, Phú Nhuận.
67- Rạp Cẩm Vân-287 đường Võ Di Nguy, Phú Nhuận
68- Rạp Cao Đồng Hưng – 475 đường Chi Lăng, Bà Chiểu
69- Rạp Đại Đồng (Bà Chiểu) – đường Chi Lăng- Gia Định
70-Rạp Đại Lợi – 91b2 đường Thoại Ngọc Hầu, quận Tân Bình
71- Rạp Đông Nhì-524, 526 đường Lê Quang Định, quận Gò Vấp
72-Rạp Huỳnh Long – nằm trong chợ Bà Chiểu, trên đường Châu Văn Tiếp gần cửa
chính của Lăng Ông Bà Chiểu
73- Rạp Lạc Xuân-220 đường Gia Long, quận Gò Vấp
NHỮNG NƠI CÓ PHIM KHÔNG BÁN VÉ
-Trường Taberd.
-Đơn vị Công Binh.
-Câu Lạc Bộ Mỹ.
-Đài Truyền Hình Số 11.
-Hội trường của công ty Shell.
B-RẠP CẢI LƯƠNG XƯA Ở SAIGON
74- Aristo- đường Lê Lai, quận 2
75- Rạp Nguyễn Văn Hảo – Số 30, đường Trần Hưng Đạo, quận 2.
76-Rạp Hưng Đạo – 136, đường Trần Hưng Đạo-Phạm Ngũ Lão, quận 2.
77-Rạp Lux –. Nằm trên đường Trần Hưng Đạo, cạnh chợ Nancy và đường Nguyễn Biểu (cầu Chữ Y).
78-Rạp Quốc Thanh – 271, đường Nguyễn Trãi, quận 2.
79-Rạp Thống Nhất- đường Thống Nhất, quận 1.
80-Rạp Thành Xương – góc đường Phạm Ngũ Lão và đường Yersin, quận 2.
81-Rạp Thủ Đô (Tên cũ là Eden Chợ Lớn) -125 đường Tổng Đốc Phương, Chợ Lớn,
quận 5.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TRÊN INTERNET
1. Các rạp chiếu bóng của Sài Gòn xưa ,Thuần Hóa- 17/05/2012.
2. Ciné & rạp hát Sài Gòn, Huỳnh Văn Yên- hongoccan2017-18/06/2011.
3. Rạp Xi-Nê Sài Gòn Xưa-hongoccan2017-25/10/2016.
4. Rạp xi-nê Sài Gòn xưa và Tên đường phố Sài Gòn (Thời Pháp thuộc -Trước và sau 1975) -Hồi Ức Một Đời Người-nguoibatcao-10/08/2011.
5. Ngày Xuân vòng quanh các rạp ciné Sài Gòn-Nguyên Trần (Toronto).
6. Những rạp hát, rạp chiếu phim từng gắn bó với người Sài Gòn xưa giờ ra sao? – Phạm An-Trí Thức Trẻ-28/11/2015.
7. Rạp Xi-Nê Sài Gòn Trước 1975- Tran Dang Chi.
8. Xuân về nói đến những rạp chiếu phim ở Sài Gòn ngày xưa- Lê Quang Thanh Tâm-28/01/2017.
9. Rạp Hát Sài Gòn Xưa- Alex-hdvietnam.com.
10. Các Rạp Hát Sài Gòn Trước 1975- TAM73F.
11. Chùm ảnh: Dạo quanh các rạp chiếu phim của Sài Gòn xưa-Le Ngoc Kha Nhi & Alext-Trí Thức Trẻ-15/05/2012.
12. Gặp chủ rạp hát Đại Đồng – Con trai nhà kinh doanh rạp chiếu bóng đầu tiên ở Việt Nam- Minh Đức-04/06/2009.
13. Tết Cải Lương… Một thời vang bóng- Soạn giả Nguyễn Phương-Tháng 2-2018.
14. Sân khấu cải lương ở VN hiện nay ra sao? -Soạn giả Nguyễn Phương-Tháng 10-2017.
15. Các rạp cải lương xưa ở Sài Gòn, -Soạn giả Nguyễn Phương-Sai Gon xua-12/06/ 2012.
16. Xác rạp hát, hồn… không liên quanl- HO-QN- Tuổi Trẻ -11/2014.
17. Dân ca dân nhạc VN: Các rạp cải lương xưa ở Sài Gòn- Tình trạng cải lương hiện nay-Trần Lê Túy-Phượng- Bình luận-25/01/ 2015.
18. Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang: “Thánh đường” không trọn vẹn- Mai Linh/baovanhoa..vn=31/05/2017.
19. Về lịch sử người Minh Hương và người Hoa ở Nam Bộ, Nguyễn Đức Hiệp-The Observer-19/06/2016.
20.. Con hẻm ngày xưa- Từ Kế Tường.
22. Chuyện tình của ông Vương Hồng Sển- Soạn giả Nguyễn Phương-Thời Báo số 626-24/03/2018.
23. Rạp & những câu chuyện kể Bài 2: Có một thời như thế- Bá Vũ-31/08/2010.
24. Ngọc Đan Thanh, loài hoa nở muộn- Soạn giả Nguyễn Phương-Thời Báo số 629-14/04/2018.
25. Hội nghị cấp cao giải cứu sân khấu cải lương tung hóa mù- Người Sài Gòn-Thời Báo số 633-12/05/2018.
26. Ấn Tượng…Saigon -Tạp Ghi Huy Phương.
27. Dakao trong tâm tưởng- Vĩnh Nhơn-Thời Báo số 334-1996/05/23.
28. Khu Dân Sinh- Một thuở Sài Gòn-Nguyễn Ðạt-02/12/ 2016.
29. Chợ trời khu Dân Sinh-Trang Nguyên-dongsongcu-30/11/2017.