Nếu định nghĩa “xâm lược” là cướp đoạt chủ quyền bằng vũ lực, quyền hành, thì không thể xem Hoa Kỳ là xâm lược như giọng điệu tuyên truyền của Hà Nội để kích động thanh niên miền Bắc, để Hồ Chí Minh có thể hoàn thành sứ mạng của một cán bộ Cộng Sản quốc tế, nhuộm đỏ toàn quốc Việt Nam, dưới danh nghĩa được gọi là “giải phóng dân tộc.”
Sau khi Hoa Kỳ đổ quân vào Việt Nam, giúp miền Nam chống lại sức tấn công hung hãn của Bắc Việt với sự yểm trợ tối đa vũ khí và tiền bạc của Liên Xô và Trung Cộng, trong vòng 10 năm, 58 nghìn thanh niên ưu tú của nước Mỹ đã chết hoặc mất tích tại đây. Nước Mỹ đã tốn phí trong cuộc chiến này 738 tỉ đô la, cuộc chiến tốn kém nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Nước Mỹ thu lợi gì trong cuộc chiến xa đất nước mình nửa vòng trái đất này, nếu không nói là một cuộc thua trận, “Không Hòa Bình, Chẳng Danh Dự” (No Peace, No Honor) như nhan đề cuốn sách của giáo sư Larry Berman (The Free Press, 2001.)
Sau khi Hoa Kỳ ký hiệp định Paris, chấp nhận rút quân khỏi miền Nam, năm 1973, Lê Đức Thọ từ chối nhận giải Nobel Hòa Bình cùng với Kissinger để xé hiệp định, tiến công miền Nam, hoàn thành mục tiêu của Bắc Việt, “đánh là đánh cho Trung Quốc, đánh cho Liên Xô.”
Và nước Mỹ đã làm gì cho người dân miền Nam sau ngày 30 tháng Tư khi xe tăng Bắc Việt vào dinh Độc Lập?
Trong những ngày cuối cùng của chiến tranh Việt Nam, hơn 7.000 người Việt Nam được di tản bằng trực thăng ra khỏi đất nước trong “Chiến Dịch Gió lốc” (Operation Frequent Wind) do Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ thực hiện.
Thời gian tiếp theo sau đó là những thuyền nhân vượt biên ra nước ngoài bằng đường biển, đã được Hoa Kỳ đón nhận nhiều nhất.
Thập niên 1990 bắt đầu các chương trình lớn, ODP, H.O., chương trình con lai…
Theo Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ, từ năm 1950 đến 1974, chỉ có 650 người Việt ở Mỹ. Năm 1980 con số này lên đến 261.729 và theo US Census, năm 2015 đã có 1.980.344 người Việt định cư ở Hoa Kỳ.
Người Việt ở Mỹ thành công trong nhiều lãnh vực và mau chóng hội nhập vào xã hội mới. Hàng trăm ngàn chuyên viên kỹ thuật rất có khả năng đã và đang đóng góp tích cực vào quê hương thứ hai. Chính Người Việt tị nạn Cộng Sản – từng bị chính quyền Việt Nam gọi là “bọn ma cô, đĩ điếm chạy theo chân Đế Quốc để kiếm bơ thừa sữa cặn” - đã cứu nền kinh tế của Việt Nam khỏi sụp đổ vào những năm 80. Các “khúc ruột ngàn dặm” này gửi về Việt Nam hàng nhiều tỷ Mỹ Kim mỗi năm.
Nhưng thực sự chúng ta, người Việt trên đất Mỹ từ bao nhiêu năm nay, sinh sôi nảy nở, thành công, sống an bình và hạnh phúc, đã công bằng với nước Mỹ chưa?
Tôi tin rằng, chúng ta chưa công bằng với nước Mỹ, khi vẫn nói “nước Mỹ phản bội,” “Đồng Minh tháo chạy!”, hay những câu nói mỉa mai: “Bạn như thế thì đâu cần đến kẻ thù!,” “nước Mỹ là đất tạm dung”…
Chúng ta đã thật sự xem nước Mỹ là “nhà” của mình chưa?
