Vụ sách nhiễu tình dục của nhà điện ảnh huê kỳ Weinstein bị tố cáo năm rồi tới nay vẫn còn khuấy động dư luận.
Một nữ ký giả lên tiếng kêu gọi các bà hãy mạnh dạn tố cáo những người đã sách nhiễu tình dục mà mình là nạn nhơn đang làm xuất hiện nhiều nhơn chứng và trên truyền thông, nhiều diễn đàn thảo luận gay gắt và sôi nổi.
Cuối tháng 10/2017, phụ nữ biểu tình trên đường phố Paris khá rầm rộ, với đông đảo các tổ chức phụ nữ tranh đấu nữ quyền tham dự. Tuy khí thế rất hung hãn, với khẩu hiệu “Balancetonporc” được phổ biến tràn lan trên các mạng xã hội, nhưng người ta thấy khó biết chắc phản ứng của các bà sẽ làm thay đổi lâu dài quan hệ nam/nữ hay không?
Nó sẽ dẫn đến thực tế là các bà sẽ được kính trọng hơn, bình đẳng hơn hay lại bị coi thường hơn, chịu nhiều bạo hành hơn?
Thật khó nói trước ngay bây giờ. Nhưng phụ nữ nạn nhơn đã dám phá tan sự im lặng cố hữu từ nhiều thập niên qua, quả là một điều phi thường. Người này nói ra trường hợp của mình là nạn nhơn và tố cáo thủ phạm, người kia hưởng ứng theo. Cứ như vậy mà ngày nay, ở Pháp, đã có không ít phụ nữ trong các giới lần lược lên tiếng tố cáo thủ phạm. Và thủ phạm cũng thuộc nhiều thành phần xã hội. Giới đìện ảnh là đông hơn hết, rồi tới giới làm chánh trị. Trong các cơ quan Chánh phủ (thí dụ 30% trong Hiến binh (Gendarmerie) và 23% trong Police, theo Bộ Nội vụ) và trong đảng phái, nhứt là đảng phái cánh tả như đảng cộng sản và Xã Hộ (PS – Đảng xhcn).
Từ lâu các bà nạn nhơn không chịu tố cáo
Về vụ nổi đình nổi đám của Weinstein, kết quả một cuộc điều tra dài cho thấy thủ phạm đã dùng đủ loại hăm dọa các nữ nhơn viên, các tài tử tập sự hay thành danh để đạt được những quan hệ tình dục. Nhiều nạn nhơn ở Pháp cũng đồng loạt lên tiếng tố cáo những nhà sản xuất điện ảnh chẳng những chỉ lợi dụng quyền hạn của mình mà còn biết khai thác sự im lặng của nạn nhơn.
Thật vậy, ở Pháp chỉ có 5% nạn nhơn nơi làm việc có may mắn lên tiếng và nội vụ nhờ đó mới đưa ra được trước Tòa... Còn 93% đơn thưa bị Tòa án xếp lại do thiếu nhơn chứng và bằng cớ! Nên chỉ có 1/10 nạn nhơn bị hiếp dâm mới muốn nộp đơn thưa.
Sự im lặng “khó hiểu” của nạn nhơn đã gợi ý cho nữ ký giả Sandra Muller, ngày 13/10/217 đưa lên mạng xã hội khẩu hiệu “Lancetonporc” và tiếp theo, khẩu hiệu nữa “Too Me” kêu gọi các bà nạn nhơn hãy mạnh dạng nói ra tên thủ phạm và tất cả chi tiết vụ sách nhiễu hay bạo hành tình dục.
Chỉ vài tuần sau, có 580000 thư khiếu nại. Nhưng nạn nhơn, hầu hết, vẫn chưa đưa tên tuổi của mình ra mà chỉ kể lại chi tiết vụ việc như chuyện xảy ra nơi làm việc, trên đường phố, trên Métro, trong café, hồ bơi, …
Nhiều ông khi nghe những lời tố cáo không khỏi lấy làm lo ngại cho thân nhơn của mình như mẹ, vợ, con gái của chính mình biết đâu đã không từng là nạn nhơn? Họ vui mừng đã có nhiều người lên tiếng để ngăn chận tệ nạn xã hội đồi trụy này nhưng đồng thời họ cũng lo nghĩ không biết sự tố cáo nạn nhơn này sẽ biến thành một thứ “tố cáo”, “chỉ điểm” theo chánh sách của chế độ cộng sản hay không?. Pháp đã từng là nạn nhơn của “tố cáo, chỉ điểm” dưới thời bị Đức quốc xã chiếm đóng. Việt nam là nạn nhơn từ khi Hồ Chí Minh về Hà nội và cho tới ngày nay. Ông tổ của “tố cáo, chỉ điểm” ở Việt nam không ai khác hơn là Hồ Chí Minh. Hồ bắt đầu nghề này hoạt động ở bên Tàu phục vụ cho Staline để kìếm cơm và nuôi tham vọng, nhờ sự cúc cung phục vụ của mình, sẽ được Staline cho về làm vua cộng sản ở Việt nam. Ông đã toại nguyện và nhờ đó đã phục hận cho cha và cả bản thân!
