Sunday, 2 March 2014

Bản Tin của THUY MY RFI

Công an vũ trang giám sát trên các đường phố gần nhà ga Côn Minh, Vân Nam sau vụ thảm sát, 02/03/2014.
Chính quyền Trung Quốc đã đe dọa đáp trả thích đáng vụ thảm sát bằng dao ở Côn Minh (tây nam Trung Quốc) tối thứ Bảy 01/03/2014 mà theo Bắc Kinh là do những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ tiến hành. Tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo nguy cơ leo thang bạo động.

Các hung thủ mặc đồ màu đen đã đâm chết 29 người và làm bị thương 130 người khác tại nhà ga Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam. Vụ thảm sát này làm chính quyền tức giận, và gây xúc động cho những người dân Trung Quốc vào sáng nay khi thấy những hình ảnh các nạn nhân nằm trong vũng máu.
Biểu tình tại nhiều nước châu Âu chống Nga can thiệp quân sự vào Ukraina


Hôm nay 02/03/2014 hàng trăm người đã biểu tình trước đại sứ quán Nga tại Vacsava, Berlin và Luân Đôn để phản đối Nga đưa quân vào Crimée. Còn tại Nga, cảnh sát bắt giữ trên 300 người biểu tình phản đối chiến tranh, sau khi Quốc hội Nga thông qua đề nghị của Tổng thống Vladimir Putin chính thức cho can thiệp quân sự tại Ukraina.

Tại Vacsava, những người biểu tình cầm cờ Ba Lan, Ukraina, châu Âu và Belarus và giơ cao các biểu ngữ so sánh Tổng thống Nga với Hitler hay Stalin. Họ hô to : « Không được đụng đến Ukraina », « Không được đụng đến Crimée », « Ukraina tự do ».

Reuters hôm nay 02/03/2014 dẫn nguồn tin từ Interfax cho biết, binh lính Nga đã tịch thu vũ khí tại một căn cứ ở Crimée. Hai chiến hạm chống tàu ngầm Nga từ hôm qua cũng đã trấn giữ ngoài khơi Crimée, vi phạm hiệp ước đã ký với Ukraina về hạm đội tại căn cứ hải quân Sébastopol. Chính phủ Ukraina hôm nay ra lệnh tổng động viên quân dự bị.

Theo Bộ Quốc phòng Ukraina, lính Nga đã tịch thu súng ống, đạn dược tại một đơn vị radar nằm gần thành phố Soudak. Một nhóm quân Nga khác cũng đã tịch thu vũ khí tại trung tâm đào tạo thủy quân lục chiến Ukraina ở cảng Sébastopol. Thống đốc Belgorod nói rằng những nhóm vũ trang mưu toan phong tỏa một con đường nối liền Nga với Crimée. Interfax cho biết hai chiến hạm chống tàu ngầm của Nga thuộc hạm đội biển Ban-tích đang đậu ngoài khơi Crimée.

Phe đối lập với Tổng thống Venezuela, ông Nicolas Maduro, tối qua 01/02/2014 đã tổ chức một đoàn xe diễu hành gồm xe hơi và mô-tô để phản đối nạn « tra tấn và đàn áp », đòi trả tự do cho các chính khách và sinh viên đang bị giam giữ.

Đoàn xe của đối lập gồm những chiếc xe bình thường lẫn sang trọng, đã diễu hành sau khi xảy ra các vụ bạo động vào buổi tối hôm trước, với những vụ đụng độ giữa hàng trăm người biểu tình và cảnh sát chống bạo động. Khoảng 40 người đã bị bắt giữ, trong đó có một nhà báo nước ngoài.
Hàng ngàn người hôm nay 02/03/2014 tập hợp trước trụ sở chính quyền Hồng Kông để phản đối vụ tấn công cựu tổng biên tập Minh Báo, một nhật báo nổi tiếng có khuynh hướng tự do ; đồng thời tố cáo ảnh hưởng của Bắc Kinh lên các phương tiện truyền thông tại đặc khu hành chính này.