Một ngôi nhà để chúng ta trú mưa, tránh nắng, có phên dậu để ngăn kẻ xấu xâm nhập làm tổn hại đến gia đình chúng ta, một ngôi nhà có khu vườn có bóng cây che mát cho chúng ta, có trái cây cho chúng ta dùng và những luống hoa đầy hương sắc cho chúng ta thưởng thức. Trong ngôi nhà ấy con cái chúng ta đã được sinh ra và lớn lên, được nuôi dạy và học hành để thành người đôn hậu tử tế, và chúng ta chưa hề nghĩ đến một ngày nào đó chúng ta sẽ từ giã ngôi nhà này để ra đi, tìm một nơi trú ngụ khác.
Có đôi lúc, tôi nghĩ chưa coi đây là ngôi nhà thực sự của chúng ta và không ít người vẫn coi đây là ngôi nhà trọ qua đường, và chúng ta là những người khách trọ vô tình và vô ơn.
Chúng ta đã chối bỏ căn cước tị nạn nhiều lần để về lại nơi chúng ta đã bỏ ra đi, nơi mà chúng ta gọi là tù đày, áp bức, nơi chúng ta không thể nào sống, đã bỏ quê hương, làng mạc và mồ mả ông cha để ra đi.
Chúng ta đã biểu tình lên án nước Mỹ bình thường hóa quan hệ, giao thương, thỏa hiệp với kẻ thù xưa, trong khi chúng ta vẫn nuôi sống, vỗ béo chế độ ấy với số đô la khổng lồ gửi về hàng năm.
Chúng ta đã cứu đói, xây cầu, vá đường gọi là làm từ thiện ở Việt Nam, ví như trong $10 cho Việt Nam, chúng ta đã dành được $1 cho nước Mỹ chưa?
Chúng tôi không nói đến người Việt ở đất nước khác, mà là người Việt trên đất Mỹ hôm nay. Cái đất nước đã được che chở chúng ta đêm qua, chỉ 15 phút khi chúng ta gọi 911 đã có xe cấp cứu đến nhà, cái đất nước mà con cái chúng ta đến trường được dạy dỗ, được che chở, cái đất nước mà trẻ con, người già được săn sóc, không bao giờ thiếu bánh mì, giọt sữa và viên thuốc!
Đã cạn lời, tôi xin trích vài dòng của một tác giả Việt Nam, tên Song Châu trên Facebook, mà tôi tin đây là một người Việt đang sống ở Mỹ, để làm lời kết của bài này: “…Ở đây, mục đích của bài viết này, người viết chỉ mong rằng, không cần phải yêu nước Mỹ, nhưng xin bạn đừng vô tình hay cố ý làm tổn thương nước Mỹ, một đất nước đã cưu mang bạn, giúp cho bạn mọi phương tiện, mọi cơ hội để bạn vươn lên sống cuộc đời tươi đẹp mà nhiều người trong nhiều quốc gia trên thế giới ước ao.”
Tôi cũng xin phụ họa thêm: “Xin hãy công bằng với nước Mỹ!”
Huy Phương.
MỸ CÓ PHẢN BỘI ĐỒNG MINH?
Một số bạn ở hải ngoại cho rằng sở dĩ có ngày 30/4/1975 là do Mỹ đã phản bội đồng minh. Thật ra ý kiến này chưa nắm được tận gốc của vấn đề .
Quyền tuyên bố chiến tranh và kết thúc chiến tranh là của quốc hội. Quốc hội Mỹ chính là dân. Khi bỏ phiếu để chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam các nghị sĩ Mỹ đều điều nghiên kỷ lưỡng ý kiến của dân Mỹ. Không một thế lực nào hoặc bất kỳ tổng thống nào có thể tuyên bố chấm dứt chiến tranh tại VN được kể cả Nich xon. Vậy nói Mỹ phản bội là không chính xác. Chỉ có thể nói là Mỹ phản bội khi Mỹ ở vào một thể chế độc tài độc đảng như Liên Xô và Trung Quốc.
