Wednesday 18 July 2018

HÃY LAU NƯỚC MẮT, HỠI QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU, VÀ TIẾP TỤC TIẾN BƯỚC - người lính già oregon

Đọc xong bài “Saigon trong vòng vây quân bán nước”, được chuyển đến do một người bạn quý, của tác giả Nguyễn Di Ngữ, NLGO tôi không ngăn được những cảm xúc dâng tràn, thương cho đồng bào mình quá đỗi, vì đó là sự thật. Tiện nhân vốn sợ những Fake News, những tin đồn nhảm trật lất, không thể kiểm chứng, những video lắp ghép, lần này không còn là của bọn Truyền Thông Thổ Tả Mỹ CNN, MSCBS, The New York Times, Washington Post, Newsweek hay Time, mà từ trong, hay ngoài, nước, bởi các thông tín viên An Nam phe ta, quá phấn khởi hồ hởi –làm nuôi dưỡng hy vọng hão hoặc mừng hụt.

Phải nhìn cho rõ sự thật, bằng đôi mắt tỉnh táo. Không ai có thể, hay có quyền, trách móc đồng bào thân yêu của chúng ta, tại Sài Gòn hay bất cứ nơi đâu, là “nhát gan”, hoặc “vô cảm”, "thờ ơ" nữa. Họ đã làm hết mình, trong khả năng. Đã rầm rộ xuống đường, đợt này này qua đợt khác. Đã bị ngăn chận, bị đánh đập, bị bắt, bị giam, bị tra tấn, bị bắn trực diện (tại Phan Thiết, Phan Rí?), bị xông vào nhà bắt cóc giữa khuya, bỏ bót, bị đòn thù, và bắt lên TV xin lỗi cả nước, kể cả anh sinh viên Mỹ gốc Việt Will Nguyễn. Nhìn những thằng Công an súc vật, áo vàng, áo xanh, chìm hay nổi, không còn nhân tính, được cái Đảng Cộng Sản khốn nạn, quái thai (du nhập từ Nga, đã bị nhân loại cho vào thùng rác vào đầu thập niên 90), nuôi cho mập ú, để chỉ lo đứng mọi góc đường, lom lom rình mò, bắt giết người dân lành, trong tay không một tấc sắt, mà tội lỗi duy nhất là lòng ái quốc và khao khát tự do.

Ở hải ngoại, vì thế, một số người, trong đó có tiện nhân, cảm thấy bi quan, lo âu, và nghĩ đến một thất bại khó tránh. Không thể lấy trứng chọi đá. Không thể đấu với súng đạn bằng tay không. Quả thực, kẻ thù quá đông, và nhất là, quá hung ác, quá hạ tiện, gầm gừ không khác chi hùm beo, lang sói mang hình người. Và đớn đau tự hỏi lòng: Trước sự đàn áp dã man của loài thú Cộng Phỉ, ngọn lửa đã bùng lên trong đêm đen, từ nỗi căm phẫn bị ức chế bấy lâu, từ bước đường cùng bị dồn vào ngõ cụt, từ bản năng sinh tồn trước hiểm nguy chờ đón. Và liệu ngọn lửa ấy sẽ được tiếp tục thổi thêm, nuôi dưỡng để trở thành bão dữ thiêu rụi lũ thù trong, Việt Cộng, và giặc ngoài, Tàu Cộng? Hay chỉ là những mùa xuân Á Rập, Bắc Phi, Ai Cập, Hồng Kông, Iran… như hoa sớm nở tối tàn, được lặp lại, như chính lịch sử? Chưa bao giờ đồng bào quốc ngoại thể hiện sự đoàn kết keo sơn, chia sẻ thương yêu thật tình với đồng bào quốc nội trong cuộc chiến đấu bất cân xứng chống hai kẻ thù chung, gian xảo và đê hèn ngang nhau. Toàn dân trong nước đã anh dũng đứng lên, cùng với sự hỗ trợ vô điều kiện, dù chỉ là tinh thần, nôm na là đánh võ mồm, của người Việt tỵ nạn khắp nơi trên thế giới.

Và như vậy, nỗi lo kia của dân Việt trong và ngoài nước, dù thế nào đi nữa, cũng chỉ tạm thời, thoáng qua. Còn lại là niềm tin vững chắc vào tiền đồ dân tộc và chiến thắng cuối cùng. Tại sao không?

1. Nếu chúng ta cùng ôn lại lịch sử 4,000 năm dựng nước và giữ nước của những bậc tiền nhân anh hùng, An Dương Vương, Phù Đổng Thiên Vương, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Mai Hắc Đế, Trần Nhân Tông và các bô lão Diên Hồng, Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ… và gần nhất, của các chiến sĩ VNCH đã liều thân bảo vệ đất liền và biển đảo của tổ quốc trước giặc Việt Cộng –đồng lõa và tay sai của quân xâm lược Tàu Cộng, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc.