Ông Lưu Chấn Lai (Kevin Lau Chun To) đã bị những kẻ lạ mặt đâm trọng thương hôm thứ Tư 26/2, chỉ ít lâu sau khi bị cách chức tổng biên tập Minh Báo. Việc ông bị loại khỏi tờ báo đã gây phản kháng trong giới phóng viên, họ tố cáo người thay thế ông là một nhân vật thân Bắc Kinh.

Cuộc bầu cử bổ sung hôm nay 02/03/2014 được tổ chức tại Thái Lan sau đợt bỏ phiếu hôm 2/2 bị đối lập ngăn trở. Phe Áo Đỏ ủng hộ chính phủ đe dọa sẽ xuống đường tại Bangkok.

Cuộc bỏ phiếu hôm nay diễn ra tại 101 địa điểm bầu cử tại 5 tỉnh, với 120.000 cử tri đăng ký. Somchai Srisutthiyakorn, một thành viên Ủy ban bầu cử nói với AFP là việc bầu phiếu diễn ra ổn thỏa, ngoại trừ việc một nhóm người biểu tình tụ tập phản đối tại tỉnh Rayong. Tại Phetchaburi, một trong những tỉnh phía nam Bangkok, cứ địa của đối lập, theo quan sát của AFP có ít cử tri đi bầu hơn. Một số tỉnh khác cũng sẽ tổ chức bầu cử nhưng chưa có lịch cụ thể.
Những người Rohingya được cứu thoát khỏi tay bọn buôn người.

Hãng tin Reuters hôm nay 02/03/2014 cho biết tổ chức Y sĩ Không biên giới (MSF) đã được phép làm việc trở lại tại một số vùng ở Miến Điện, vài ngày sau khi được lệnh phải đóng cửa các cơ sở điều trị. Tuy nhiên MSF vẫn chưa được hoạt động tại bang Arakan, nơi đang diễn ra các cuộc xung đột chủng tộc.

Y sĩ Không biên giới không nói lý do vì sao không được hoạt động. Theo báo chí, chính phủ Miến Điện đã bực tức trước những nhận định công khai của tổ chức nhân đạo này về Arakan, mà chính quyền gọi là Rakhine.


(RFA 27/02/2014) Nhà báo Trương Duy Nhất đã chính thức nhận cáo trạng của Viện Kiểm sát sau chín tháng bị giam giữ và sẽ ra tòa vào ngày 4 tháng 3 sắp tới. Mặc Lâm phỏng vấn TS Phạm Chí Dũng, cũng là một nhà báo từng bị bắt giam vì có nhiều bài viết chống lại chính sách sai lầm của chính quyền Việt Nam để biết thêm nhận định, phân tích của ông về bản cáo trạng này.

Việt Nam đã nhượng bộ?

Mặc Lâm: Là người từng bị giam giữ vì các bài viết trước đây TS nghĩ thế nào về điều 258 sắp đem ra để xét xử nhà báo, blogger Trương Duy Nhất?
Phạm Chí Dũng: Theo tôi biết điều 258 là điều luật mơ hồ có tính chất liên quan tới lạm dụng dân chủ - lợi dụng dân chủ, và điều đó hiện nay đang ứng với một số bloger; và đặc biệt là trong ngày 04 tháng 03 sắp tới sẽ đưa ra với blogger Trương Duy Nhất.

Hồi sinh xác chết

Từ tháng Giêng năm 2014, một chiến dịch “đánh lên” bất động sản lại được khởi động đồng loạt ở ba thủ phủ lớn trên phạm vi quốc gia là Hà Nội, Đà Nẵng và Sài Gòn, sau vài lần phải nhận lấy thất bại chua chát trong hai năm 2012 và 2013.
Một trong những phương cách hết sức cổ điển mà các nhóm đầu cơ bất động sản và ngân hàng sử dụng lần này vẫn là truyền thông. Không quá khó khăn để công luận nhận ra số lượng bài viết theo cách “thị trường bất động sản có nhiều dấu hiệu phục hồi”, “giá nhà đất bắt đầu tăng”… xuất hiện tràn lan và không cần giấu vẻ trơ trẽn trên nhiều tờ báo in và trang mạng.

