LẦN GIỞ TRANG SỬ CÒN NGHI NGÚT KHÓI :
Lịch sử thế giới đã minh chứng một cách hùng hồn rằng : Nước nào dùng sức mạnh hay dùng hệ thống tư tưởng đầu độc thanh niên hay âm mưu gian trá hiểm độc,dùng tiền bạc làm bẫy hối lộ với mục đích gây ảnh hưởng để bành trướng lãnh thổ, xâm chiếm nước người - gây bao tang tóc, máu đổ đầu rơi, oán hận ngút trời - sớm hay muộn rồi cũng bị thảm bại, tiêu vong...
Đế Quốc Nhật, Phát xít Đức, Liên Bang Cộng sản xô viết - mỗi nước đều có nguyên nhân riêng, điều kiện riêng - cả ba đều có một đạo quân hùng mạnh, tàn bạo, giết người máu lạnh... Nhưng cả ba đều có một cái mộng chung là : làm BÁ CHỦ thiên hạ - rồi trở thành thù địch với Mỹ. Kết quả là : Thiên hoàng Nhựr đầu hàng, Hitler tự tử, tượng Lenin bị giựt sập, tượng Stalin bị dân chúng la ó, kéo lê trên đường phố (1991)
Đây là những trang lịch sử cận đại trong bộ chiến sử của nhân loại. Dù nhìn ở góc độ nào cũng không thể phủ nhận. Nhưng bao lâu con người còn tham vọng thì bấy lâu còn chiến tranh. Và lịch sử còn tái diễn...
Từ năm 2012 đến năm 2017 - Tâp cận Bình lần hồi lên nắm chính quyền sau một cuộc thanh trừng dẫm máu, năm 2017 Tập cận Bình triệu tập ĐHĐCSTH thứ 19 - qua đó, Tập cận Bình đuợc bầu (dĩ nhiên là bầu theo nguyên tắc Đảng cử Đảng bầu), kiêm nhiệm nhiều chức :
- Tổng Bí Thư ĐCSTH
- Chủ Tịch nước Trung Hoa
- Chủ Tịch Ủy Ban thường vụ Bộ Chính Trị
- Chủ Tịch Quân ủy T.Ư.
- Tổng Tư Lệnh tối cao QĐNDTH
Tập trung toàn bộ quyền lực trong tay, Tập cận Bình sửa đổi Hiến Pháp. HP quy định nhiệm kỳ TBT chỉ 5 năm và chỉ tái cử một lần, TCB sửa đổi : Nhiệm kỳ TBT là vô thời hạn, vĩnh viễn. Trong bài diễn văn dài gần 4 tiếng đồng hồ, Tập cận Bình không giấu giếm tham vọng của mình qua "Giấc mộng Trung Hoa": "Sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Quốc là giấc mơ lớn nhứt của TQ trong thời kỳ cận đại là Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc hàng đầu thế giới vào năm 2050". Tư tưởng Tập cận Bình vê XHCN đặc sắc được đưa vào Điều lệ và Cương lĩnh Đảng. Tập cận Bình nhắc đi nhắc lại chữ siêu cường 26 lần, đủ thấy tham vọng Tập cận Bình lớn lao bao trùm thế giới. Họ Tập bước lên chiếc ngai vàng: HOÀNG ĐÊ ĐỎ TẬP CẬN BÌNH và sẽ thực thi kế hoạch vĩ đại "Một vành Đai Một Con Đường", mơ thành ĐẠI ĐẾ SIÊU CƯỜNG THỐNG TRỊ TOÀN CẦU thay thế Mỹ trong vị trí Đệ nhứt siêu cường lãnh đạo thế giới. Chủ Tịch Tập cân Bình lấy tay che mặt trời.
TẬP CẬN BÌNH ĐẾN DĐKTTG ( WEF ) TẠI DAVOS, THỤY SĨ
Năm 2017 - Hoàng Đế Tập cận Bình ôm "giấc mộng Trung Hoa" vĩ đại và một kế hoạch "Nhất đới nhất lộ" lớn lao, bao trùm cả thế giới, trị giá trên 1ngàn,4 tỷ $USD, dẫn phái đoàn 130 cán bộ sừng sỏ nhất TQ đến Diễn đàn Kinh Tế Thế Giới ( WEF) tại Davos Thụy sĩ, để quảng bá kế hoạch "ONE BELT ONE ROAD".