Bây giờ ta nên đặt vấn đề là nếu Mỹ là một thể chế độc tài thì VNCH sẽ không giải giáp thì đó là điều hoàn toàn đúng.
Vì sao ?
Vì khi đó quyền cấp viện trợ cho VNCH sẽ là quyền của một đảng phái hay của tổng thống chứ không phải là của cả hai đảng và của dân Mỹ. Lúc ấy mặc cho hai tấm hình "Em bé Nalpam" và của Nguyễn Ngọc Loan cùng với việc truyền thông cộng sản gây ảnh hưởng khiến ở Mỹ xảy ra các vụ tự thiêu phản đối chiến tranh như Norman Morison bên bờ sông Potomac mà Tố Hữu đã có bài thơ "Emily con" thể chế chính trị độc tài của Mỹ cũng sẽ không để cho quốc hội Mỹ cắt đứt viện trợ tại Việt Nam. Họ sẽ can thiệp bằng quyền hành pháp như Liên Xô và Trung Quốc đã làm để tiếp tục viện trợ cho cộng sản.
Các bạn nên nhớ là sau khi quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ quân sự ngày 18/4/1975 cho một số nước trên thế giới trong đó không có Việt Nam thì lúc đó VNCH vẫn mong muốn vừa đánh vừa đàm lại với Mỹ. Nhưng đây là quyết định của dân Mỹ nên 10 ông Thiệu cũng bó tay. Ngay cả tổng thống Mỹ Nich xon cũng phải từ chức vì vụ bê bối Watergate để khỏi phải bị luận tội thì ai đứng ra "phản bội đồng minh" đây?
Nếu nói cho đúng thì chỉ có dân Mỹ "phản bội đồng minh" thôi nhưng dân Mỹ đâu có nợ gì dân Việt nam để gọi là phản bội? Họ chỉ bị tác động bởi phong trào phản chiến và truyền thông cánh tả.
Chính điều này khiến ngay các lính Mỹ trở về từ Việt nam cũng bị ruồng bỏ. Và chỉ mới đây tổng thống Mỹ Donald Trump mới vinh danh trở lại " Ngày cựu chiến binh Việt nam" vào ngày 29/3 hàng năm. Các bạn có thể đọc thêm điều này trong "Ông thầy dạy sử" của thiếu tá VNCH Vương Mộng Long.
Không, nước Mỹ không hề phản bội Việt nam mà chính thể chế dân chủ đã tạo ra cục diện như thế. Và nếu trong hoàn cảnh ấy VNCH chiến thắng thì VNCH cũng là một thể chế chính trị độc tài khác sau lưng Mỹ. Và nhân dân Việt nam cũng chẳng hưởng lợi gì từ chiến thắng này.
Cho nên với những suy nghĩ kiểu này thì lịch sử sẽ lập lại. Nếu có đánh đổ được độc tài cộng sản thì chính phủ mới cũng sẽ được đặt vào tình thế như VNCH trước kia. Và lúc đó một thể chế độc tài mới sẽ tái sinh.
HỎI: chú giải thích dùm con câu "Và nhân dân Việt nam cũng chẳng hưởng lợi gì từ chiến thắng này. " với ạ.
ĐÁP: Khi Mỹ là một chính thể độc tài như Liên Xô và Trung Quốc thì Mỹ có thể tiếp tục viện trợ cho VNCH đánh CS bất cần nhân dân Mỹ có đồng ý hay không. Nhưng do Mỹ độc tài thì cũng sẽ bảo trợ cho VNCH là một chính phủ độc tài khác- điều đó là tất yếu. Khi VNCH đánh thắng CS thì chỉ là một chế độ độc tài này thay một chế độ độc tài khác. Lúc đó quyền hành không về tay nhân dân mà chỉ về tay một cá nhân hay một đảng phái . Lúc đó nhân dân VN cũng sẽ lầm than như khi đang sống dưới chế độ CS bây giờ cho nên có thể kết luận là nhân dân VN cũng chẳng hưởng lợi gì .
