Friday, 10 May 2019

NHỮNG NHÀ THỜ ĐẸP NHẤT VIỆT NAM

1. Nhà thờ lớn Hà Nội

BM

Nhà thờ được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu Âu, rất thịnh hành trong thế kỷ 12 và thời Phục Hưng ở châu Âu, làm theo mẫu của Nhà thờ Đức Bà Paris với những mái vòm uốn cong, rộng, hướng lên trời.

BM

Vật liệu xây dựng chính của nhà thờ là gạch đất nung, tường trát bằng giấy bổi. Nhà thờ có chiều dài 64,5m, chiều rộng 20,5m và hai tháp chuông cao 31,5m với những trụ đá to nặng bốn góc. Trên đỉnh là cây thánh giá bằng đá.

Phía sảnh trong nhà thờ, có một cửa đi lớn, hai cửa nhỏ hai bên tháp. 

BM

Các cửa đi và toàn bộ các cửa sổ đều cuốn nhọn theo nghệ thuật Gothique, kết hợp với các cửa cuốn nhọn là những bức tranh Thánh bằng kính màu rất đẹp và hài hòa tạo ra nguồn ánh sáng tự nhiên bên trong lòng nhà thờ. Khu cung thánh được trang trí theo nghệ thuật dân gian truyền thống, chạm trổ hoa văn bằng gỗ sơn son thiếp vàng rất tinh vi độc đáo.

2. Nhà thờ Bùi Chu

BM
  
Nhà thờ Bùi Chu là nhà thờ Công giáo Rôma, tọa lạc ở xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Bùi Chu là nhà thờ chính tòa của giáo phận Bùi Chu. Đây còn là nơi an nghỉ của 5 giám mục đã từng cai quản giáo phận.

BM
  
Nhà thờ Bùi Chu được xây dựng dưới thời Pháp thuộc bởi giám mục Wenceslao Onate Thuận (1884) với chiều dài 78m, rộng 22m, cao 15m. Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà thờ vẫn đứng vững với những cột gỗ lim và những đường nét hoa văn mang dấu ấn kiến trúc phương Tây. Hàng năm vào ngày 8 tháng 8, ngày lễ quan thầy của giáo phận, có nhiều giáo dân tập trung về dâng lễ.

3. Nhà thờ Phú Nhai

BM
  
Nhà thờ Phú Nhai là nhà thờ Công giáo Rôma thuộc Giáo phận Bùi Chu, Việt Nam. Nhà thờ Phú Nhai nằm ở trung tâm của xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, cách thị trấn Xuân Trường hơn 1 km. Đây là một trong những ngôi nhà thờ có diện tích rộng lớn nhất Việt Nam.

BM
  
Nhà thờ gốc có phong cách kiến trúc Gothic đậm dấu ấn Tây Ban Nha, sau được xây lại theo phong cách kiến trúc Gothic kiểu Pháp. 

Nhà thờ có kích thước: dài 80 mét, rộng 27 mét, cao 30 mét. Hai tháp chuông cao 44 mét đặt 4 quả chuông được đúc từ Pháp chuyển sang với trọng lượng là: 2.000 kg – 1.200 kg – 600 kg và 100 kg.

BM
  
Mặt tiền nhà thờ từ ngoài vào, bên phải có tượng đài Thánh Đaminh cao 17m, riêng phần tượng cao 2,3m. Bên trái có Lăng lưu trữ hài cốt của 83 người tử đạo thuộc họ đạo xứ Phú Nhai cao 15m. Xung quanh nhà thờ có các phù điêu thể hiện 14 Đàng Thánh Giá. Khi khách tham quan đứng trên ngọn tháp cao của nhà thờ Phú Nhai sẽ được chiêm ngưỡng được toàn cảnh của Huyện Xuân Trường. 

BM
  
Năm 2008 Đền thánh Phú Nhai được nâng lên thành Tiểu Vương cung Thánh đường

4. Nhà thờ Bác Trạch

BM  
  
Nhà thờ Bác Trạch ở huyện Tiền Hải, Thái Bình. Nhà thờ được khởi công xây dựng năm 2006, khánh thành năm 2013, chi phí xây dựng lên tới 60 tỷ VNĐ, cách trung tâm thành phố Thái Bình khoảng 25km. Nhà thờ được xây dựng theo kiến trúc Gothic với nhiều ô cửa, nhiều tháp nhọn, vòm cung nhọn.

