Dương Hoàng Mai
Mỗi cuối năm báo chí Đức thường đăng bài bàn luận về chữ hay từ ngữ được chọn làm chữ tiêu biểu cho năm đó ( Wort des Jahres ) . Chữ được chọn thường liên quan đến sự kiện ấn tượng nhất trong năm. Như vào năm 1986 chữ Tschernobyl được chọn để nhắc nhớ vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Tschernobyl. Chữ của năm 2001 là „ der 11. September“ – Ngày 11.tháng Chín.
Năm 2002 chữ Teuro ghi dấu vật giá trở nên đắt đỏ gần gấp đôi sau khi Euro được thế đồng D-Mark.
Vào năm 2005 khi bà Angela Merkels được bầu làm Thủ tướng nước Đức, trong ngôn ngữ Đức xuất hiện thêm từ mới : Bundeskanzlerin, nữ Thủ tướng, những chữ này được chọn làm „ chữ của năm 2005“.
Sự kiện „Flüchtlinge“- Người di tản khiến nhiều người Việt Nam nhớ đến những năm 1975-1980 khi hàng triệu người Việt phải bỏ xứ ra đi xin tị nạn khắp nơi trên thế giới, cùng với sự ra đời của các chữ „ Boat people“.
Số người Việt hiện nay ở Đức lên khoảng 100.000 đến 125.000 người, tập trung đông đảo nhất ở Berlin ( khoảng hơn 40.000) và được xem là cộng đồng gốc châu Á đông nhất tại Đức.
Vấn đề dân tị nạn đổ xô đến Đức đã là vấn đề gây tranh cãi và làm nhức đầu nhiều người nhiều giới khác nhau. Người đứng đầu nhận lãnh trách nhiệm của nước Đức với „ dân di tản „ là bà Thủ tướng Angela Merkels, từ đó trong ngôn ngữ Đức năm nay xuất hiện thêm một động từ mới : merkeln có nghĩa là : không làm gì cả, chẳng đi đến quyết định nào cả (Nichts tun, keine Entscheidung treffen.).
Bà Angela Merkels đã trả lời cho vấn đề „Flüchtlinge“- „Người di tản“ với câu „ Chúng ta vượt qua vấn đề này“ („Wir schaffen das“), cũng là một trong những câu nói tiêu biểu cho năm 2015 tại đức.
Bên cạnh „Chữ cho năm „ (Wort des Jahres) giới báo chí còn chọn “Chữ của giới trẻ „ cho năm đó ( Jugendwort ) như cho năm 2012 là Yolo („you only live once“), 2013 là Babo (Boss, Chef ) , năm 2014 là „ Läuft bei dir“ ( cool, krass) .
Năm nay chữ Smombie ( Smartphone-Zombie) được xếp hạng nhất, để chỉ những người dù đang ở bất cứ đâu hay đang đi giữa đường vẫn chúi đầu vào máy điện thoại di động, giống như những con ma không hồn trong sinh hoạt hàng ngày.
Nếu thử chọn „Chữ của năm 2015“ cho Việt Nam, trên báo chí tiếng Việt và dân Facebook chắc sẽ có nhiều ý kiến khác nhau từ các nhóm „ lề phải“ , „ lề trái“..vv…
Điểm lại các sự kiện xãy ra trong năm 2015 tại Việt Nam có những từ nổi bật đã xuất hiện như :„ chết bất thường“,( Nguyễn Bá Thanh) „ chết trong đồn công an“, „ tự tử trong đồn công an“;„chặt cây xanh“ ( Hà nội) ; „TPP : VN gia nhập TPP“ ( Hiệp ước Xuyên Thái Bình Dương) , AEC:„VN gia nhập AEC “ (Cộng đồng Kinh tế ASEAN) , „ vắc xin dõm“, „ bắt giam người yêu nước“, „ đàn áp dân „côn đồ „, côn an„ dân oan“..vv…
Những chữ này có lẽ là những chữ kết tụ của thành quả „ Thay đổi chữ“ từ sau 1975 bắt đầu với hai chữ „ giải phóng“ cho đến ngày nay đã trở thành “Giải phóng mặt bằng”. Từ chuyện quản lý Hộ chiếu, Hộ khẩu sau 75 chuyển sang quản lý Xuất khẩu Lao động, thậm chí Hoa hậu cũng được quản lý vào năm 2015.