HỎI: cái sai của Mỹ là lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm.
ĐÁP: Mỹ không hề sai mà ông Diệm sai khi đi với Mỹ mà không chấp nhận luật chơi của Mỹ. Khi ông Diệm bắt tay với Mỹ ông đã thỏa thuận về thể chế chính trị dân chủ của Mỹ là một tổng thống chỉ làm không quá 2 nhiệm kỳ (tức 8 năm). Tính từ 1955 đến 1963 ông Diệm đã 8 năm ngồi ghế tổng thống nhưng ông lại sửa hiến pháp để ngồi thêm một nhiệm kỳ nữa. Nếu Mỹ chấp nhận thì hóa ra đã vi phạm ngay chính hiến pháp Mỹ. Do đó Kennedy đã bật đèn xanh để Mỹ lật ông Diệm. Ngoài ra 4 nguyên tắc để xây dựng một thể chế dân chủ đó là : đặt hiến pháp cao nhất, đa đảng, báo chí tư nhân, tự do bầu cử...ông Diệm đã vi phạm khi không nới rộng một bản hiến pháp dân chủ. Do đó họ phải thay ông Diệm và lần đầu tiên VNCH mới dân chủ thực sự vào năm 1967 nhờ vào một bản hiến pháp tiến bộ nhất trong lịch sử dân tộc VN.
HỎI: tất nhiên ông Ngô độc tài. Nhưng con nghĩ rằng thời điẻm đó chắc chắn phải có 1 nhà độc tài ( nhưng yêu nước ) như thế. Và việc ông Ngô không cho lính mỹ vào là có cái lý của ông ấy, sau này người Mỹ mới nhận ra họ đã sai .
ĐÁP: Nước Mỹ chỉ chấp nhận quyền hành pháp được trao nhiều hơn cho tổng thống khi nền dân chủ vừa mới thành lập chứ không chấp nhận tổng thống thu vén cả ba quyền vào một. Ông Diệm có thể dùng quyền hành pháp để chống cộng sản như sử dụng quốc sách "ấp chiến lược.." Nhưng CIA phát hiện đảng "Cần lao" của ông Ngô Đình Nhu đã tiêu diệt các đảng phái khác không phải cộng sản và tù chính trị dưới thời ông Diệm cũng không phải thuộc đảng CS rất nhiều. Đặc biệt là các chiến dịch tiêu diệt các giáo phái như Cao Đài ,Bình Xuyên,Hòa Hảo...Điều này không khác gì CS đã tiêu diệt các đảng phái khác dưới thời HCM năm 1946 trong vụ án Ôn Như Hầu. Họ thấy rằng để ông Diệm thì cũng giống như tạo ra một ông Hồ và đảng CS khác thứ hai. Vì khi đảng "Cần lao" thâu tóm hết quyền lực thì VN dứt khoát sẽ không có dân chủ.