BM
  
Đây được coi là nhà thờ vào loại đẹp nhất Việt Nam, là tuyệt tác kiến trúc của Thái Bình, một kỳ công về kiến trúc Gothic ở Việt Nam, vốn được thấy nhiều dấu ấn nhất trong các nhà thờ lớn, các vương cung thánh đường.

BM
  
Nhà thờ có chiều dài 92,5m, rộng 32m, tháp chuông cao 61m. Để xây dựng nên thánh đường nguy nga, tráng lệ này, các thợ xây đã phải sử dụng tới 46 vạn gạch, khoảng 350 tấn sắt, hơn 500 tấn vôi, gần 3000 tấn xi măng, 1000 m2 đá các loại, hơn 120 tấm kính tranh; gần 100 tượng tròn, phù điêu các loại cùng nhiều vật dụng, nguyên liệu khác.

5. Nhà thờ gỗ Kon Tum

BM
  
Nhà thờ chính tòa Kon Tum hay còn được gọi là nhà thờ Gỗ, là nhà thờ Giáo hội Công giáo nằm ở thành phố Kon Tum, Việt Nam. Nhà thờ được xây dựng vào năm 1913 do các linh mục người Pháp khởi xướng, hiện nay dùng làm nhà thờ chính tòa, nơi đặt ngai tòa của vị giám mục giáo phận Kon Tum.

BM
  
Nhà thờ được xây dựng theo kiến trúc Roman kết hợp với kiến trúc nhà sàn của người Ba Na, một sự kết hợp giữa phong cách châu Âu và nét văn hóa của Tây Nguyên Việt Nam.

BM
  
Nhà thờ được xây dựng hoàn toàn bằng phương pháp thủ công với chất liệu hoàn toàn bằng gỗ, trong đó chiếm số lượng nhiều nhất là gỗ cà chít. Các bức tường của nhà thờ đều được xây bằng kiểu vữa trộn rơm, một kiểu làm nhà truyền thống ở miền Trung Việt Nam.

6. Nhà thờ Đức Bà

BM
  
Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn (gọi tắt là Nhà thờ Đức Bà) là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những công trình kiến trúc độc đáo của Sài Gòn, điểm đến của du khách trong và ngoài nước, nét đặc trưng của du lịch Việt Nam. Nội thất thánh đường được thiết kế thành một lòng chính, hai lòng phụ tiếp đến là hai dãy nhà nguyện.

BM
  
Toàn bộ chiều dài thánh đường là 93m. Chiều ngang nơi rộng nhất là 35 m. Chiều cao của vòm mái thánh đường là 21 m. Sức chứa của thánh đường có thể đạt tới 1.200 người. Nội thất thánh đường có hai hàng cột chính hình chữ nhật, mỗi bên sáu chiếc tượng trưng cho 12 vị thánh tông đồ.

BM  

Bàn thờ nơi Cung Thánh làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối có hình sáu vị thiên thần khắc thẳng vào khối đá đỡ lấy mặt bàn thờ, bệ chia làm ba ô, mỗi ô là một tác phẩm điêu khắc diễn tả thánh tích.

7. Nhà thờ Sở Kiện

BM
  
Vương cung thánh đường Sở Kiện, còn được gọi là Nhà thờ Kẻ Sở (Dôme de Sở Kiện) là một nhà thờ Công giáo Rôma thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội, tọa lạc ở thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, Việt Nam.

BM
  
Ngày 24 tháng 6 năm 2010, Tòa Thánh với sắc lệnh của Thánh Bộ Phụng Tự đã nâng nhà thờ Sở Kiện thành tiểu vương cung thánh đường tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Tên “Sở Kiện” là ghép từ tên của làng Sở (hay Ninh Phú) phía đông chuyên làm ruộng và làng Kiện (hay Kiện Khê) chuyên nghề buôn bán, nung vôi.

BM
  
Quần thể Sở Kiện gồm có nhà thờ chính, tòa Giám mục và chủng viện. Nhà thờ Sở Kiện theo kiến trúc Gothic, được Giám mục Tông tòa Tây Đàng Ngoài Puginier Phước cho khởi công xây dựng vào ngày 23 tháng 10 năm 1877 và hoàn tất vào năm 1882.

BM
  
Đây là công trình khá đồ sộ, toàn bộ nền được lót gỗ lim để chống sụt lún. Nhà thờ dài 67,2 mét, rộng 31,2 mét và cao đỉnh 23,2 mét, mang tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Với 4 hàng cột, chia làm 5 gian dọc, nhà thờ có thể chứa từ 4 đến 5 nghìn người.