2. Nếu chúng ta cùng đọc lại áng văn tuyệt hảo “Bình Ngô Đại Cáo” (1428), do Nguyễn Trãi viết, theo lệnh của Lê Lợi, sau khi toàn thắng giặc Minh, và cùng thấy trong đó có hai câu rất khích lệ:

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có (Ngô Tất Tố dịch)

Quả thế, trong những cuộc kháng chiến, liên tiếp qua từng thế hệ, chống quân xâm lược phương Bắc, không phải lúc nào quân dân ta cũng thắng trận. Hai Bà Trưng, lúc bị giặc  Đông Hán đuổi sát, đã phải tự trầm mình dưới dòng Hát giang. Thế kỷ XIII, vua Trần Thái Tông, khi thấy quân Nguyên-Mông tràn vào, chiếm trọn kinh thành Thăng Long, đã bày tỏ lo âu, khiến Trần Thủ Độ phải trấn an rằng: "Đầu tôi chưa rơi xuống đất thì xin Bệ hạ đừng lo". Đánh nhau với Thoát Hoan, Trần Hưng Đạo có lúc thua to, phải rút tàn quân về Vạn Kiếp, và khi vua Trần Nhân Tông ngỏ ý muốn đầu hàng, Hưng Đạo Vương bèn nói: "Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin trước hãy chém đầu tôi đi đã, rồi sau sẽ hàng" (cf.Trần Trọng Kim). Hai thế kỷ sau, Lê Lợi phải mất mười năm nằm gai nếm mật, có lúc bị giặc Minh vây hãm nguy khốn, phải nhờ đến công ơn cứu chúa của Lê Lai mới thoát nạn, v.v...  

3. Nếu chúng ta nhớ lại sự sụp đổ của chế độ Cộng sản Ru-Ma-Ni và cái chết của lãnh tự Ceausescu, một trong những tên tay sai đắc lực và trung thành của Liên Xô, tàn ác và độc tài nhất, đã ra lệnh cho Công an, Securitate, bắn vào dân chúng biểu tình ngày 17/12/1989 (đã chán ngấy chế độ và muốn thay đổi nó), nhân một sự kiện nhỏ (bảo vệ một pastor người Hungary bị trục xuất) xảy ra tại tỉnh lỵ Timisoara. Vụ nổ súng làm nhiều người chết và bị thương và tạo nên khủng hoảng và cuối cùng cuộc Cách Mạng Ru-Ma-Ni 1989. Ceausescu và vợ Elena trốn khỏi thủ đô Bucharest bằng trực thăng, nhưng bị quân đội bắt giữ, sau khi họ đứng lên, theo phe biểu tình. Ngày 25/12, y và vợ bị xét xử về tội phá hoại kinh tế và diệt chủng, và bị đem bắn ngay:

As anti-government protesters demonstrated in Timișoara in December 1989, he perceived the demonstrations as a political threat and ordered military forces to open fire on 17 December, causing many deaths and injuries. The revelation that Ceaușescu was responsible resulted in a massive spread of rioting and civil unrest across the country. The demonstrations, which reached Bucharest, became known as theRomanian Revolution –the only violent overthrow of a communist government in the turn of the Revolutions of 1989. Ceaușescu and his wife, Elena, fled the capital in a helicopter, but were captured by the armed forces after the armed forces changed sides. On 25 December, after being tried and convicted of economic sabotage and genocide, they were immediately executed by firing squad, and Ceaușescu was succeeded as President by Ion Iliescu, who had played a major part in the revolution (cf.Wikipedia). 

Tương tự cuộc Cách Mạng Pháp 1789, lật đổ chế độ vương quyền, mà ai cũng đã học và biết thời Trung học, bắt đầu từ những nguyên nhân lớn, kinh tế suy thoái và bất công xã hội, và một sự kiện nhỏ: vua Louis XVI triệu tập một buổi họp tại Versailles Les États Généraux, tức đại diện ba thành phần xã hội Pháp thời bấy giờ, gồm các chức sắc giáo hội Công giáo và giới quý tộc xa hoa, giàu có và đầy quyền uy, và lớp tiers-état (“dân ngu khu đen”, hạng ba như tên gọi) trong số có đại diện Mirabeau, mặc dù là bá tước, người đã tuyên bố, “nếu không [có cải tổ], chúng tôi chỉ rời khỏi phòng họp dưới sức mạnh của lưỡi lê mà thôi”. Sau đó, ngục Bastille bị phá, và cuộc Cách Mạng bắt đầu. 

4. Từ “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi và vụ tên độc tài Ru-Ma-Ni Ceausescu, tiện nhân mạo muội nêu ra ba nhận định, ít nhiều lạc quan, cho cuộc nổi dậy của đồng bào ta, qua những đợt biểu tình liên tục, hiện nay, tại Hà Nội, Sài Gòn và các tỉnh, dù bị ngăn chận bởi lũ Công an ác ôn:

a) Dưới sự đàn áp dã man của bạo quyền, nhân dân ta đang gặp bất lợi, (“Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau”) không thể vững mạnh tiến lên, tạo thành cuộc Cách Mạng vũ bão, với thế chẻ tre, như toàn dân mong ước. Nhưng chúng ta có quyền tin tưởng rằng cuối cùng thế nào, trong nước, cũng sẽ có một anh hùng đứng lên lãnh đạo và tiếp sức –điều mà lịch sử dân tộc đã nhiều lần chứng minh (“Song hào kiệt thời nào cũng có”).

b- Nếu không nhờ quân đội Ru-Ma-Ni ra tay, vào cuộc, chưa chắc Ceausescu đã bị bắt và cuộc Cách Mạng 1989 thành công. Cũng vậy, đồng bào, cũng như tiện nhân, đang ngày đêm trông ngóng một “hào kiệt” từ trong quân đội, có binh lính và vũ khí, đứng lên, cùng với toàn dân tiêu diệt lũ bán nước và cướp nước.

c- Tội của bọn cầm quyền Cộng Phỉ Việt Nam hiện nay, những Trần Di Ái, những Trần Ích Tắc, những Lê Chiêu Thống thời đại, so với nhà độc tài Ceausescu, còn nặng gấp bội. Đó là tội bán nước và âm mưu bán nước cho ngoại bang, tức quan thầy Tàu Cộng. Chúng nó đáng bị hình phạt voi giày ngựa xé, như trong thời phong kiến, mới công bằng.

Mong lắm thay.
  

NLGO