Khi các bà lên tiếng
Có người cho rằng người Việt nam ta phần lớn đều thích «có ý kiến». Thật ra cãi nhau hay tranh luận ỏm tỏi, bất tận, phải nói là truyền thống của các bà đầm ở xứ Tây.. Nói day là đầm trắng, nói lớn là đầm đen!
Tiếp theo chiến dịch «Balancetonporc” và “TooMe” là Diển đàn (Tribune, Le Monde, 9/1/2018, Paris) với 100 chữ ký của các bà đầm với nhiều bà nổi tiếng, nổi cộm là nữ Tài tử điện ảnh pháp Catherine Deneuve. Khi thấy có Catherine Deneuve tham gia ký tên thì các bà cũng tham gia có ý kiến. Mục tiêu thật tình ban đầu nhằm bênh vực ngưòi phụ nữ nạn nhơn xách nhiễu tình dục lần lần bị lệch đi. Dư luận chỉ đọng lại ở vài ý kiến chánh như coi chừng «đưa người phụ nữ trở về với thanh giáo (puritanisme) mà đánh mất đi nữ quyền, bạo hành tình dục và sự khoái cảm tột đỉnh».
Bản văn của Diễn đàn mở đầu «Hiếp dâm là một tội hình sự (crime), nhưng sự tán tỉnh day dẳng hay vụng về không phải phạm tội, cũng như «nịnh đầm» vẫn không phải là sự tấn công tình dục».
Qua hôm sau, bà Brigitte Lahaie, tranh đấu nữ quyền, tranh luận với bà Caroline De Haas, trên đài BFM TV, chương trình News et compagnie. Bà De Haas đưa ra ý kiến «Có một chuyện rất đơn giản, đó là ngưng những bạo hành, vì bạo hành làm mất đi hứng thú trong quan hệ tình dục. Khi các bạn bị hiếp, các bạn, thật sự, thấy hứng thú kém hơn lúc bình thường».
Bà Brigitte Lahaie phản đối: «Tôi lưu ý bà là ngưòi ta có thể sung sướng trong lúc bị hiếp». Ý kiến của bà Lahaie đã làm cho đối phương cứng lưỡi, không thốt ra lời. Nhưng sau đó, trên mạng xã hội, bà De Haas viết: «Cơ thể nạn nhơn bị bạo hành có thể phản ứng nhiều cách khác nhau.. Nhưng điều này không làm thay đổi được bạo hành vẫn là một trọng tội. Nói như vậy thì có khác gì nói sự bạo hành tình dục là một sanh hoạt sinh lý bình thường».
Nhiều bà theo dõi chương trình trên đài BFM TV phản đối tại sao người điều khiển chương trình không can thiệp khi có những ý kiến rất khiếm nhả như vậy. Thật là thiếu trách nhiệm!
Dựa trên nhiều nghiên cứu khoa học về đề tài này, tuần báo L’Express viết «thật ra rất có thể một nạn nhơn bị hiếp dâm, lúc bị hiếp, cảm nhận được sự hứng thú tột đỉnh (Orgasme - điểm G) nhưng điều đó không có một liên hệ nào với sự đồng tinh hay thích thú». Theo một nghiên cứu khác công bố trên tạp chí y khoa Clinical Forensic Medicine, có từ 4% tới 5% nạn nhơn khai ra khi bị hiếp, có cảm thấy đạt đến điểm G. Đúng vì «Cơ thể chúng ta đáp ứng sự tác động sex và cả sợ hãi». Và «Cơ thể chúng ta phản ứng thường ngoài sự hưởng ứng của chúng ta.
Cũng như điểm G trong trường hợp bị hiếp dâm không phải là tột đỉnh khoái cảm thật sự của ái ân».
Khi bị hiếp dâm, nạn nhơn ngất xỉu và tử vong vì chống cự mạnh. Nếu hợp tác tiêu cực với thủ phạm có thể bảo vệ được sức khỏe và sự an toàn.
Trên diễn đàn CNews, ngày 9/1/2018, bà Sophie De Menthon, nhà báo, chủ xí nghiệp, thành viên Hội đồng kinh tế, xã hội và môi trường (CESE), phát biểu ý kiến ủng hộ quan điểm bạo hành tình dục: «Đang có một đợt sóng thù hằn đàn ông. Tôi có cảm tưởng người ta đang có xu hướng và một trân chiến chống lại điều lẽ ra phải làm. Không biết có đúng như vậy không nhưng tôi vẫn suy nghĩ và tôi vẫn tự bảo với chính mình rằng, thật tình, nếu ông chồng của tôi không bạo hành với tôi một chút thì có lẽ tôi đã không lấy ông ấy»!