HỎI: vậy chú phân tích như thế nào về việc làm của 2 anh em họ
ĐÁP: Thật ra lý do chính mà ông Diệm bị ám sát là do ông Diệm không chịu làm thủ tướng mà truất phế Bảo Đại để làm tổng thống. Nếu ông Diệm vẫn để chính thể "quân chủ lập hiến' tồn tại thì Nam VN đã giống như Nhật và chính phủ "Quốc gia Việt nam" đã có đầy đủ tính chính danh hơn để đoàn kết dân tộc.Lúc ấy một số thành phần đảng phái quốc gia khác sẽ không chống ông Diệm và thành phần người Việt chống Pháp theo Việt Minh ở lại trong Nam cũng sẽ theo ông Diệm chứ không bị CS mua chuộc để đối đầu với VNCH. Ông Diệm chấp nhận dùng vũ khí Mỹ , tiền viện trợ của Mỹ nhưng không theo nguyên tắc chính trị của Mỹ thì đúng ra ngay từ đầu ông phải đi với một nước nào khác chứ đừng bắt tay với Mỹ. Sai lầm của ông Diệm là ở đó. Trong khi đó Nhật Hoàng thì lại khác. Nhật Hoàng chấp nhận một bản hiến pháp bị tước bỏ hết quyền lực hoàng gia do thống tướng Mỹ Mac Arthur áp đặt. Chính vì vậy nước Nhật mới như ngày nay.
HỎI: có 1 số ý kiến cho rằng: thời kỳ đó cần có những lãnh đạo cứng rắn như Ngô Đình Diệm và ví Ngô Đình Diệm như 1 Lý Quang Diệu thứ 2: độc tài,sẵn sàng cứng rắn triệt tiêu những người chống đối..v...v..! chú có nhận định gì về sự so sánh này? đúng hay sai ha chú?
ĐÁP: Ông Diệm khác với Lý Quang Diệu. Ông Diệm tiêu diệt các đảng phái đối lập như Cao Đài ,Bình Xuyên,Hòa Hảo để thâu tóm quyền lực trong một đảng duy nhất là đảng "cần lao" mà một chủ thuyết duy nhất là chủ thuyết"Cần lao nhân vị". Trong khi đó "đảng Nhân dân hành động " của ông Lý Quang Diệu vẫn chấp nhận cơ chế đa đảng và sự kiểm soát của đa đảng. Có điều đảng này tập trung đến 200 chính khách tài giỏi nhất nên thường thắng áp đảo các đảng kia. Hiến pháp của Singapore cũng tiến bộ hơn khi tổng thống chỉ là mang tính danh nghĩa. Quyền hành pháp đặt dưới tay thủ tướng nhưng cũng bị chi phối bởi quốc hội. Ông Diệu đứng trên vai người Mỹ nhưng không nhờ Mỹ để xây dựng chính quyền. Còn ông Diệm đi với Mỹ nhưng lại muốn độc tài. Đó là mâu thuẫn.
HỎI: vấn đề của ông Diệm là sai khi ép Bảo Đại , nhưng nếu không dẹp quân Bình Xuyên , Cao Đài ..v.v. thì miền nam lúc đó có xay ra nội chiến hay không ? chú phân tích dùm con. rồi tại sao sau khi ông Diệm mất người Mỹ lại không để VN trở thành nước quân chủ lập hiến bằng cách đưa Bảo Đại trở lại ???
ĐÁP: Lý luận này cộng sản cũng có thể dùng nếu không dẹp Việt nam quốc dân đảng và Việt cách thì miền Bắc lúc đó cũng xảy ra nội chiến. Nói chung là giữa cộng sản và ông Diệm giống nhau như đúc về thể chế.Lý luận như bạn thì sau này nếu phong trào dân chủ của VN dẹp được cộng sản một đảng phái nào đó cũng viện lý do này để dẹp các đảng phái khác để tránh nội chiến. Lúc đó chắc cắn sẽ trở lại thể chế chính trị độc đảng,độc tài .Thật ra ông Diệm không có tính chính danh vì đã truất phế Bảo Đại. Do đó các giáo phái khác cũng không phục. Vì thế việc ông Diệm dẹp Bình Xuyên,Hòa Hảo giống như loạn 12 sứ của lịch sử VN: kẻ mạnh hơn thắng kẻ yếu hơn mà thôi.
HỎI: Còn việc Mỹ thỏa thuận với TQ về thị trường tiêu thụ TQ có liên quan tới vấn đề "bỏ rơi" này ko!