Hội trường đông nghẹt 3000 người gồm:
Tổng Thống, Thủ Tướng, các GĐ/NH, CEO xí nghiệp lớn,GĐ/WB,GĐ/IMF, kinh tế Tài chánh gia, chủ nhân các xí nghiệp, các nhá báo, hảng thông tấn lớn v.v.. đều có mặt đầy đủ. Hổ trợ kế hoạch nầy còn có Henry Kissinger với 2 tác phẩm "One China, " New order". Họ Tập đọc một bài diễn văn để quảng bá kế hoạch OBOR và chủ trương toàn cầu hóa, Tự Do Mậu Dịch, thương thuyết đa phương, nhấn mạnh rằng : " Toàn cầu hoá là một xu thế không thể đảo ngược được. Dòng chảy tư bản đến đâu là đem ấm no hạnh phúc cho người dân đến đó"!! Hội trường vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt. (Điều nầy chứng tỏ Tây Phương không hiểu CS, nhất là chưa hiểu thâm ý của Tập cận Bình).
Để chuẩn bị kế hoạch nầy, Chủ Tịch TCB đã công du 56 nước, vượt qua 570.000 km, từ đảo quốc nhỏ bé Figi/TBD đến các nước Á Châu, Trung Á, Trung Đông, Âu Châu, Phi Châu, trở về vùng cực Nam Thái bình Dương. Ông ta khoe rằng ông vận dụng cà Khổng Tử, Hàn phi Tử, Marx, Lenin, và cả Tư bản chủ nghĩa.
Nhất Đới Nhất Lộ, theo bản đồ Reuters, người ta nhìn thấy:
"NHẤT ĐỚI " (ONE BELT) là con đường thiết lộ 1 trải dài từ Bắc Kinh tới Moscow trở xuống Hambourg, Prague, Rotterdam và Madrid (Tây ban Nha). Đường thiết lộ 2 từ Tây An qua Urumqui, Bishkek (Kyrgyzstan), Samarkand (Uzbekistan), Teheran ( Iran) Istanbul và Moscow. Từ Tây An có một đường thiết lộ ngắn kết nối Bắc Kinh.
"NHẤT LỘ" (ONE ROAD) là một xâu chuỗi cảng biển: Phúc Châu, Quảng Châu, Zhanjang, Haikou, Hanoi (Viet Nam) Kuala-Lumpur (Malaysia), Jakarta(Indonesia) Kolkata ( India) Gwadar( Pakistan), Colombo, Hambantota (Sri-Lanka) Kenya,Djibouti (Phi Châu) Athenes (Greece), Venise (Ý).
Những thiết lộ và xâu chuỗi hải cảng trên đây : Một số cảng đã hoàn thành dọc bờ biển Trung Quốc. Một số lớn vay Trung Quốc có thế chấp bằng đất đai, tài nguyên QG các nuớc. Một số dang dỡ vỉ thiếu tiền để tiếp tục nằm ì ra đó.Mội số đã từ chối cho tiếp tục và cấm hẳn người ngoại quốc mua bán hoặc cư ngụ nơi vùng cấm. Các nuớc nhược tiểu hiện đã ý thức rõ rệt ý đồ bành trướng Hán tộc cũa Tập cận Bình,
MẶT TRÁI CỦA " ONE BELT ONE ROAD":
1.- BẪY NỢ NGOẠI GIAO (DEBT- TRAP - DIPLOMACY)
Dùng phương pháp ngoại giao để lung lạc một lãnh tụ nước nghèo bằng nhiều độc chiêu : Phong bì và Mỹ nhân kế, một số lãnh tụ các nước ĐNÁ ngã quị...Sau đó, là một họp đồng cho vay có thế chấp dất đai, hầm mỏ. Năm năm sau. vốn + lời, không trả nối... Trung Quốc chìa họp đồng, đòi thi hành điều khoản thế chấp. Giao kèo có chữ ký của Thủ tướng ràng ràng, làm sao chối bỏ được trước chiến hạm TQ đang gầm gừ ở ngoài khơi. Thế là TrungQuốc đương nhiên vào lãnh thổ một cách hợp pháp, lập hải cảng, xây căn cứ quân sự, thao túng chính trị. Nước nầy mất lần chủ quyền QG về tay Trung Quốc.