(Diễn đàn xã hội dân sự 24/02/2014) Trần Quang Thành phỏng vấn Phạm Chí Dũng

Tuần lễ vừa qua tại Việt Nam có 2 sự kiện nỗi bật gây sự quan tâm của dư luận trong và ngoài nước đó là phiên tòa phúc thẩm tại Hà Nội xử luật sư Lê Quốc Quân y án 30 tháng tù giam về cái gọi là „tội trốn thuế“ nằm dưới âm mưu chính trị của nhà cầm quyền CSVN và cái chết đột ngột của Thượng tướng, thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ, trong khi ông Ngọ đang bị Ban Nội Chính trung ương CSVN đề nghị đình chỉ công tác để phục phụ việc điều tra về việc nhận hối lộ để tiết lộ nguồn tin cho bị can Dương Chí Dũng, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines bỏ trốn.
Bình luận về hai sự kiện này, nhà báo Phạm Chí Dũng đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thanh. Nội dung như sau, mời quý thính giả theo dõi:


Đặc phái viên về nhân quyền của LHQ tại Miến Điện Tomas Ojea Quintana trong cuộc họp báo ở Răngun ngày 19/02/2014.

(RFA 23/02/2014) Ngay sau khi trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền liên hiệp quốc, giới lãnh đạo cầm quyền ở Việt Nam rất có thể đang phải chịu mối phân tâm giằng xé trong ý thích có nên thực hiện quyền con người hay không.

Ngã ba đường

Được xem là tâm điểm trong cả hai chính sách “xoay trục” của người Mỹ sang châu Á- Thái Bình Dương và của quốc gia “Mười sáu chữ vàng” đối với mục tiêu bất di bất dịch khống chế biển Đông, cánh cửa hoen gỉ của các nhà tù Việt Nam cũng đang rơi vào tâm thế vật lộn giữa đóng và mở.
Xe quân sự Nga trên đường chuyển quân từ  Sebastopol đến Simferopol tại Crimée ngày 01/03/2014.

Crimée có còn thuộc về Ukraina hay không ? Không ai có thể chắc chắn được, trước những diễn biến từ tối qua cho đến trưa nay.


Bộ trưởng Quốc phòng Ukraina Igor Teniouk hôm nay 01/03/2014 tố cáo Nga đã tăng cường thêm 6.000 quân đến Crimée. Ông tuyên bố rằng Nga đã chuyển quân mà « không báo trước cũng như không được phép của Ukraina, đi ngược lại với các nguyên tắc không xâm lấn giữa các Nhà nước có chung đường biên ». Trong lúc đó cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề tự trị của  Crimée dự kiến ngày 25/5 nay được dời lại sớm hơn, từ 30/3.


Tổng thống bị lật đổ Viktor Ianoukovitch trong cuộc họp báo ngày 28/02/2014.
(Le Monde 01/03/2014) Việc dàn cảnh đã được chuẩn bị chu đáo. Một chiếc bàn gỗ đánh vẹc-ni và thảm đỏ, bốn lá cờ Ukraina phía sau, các nhân viên an ninh mặc đồng phục đen, hai trăm nhà báo tham dự.

Viktor Ianoukovitch đã tái xuất hiện tại Nga hôm thứ Sáu 28/2 tại Rostov trên sông Đông, cách biên giới Ukraina khoảng 100 km. Mục tiêu rất đơn giản : tự khẳng định tư cách một tổng thống hợp pháp, cho dù không còn mấy ai nghiêm túc tin vào cơ hội ông ta có thể quay lại nắm quyền, từ khi bị Quốc hội Ukraina truất phế hôm thứ Bảy 22/2.