ĐÁP: Năm 1973 Mỹ đã thực hiện nguyên lý " Kẻ thù của kẻ thù của ta chính là bạn ta". Do trước đó Liên Xô và Trung Quốc ở cùng một phe XHCN nên Mỹ không thể thực hiện nguyên lý này. Từ năm 1969 hai anh cả và anh hai của phe XHCN bất hòa , dàn quân hàng chục sư đoàn ở biên giới cả hai bên chuẩn bị đánh nhau. Mỹ do không còn cần thiết dùng VNCH để ngăn chặn CNCS theo thuyết domino nữa( vì indonesia đã làm thay việc này) nên thấy rằng tập trung vào VN do đường lối "chiến tranh nhân dân" là sa lầy. Vì vậy họ bắt tay với Trung Quốc bỏ VN , quay sang dùng "chiến tranh lạnh" để bao vây kinh tế Liên xô và Đông Âu. Chiến tranh lạnh đã khiến Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, hệ thống XHCN tan rã từ Tây sang Đông. Vì vậy trên cục diện thế giới Mỹ mới là người chiến thắng chứ không phải TQ và VN. Thế nhưng CSVN lợi dụng sự thiếu hiểu biết của dân VN để tuyên truyền cho cái gọi là "đại thắng mùa xuân 30/4/1975" để khiến dân tự hào là đã độc lập thống nhất để dễ dàng cai trị và sau đó giao nước cho TQ. Tuy nhiên sau khi dẹp yên LX và Đông Âu bây giờ Mỹ cũng dùng phương châm đó để bắt tay với Nga và quay trở lại dùng "chiến tranh thương mại" để đánh sụp nền kinh tế TQ và VN nhằm buộc nhân dân hai nước này vùng lên giành dân chủ như nhân dân LX và Đông Âu từng làm.
HỎI: Vậy thì không hẳn là do dân biểu quyết phải không?
ĐÁP: Chuyển hướng sang Liên Xô nằm trong quyền hành pháp của tổng thống, rút quân đội Mỹ ra khỏi VN nằm trong quyền chấm dứt chiến tranh do lập pháp quyết định.
HỎI: Theo Dương Hoài Linh thì việc Mỹ đá ĐL đưa TQ vào LHQ và việc buông VNCH có nằm trong sự tính toán của Mỹ ko?
ĐÁP: Đã giải thích đó là nằm trong bàn cờ chính trị của thế giới. Mục tiêu của Mỹ trong thế kỷ 20 và cả thế kỷ này là tiêu diệt độc tài,mở rộng dân chủ. Nhưng trong quá trình này họ đôi khi phải linh động. Lúc thì bắt tay với đối thủ này để diệt đối thủ kia. Sau đó bắt tay trở lại với đối thủ kia để diệt đối thủ này.
HỎI: Tôi không ngại chuyện Mỹ có phản bội nhân dân VN hay không, tôi chỉ sợ vì chiến lược chung, Mỹ lại lần nữa đặt VN vào thế chốt thí như đã làm trong hiệp định Paris năm 1973 thì...mệt mỏi lắm lắm...
ĐÁP: Cái này là lỗi của dân Việt Nam chứ không phải của Mỹ. Giả sử bạn sang giúp dân Campuchia đánh Pôn Pốt. Nhưng dân Cam cứ đào hầm nuôi PP,che giấu khủng bố đánh bom ám sát bạn, rồi mỗi khi đi hành quân luôn bị PP giả dạng dân đánh lén sau khi bạn xả súng trả đũa thì thấy hiện ra toàn xác dân không thấy xác lính . Lúc đó chắc bạn cũng phải thất vọng mà kéo quân về. Bởi vì chúng có chường mặt ra cho bạn đánh đâu.Mỹ cũng như thế, họ rút về nhưng sáng tạo ra internet để cải tạo cái đầu của dân VN , để họ biết Mỹ có phải xâm lược hay không . Sau đó để dân tự đứng lên diệt độc tài chứ họ không làm thay rồi bị chửi.