2.- MẶT CHÌM CỦA OBOR : Không phải như đã tuyên truyền tại Davos là tạo con đường tơ lụa ngoài biển, mở rộng thị trường trao đổi hàng hoá. Thật sự là ý đồ che giấu phía dưới : Tiền TQ đầu tư để đổi chác chính trị, khai thác tài nguyên, rồi xâm chiếm lãnh thổ làm hải cảng tiếp vận hải quân TQ về mặt An Ninh.
a.- Nhận xét của các nhóm chuyên gia quốc tế về OBOR : Theo tài liệu chính thức của Trung Quốc không được phổ biến - nhóm chuyên gia nầy phân tích 15 dự án cảng biển do Trung Quốc cho vay, cho biết rằng : "Các dự án nầy không đi theo hướng đôi bên cùng có lợi như đã tuyên truyền mà là mở rộng thị trường chính trị, quân sự và dựng lên một môi trường chiến lược thuận lợi cho mục đích bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc.
b.- Cựu chủ Tịch Exim Bank Lý nhược Cốc lên tiếng : " Các nước con nợ TQ hiện không có tiền trả nợ. Nhiều nước nợ ngập đầu, cần nguồn tài chánh tư nhân. " Một vành đai, một con đường" sẽ gia tăng nguy cơ vỡ nợ như các nước Pakistan, Monterego, Djibouti, Kyrgystan, Tajikistan, Maldives, Mông cổ v.v...
c- Bà Christine La Garde, GĐ quỷ tiền tệ quốc tế ( IMF): "Chánh sách "Một Vành Đai Một Con Đường" không phải là một bữa ăn miễn phí".
d.- Ô. Peter Cai thuộc nhóm nghiên cứu độc lập : " Hoạt động kinh tế TQ chỉ là đòn bẫy để tạo quyền lực chính trị - những khoản đầu tư rộng rãi chỉ là những đổi chác về quyền khai thác tài nguyên, chủ quyền và lợi ích chiến lược. Các QG vỡ nợ sẽ bị xâm chiếm dất đai, bị cắt đất nhượng địa, bị thao túng chính trị...
Đại dự án "Một Vành Đai Một Con Dường" là dự án đầy tham vọng, gian trá, hiểm độc và ngông cuồng - đã bắt đầu vướng quá nhiều trở ngại, bế tắc vì gặp sự chống đối gần như cả thế giới nơi nào con đường nầy đi qua. Bên trong : Phe cánh cũ chực hờ hành động. Chiến tranh Mậu Dịch làm cho kinh tế chao đảo, công ty ngọai quốc ùn ùn bỏ chạy, nhân dân tệ mất giá v..v...dân chúng hoảng loạn mất lòng tin...Tập cận Bình bối rối, đuối sức. "Con dường tơ lụa mới" chừng như xa diệu vợi, con đường đi không đến...
Kế hoạch " Nhất đới nhất lộ" để thực thi "giấc mộng Trung Hoa", vượt Mỹ và thay thế Mỹ năm 2050, là một tham vọng quá sức mình, một cánh tay vói không tới, một tham vọng lấy tay che mặt trời, bởi đang đối mặt với làn sóng chống đối dữ dội của dân chúng tại các nước vay nợ, các chánh phủ các nước đã nhìn thấy rõ rệt ý đồ bành trướng lãnh thổ,thao túng chủ quyền QG nạn nhân. Sự chống đối còn phát xuất từ bên trong nội bộ ĐCSTQ và các học giả Trung Quốc nổi lên phản đối Tập cận Bình.