Nhìn chung với các từ ngữ : Báo cáo, Bồi dưỡng, Chủ đạo, Chủ nhiệm, Đẳng cấp ,Giải phóng, Giải phóng mặt bằng, Hộ chiếu, Hộ khẩu, Hộ lý, Nhất trí, Nhất quán,Tập đòan,Thi công,Tranh thủ ..vv…đã được dùng hàng ngày trong đời sống người dân, cho đến các từ : lãnh đạo, bí thư, chủ tịch, CHXHCN, ..vv..dùng cho giới cầm quyền ở Việt nam gần như đều xuất phát từ tiếng Tàu.Hoặc là Hán Việt hoặc được phiên âm dùng thẳng ( từ tiếng Tàu chuyển qua ) như : đại gia, nhất trí, quán chỉ, chỉ tiêu..vv..
Để cho thấy bước qua năm 2016 Việt Nam không chỉ lệ thuộc Tàu về chính trị , kinh tế, như các vùng biển đảo bị Tàu chiếm đóng, biên giới bị Tàu sửa đổi xâm chiếm, khu phố Việt chuyển dần thành khu phố Tàu, hàng hóa, phim ảnh Tàu, thức ăn Tàu có mặt „khắp nơi trên đất Việt „, mà nền văn hóa dân tộc cũng chuyển sang bước dùng ngôn ngữ Tàu trong đời sống hàng ngày.
Từ đó có lẽ 3 chữ „ nô lệ Tàu“ thật sự thích hợp để được chọn làm
„ chữ của năm 2015“ cho Việt Nam.
Lại nhớ đến hai câu thơ thở than của thi sĩ Trần Tế Xương thưở nào :
Cái học nhà nho đã hỏng rồi,
Mười người đi học, chín người thôi…
Mười người đi học, chín người thôi…
Có lẽ ngày nay nỗi buồn của ông đã chuyển ngược , theo hai câu tạm chế theo thơ ông:
Cái học nhà ta đã hỏng to,
Cái học nhà ta đã hỏng to,
Mười phần chữ Việt, chín phần nho…
( DHM)
( DHM)
Ông Phạm Quỳnh có câu nói để đời cho dân tộc Việt : Tiếng ta còn, nước ta còn ! ( sic !)
Nhắc nhớ thêm nỗi ngậm ngùi mỗi khi phải đọc, phải nghe không biết bao nhiêu tiếng, chữ „ mới lạ“ của „ xứ lạ“ trên báo chí, giới truyền tin, bạn bè, không chỉ ở xã hội Việt Nam mà được dùng cả ở hải ngoại.
Nhắc nhớ thêm nỗi ngậm ngùi mỗi khi phải đọc, phải nghe không biết bao nhiêu tiếng, chữ „ mới lạ“ của „ xứ lạ“ trên báo chí, giới truyền tin, bạn bè, không chỉ ở xã hội Việt Nam mà được dùng cả ở hải ngoại.
„Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình lại tưởng tiếng ai gọi đò”..
( Sông lấp)
Giật mình lại tưởng tiếng ai gọi đò”..
( Sông lấp)
Cái buồn của ông Tú đất Vị Xuyên khi nhìn thấy dòng sông bị lấp như nguồn mạch dân tộc đang bị lấp dần đã trở thành cái buồn chung của dân tộc Việt Nam vào năm 2016.
Liệu những „ con ếch đang bị luộc chín từ từ „ có còn đủ sức để cất tiếng kêu „ gọi đò „?
Liệu toàn dân Việt còn đủ sức để chèo chống vượt qua hiểm họa đã cận kề ?
Liệu toàn dân Việt còn đủ sức để chèo chống vượt qua hiểm họa đã cận kề ?
Để „ chữ của năm 2016“ ,„ chữ của năm 2017“ và các chục năm kế tiếp không dừng lại ở 3 chữ „ nô lệ Tàu“ ?
Mong năm tới sẽ có những chữ mới thay thế, mang hy vọng và niềm tin rằng nước Việt Nam vẫn còn một chổ đứng trên bản đồ thế giới.
Dương Hoàng MaiKhai bút đầu năm 2016.