CSVN đã đi từ sự cộng tác đến mất độc lập với cộng sản Trung Quốc (Tầu Cộng), và đang biến dần Việt Nam thành một chư hầu của Tầu một lần nữa.
Với thủ đoạn thâm hiểm của Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai là điểm khởi đầu, dùng Hồ Quang như con bài điệp báo, chiến lược để thi hành chính sách xâm lược sâu đậm, nhằm chi phối rồi chiếm lãnh phần chính trị, văn hóa và kinh tế, quân sự của Việt Nam.
Mặc dầu Tầu Cộng cùng "tư bản xâm lược" đã biến đảng cộng sản VN thành một thứ "chính quyền Vichy" của Pháp dưới thời Đức cai trị, nhưng trên thực tế, Việt Nam đã có hai võ khí mạnh và một chiến lũy vững chắc, mà giặc Tầu Bắc Kinh dù có mạnh bao nhiều cùng sẽ chôn thây, mà chịu bại nhục, ôm đầu lủi qua biên giới cút về vùng đất của bạo lực và kiêu hãnh vô lối của họ.
Hai võ khí là:
- Tinh thần 'uống nước nhớ nguồn". Càng ngày chân dung "kẻ lạ" của Hồ Quang và tập đoàn cộng sản Việt Nam đã bị lộ. Sự khinh thường đến hành động tàn phá một cách man rợ nền văn hóa VN trong những ngày tháng đầu chịu ảnh hưởng Mao qua con bài Hồ Quang, đã dần dần lạt phai. Người dân bắt đầu cho phục hồi những giá trị cổ truyền của dân tộc. Chính quyền Hà Nội đi dần từ cấm đoán đến nhượng bộ rồi thua cuộc. Ngay cả trong những lãnh vực tâm linh, nhiều cán bộ Việt Cộng (bao gồm cộng sản miền Bắc và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam) còn quá độ đến độ mê tín dị đoan.
- Tinh thần 'thực tiễn, thực dụng' của người dân nông công. Những miếng bánh vẽ trước đây còn hiệu nghiệm, nhờ đem tinh thần 'ái quốc' hay 'thiên đường xã hội chủ nghĩa' ra dụ dỗ, cùng với tiền viện trợ từ Nga Hoa, sau đó từ những khoản tiền xin, nợ ODA, PMI... đã biến tan. Thực tế là nợ nhiều đời, mất chủ quyền, và nguy cơ mất nước về tay người Tầu đã là cơn bệnh tấn công gần nát hệ thống tai, mũi, họng và da của dân tộc Việt.
Sự "vô cảm" của đa số người dân trước quá nhiều vấn đề "nhậy cảm" của dân tộc và đất nước, cho thấy một sắc thái mới của phong trào "bất hợp tác" với chính quyền trung ương. Mặc dù số người dân chịu dấn thân tranh đấu chung với những nhóm dân chủ, tiến bộ (dưới tên xã hội nhân sự) còn quá ít, đến mức không đáng kể, không phải vì vậy có nghĩa người dân đồng ý với đảng và nhà nước CSVN.
Không, đó là sự mặc kệ, chán ngán, và bất tin vào mọi khuynh hướng đang tính làm đẹp cho chế độ. (Với sự "hợp tác trong đấu tranh" của các thế lực Mỹ, Hoa, Âu Châu).
0o0
Người dân Việt Nam, trong tột cùng của chán ngán và thất vọng, đã chọn một số giải pháp đều đưa đến một điểm tiêu cực mà người ta gọi là chủ nghĩa makeno hay kemeno ("mặc kệ nó" hay "kệ mẹ nó").
Ngoại trừ một số dư luận viên chạy ngoài, chạy trong ra sức "phá đám", "chửi rủa", "đánh đập" những tiếng nói phản biện hay chống đối nhà nước và đảng, phần đông đảng viên đảng CSVN chỉ còn lo "ngậm miệng ăn tiền", thảng hoặc viết "kiến nghi, trả lời phỏng vấn" cho ra mầu cũng muốn cải cách, thay đổi, hay làm đẹp chế độ. Số đảng viên Việt Cộng hoạt động tích cực nhất và hữu hiệu nhất hiện nay có mặt trong những việc làm tham nhũng, chuẩn bị "tương lai" cho mọi hoàn cảnh đê hèn và dơ bẩn nhất.
o0o
Người ta mackeno cả những vấn đề hệ trọng như giáo dục, đạo đức, chủ quyền biển đảo, ngư dân bị đánh giết công khai.
Người ta kemeno trong những chiến dịch đánh tham nhũng, bầu chọn đại biểu...
0o0
...
Hai thế lực Tầu Cộng và Mỹ lại không mackeno hay kemeno như người dân Việt Nam.
Vấn đề ở chỗ cả Tầu Cộng lẫn Mỹ đều chờ xem sự chuyển động, và lỡ bước của nhau, sẽ tác động ra sao trên người dân VN.
0o0
Trận chiến thực sự, trận chiến cội rễ, trận chiến chân diện mục của người dân VN đang và sẽ bùng nổ, như một cơn đau trí mạng: trận chiến xác nhận bản sắc của dân tộc.
Đứng giữa hai làn gió Đông-Tây quá phũ phàng, người Việt phải dứt khoát chọn theo hướng nào, hay thực sự độc lập.
Người Nhật đã chọn. Người Tầu đã chọn. Người Ấn đã chọn, và nay người Việt phải chọn.
Độc lập trước hết có nghĩa loại bỏ chủ nghĩa cộng sản, và liệng hai cái kim cô Hồ Quang, và Marxist Leninist vào thùng rác.
Nhật, Mã Lai, Nam Dương, Ấn... đã đặt Bắc Kinh ra xa, Miến Điện đang ít nhiều chọn thái độ dè dặt với Bắc Kinh. Cho dù VN có chọn cách gần Bắc Kinh như hiện nay, thì con đường sụp đổ sẽ chắc chắn trong cảnh nô lệ. Nhưng cuống rún chưa lìa được có nhiều xác suất đưa đến một tranh chấp khốc liệt có vẻ như khó tránh khỏi. Bạo động trong biến loạn!
0o0
Cho dù sau cuộc tranh chấp đó, VN sẽ phải chịu một cảnh nô thuộc Bắc Kinh nặng hơn trong một giai đoạn ngắn, thì cuối cùng người Việt cũng sẽ vùng dậy và kết liễu cơn ác mộng Tầu Cộng. Chiến lũy cuối cùng, mà nếu không có nó, dân tộc Việt tại quốc nội sẽ khó có nơi trấn thủ và phản công bằng mọi áp lực văn hóa, kinh tế và chính trị viện trợ từ mọi người Việt trên thế giới: chữ quốc ngữ.
Bản sắc văn hóa đó đã là làn ranh cắt đứt bén và quyết liệt mọi tấn công đến từ Bắc Kinh.
Chiến lũy sẽ đánh tan tành và vùi chôn giặc Bắc trong trận cuối cùng: Chữ Quốc Ngữ
Đinh Thế Dũng