Có người phản ứng mạnh cho rằng khi nói nạn nhơn bị bạo hành tình dục cảm thấy sung sướng là một cách sỉ nhục cực ác người phụ nữ. Sau cùng bà Brigitte Lahaie đã phải công khai xin lỗi.
Bà Brigitte Bardot, tuy hơn 80 tuổi, cũng lên tiếng «Chuyện này chỉ liên hệ tới các bà tài tử, chớ không phải tất cả phụ nữ. Trong nhiều trường hợp, đó chỉ là đạo đức giả, lố bịch, không hay ho gì cả. Còn nhiều vấn đề khác quan trọng hơn, tại sao không thảo luận?
Có nhiều bà tài tử có ý «khiêu khích» các nhà sản xuất để mong giựt được một vai. Kế đó để người ta nói đến mình nên la lên mình bị xách nhiễu tình dục …».
Nhưng cao trào tố cáo xách nhiễu tình dục của các bà đang hồi lên cao điểm, ở Mỹ, làm cho các ông bắt đầu không dám đi chung thang máy với các bà!
Quyền đàn ông hay nhơn quyền
Từ xưa, ở Pháp, cả ở Âu châu, sự đoàn kết giai cấp (trưởng giả) vượt trên các ứng xử khác. Xã hội coi trọng đàn ông nên dễ dãi trước những trọng tội do đàn ông gây ra mà đàn bà là nạn nhơn. Những người thân cận của lãnh chúa Louis de Thuringe ở thế kỷ XIII khuyên bảo «Anh không nên cứ lẩn quẩn bên cạnh bà vợ của anh hoài… Tại sao anh không «viếng» các nữ gia nhơn của anh?». Ngược thời gian xa hơn nữa, dưới thời phong kiến – nhơn đây, Cỏ May tôi xin quả quyết Vìệt nam hoàn toàn không có phong kiến, tuy lịch sử Việt nam gắn liền với chế độ quân chủ – đàn ông sử dụng những nữ gia nhơn của mình như những nô lệ tình dục. Trong gần đây, sử gia Alain Boureau gán những lạm dụng này thuộc thứ «quyền đàn ông», quyền của thời phong kiến âu châu (Alain Boureau, Mythe du droit de cuissage médiéval). Nữ triết gia Geneviève Fraisse nhận xét sử gia Allain Boureau đã bỏ qua thực tế những nhóm kỵ sĩ trẻ đã ngang nhiên hãm hiếp phụ nữ chớ không riêng gì các lãnh chúa hành xử quyền hạn tuyệt đối của mình như «Droit de cuissage» (là quyền của lãnh chúa làm tình đêm đầu tiên vợ mới cưới của thanh niên sống trong lãnh địa của mình).
Nữ sử gia Michelle Perrot than phiền là lịch sử phụ nữ bị cưỡng hành tình dục suốt thời gian dài, nói ra đã bị coi như là điều cấm kỵ. Hay đúng hơn người ta đã mù quáng mà không nhận thấy.
Không riêng chỉ lãnh chúa hay kỵ sĩ, cả những trưởng xưởng, trưởng nhóm, thợ chánh của xí nghiệp, cho tới Đệ II Thế chiến ở Pháp, cũng có thể cưỡng chế tình dục các nữ công nhơn trẻ. Nếu bị từ chối, họ có thể bị sa thải. Trong gia đình khá giả, ông chủ nhà vẫn thường ép các cô giúp việc làm tình, được bà vợ đồng ý.
Như vậy phải chăng từ lãnh chúa thời phong kiến tới chủ gia đình khá giả, chủ xí nghiệp, trưởng xưởng, trưởng thợ ở thế kỷ XX đều có thể cưỡng chế phụ nữ thỏa mãn tình dục? Nếu đó là một thứ quyền thì đó là «quyền của kẻ mạnh». Quyền do tương quan sức mạnh. Và kẻ mạnh thắng, mà kẻ mạnh là đàn ông.
Nên nhà báo Yves Daudu (Tuần báo Marianne, số 1086, Paris) cho rằng quyền lãnh chúa (Droit de cuissage) ngày nay vẫn chưa biến mất.
Và đó mới thật sự là thứ «Quyền» (Droit) của «đàn ông» (l’homme – Droit de l’homme - Nhơn Quyền)* phổ quát nhứt và cổ xưa nhứt. Các sử gia cổ điển xếp thứ «nhơn quyền» này thuộc loại thời cổ đại của quyền phong kiến. Thật ra, sự lạm dụng quyền lực của kẻ mạnh đã tồn tại vượt qua cả giai cấp quí tộc và chỉ mới bị tố cáo ngày nay mà thôi!
•Droit de l’homme (= Nhơn quyền) là quyền của đàn ông. Không có nghĩa như «Nhơn quyền» theo Hiến chương LHQ. Tiếng Anh rỏ hơn (Human rights)
Nguyễn thị Cỏ May