PHẢN ỨNG GAY GẮT TRONG NỘI BỘ ĐCSTH VÀ GIỚI TRÍ THỨC TRUNG QUỐC:
1.- Phản ứng nôi bộ : Bị động trước đòn áp thuế của T.T Trump, chánh quyền họ Tập tỏ ra bối rối, không có kế sách đối phó theo một trình tự nào đó mà chỉ đỡ đòn, trả đũa từng vụ áp thuế. Hậu quả tức thì là Thị Trường Chứng Khóan Thượng Hải, Thẫm quyến lao xuống dốc nhuộm dỏ cả bảng chỉ số.Nợ công phình lên đến 30,000 tỷ Mỹ Kim = 259%GDP của TQ. Trăm ngàn khó khăn chừng như khó vượt qua :
a.-Hội nghị Bắc đới Hà : Hội nghị tại khu nghỉ dưỡng dành cho các quan chức cao cấp đương quyền.Tin tức được giữ kín tuyệt đối nhưng cũng bị rò rỉ khiến người ta cảm thấy giông bão bủa vây Tập cận Bình khiến cho Ông không xuất hiện trên T.V hoặc trên các trang bìa báo nhà nước cả tháng trời.
b.- Các trí thức phản ứng công khai :
(1) GS Joseph Cheng - Đại Học Hồng Kông : " Ông Tập phải chịu trách nhiệm về mọi thất bại hay vấp váp trong chánh sách. Ông không thể đổ lỗi cho ai được".
(2) GS Trương Minh ( GS chính trị học ĐHBK hồi hưu ):" Công chúng mất niềm tin, mất tín nhiệm vào chính phủ - trong khi đó đại dự án "MVĐ MCĐ"trị giá hơn ngàn tỷ đô la, đầu tư tại 65 QG đã phải gặp sóng gió, khi các nước đó bị "sốc" về cái giá phải trả. Dân chúng đặt câu hỏi : "Tại sao phải đổ tiền ra ngoài, trong khi dân chúng vẫn còn phải sống trong nghèo đói, thiếu thốn ?"
(3) GS Steve Tang ( GĐ viện nghiên cứu TQ về các vấn đề Phi Châu và Phương Đông) " Giọng điệu khoa trương của Tập cận Bình không được nhiều người trong Đảng đồng tình".
(4) 27 người tốt nghiệp ĐHBK ký tên kiến nghị đòi sa thải Ông Hồ an Cương - GS ĐH Thanh Hoa BK - chủ xướng lý thuyết về sự trổi dậy của Trung Quốc.
(5) GS Hứa chương Nhuận - ĐHTH BK trong bài báo công khai mang tựa đề: "Lo hiển hiện, hy vọng trước mắt" : Ông kê ra 8 mối quan ngại của dân chúng, thậm chí còn đòi xét lại vụ án Thiên an Môn và khôi phục lại việc bầu TBT 2 nhiệm kỳ là 10 năm.
(6) Ông Ngụy Kinh Sinh cho rằng các trí thức nổi tiếng trong cơ quan chính quyền TQ đã có hội nghị chỉ trích TCB nặng nề. Điều đó có nghĩa là hầu như cả mọi người trong Đảng đã có thể nhìn thấy hậu quả của trò chơi nầy. Ông dẫn lời của thằng con trai 9 tuổi, con của thiên tài Kông Rong, khi cha nó bị bắt :" Khi cái tổ bị lật ngược,làm sao các trứng trong đó sống sót ?" Chúng ta cùng chết chung với Tập cận Bình. (Ngụy kính Sinh, sv Thiên an Môn).
2.-Phản ứng từ các nước nằm trên con đường bành trướng của Trung Quốc: Hầu hết các nước nằm trên bậc thềm con đường tơ lụa đều có phản ứng từ phía dân chúng (Maldives), từ phía chính phủ (Malaysia), từ sự chèn ép hách dịch của cai thầu TQ, từ sự bất đồng về nhân sự, về di dân v.v.. về không có tiền tiếp tục dự án (Thái Lan) Không thể kể hết trong khuôn khổ một bài viết - xin đơn cử vài thí dụ cụ thể, tiêu biểu
a.-Malaysia : Vì ý thức được nguy cơ càng vay nợ, càng lệ thuộc vào Trung Quôc, Bác sĩ Mahathir Mohamad 92 tuổi ra ứng cử Thủ tướng một lần nữa. Kinh nghiệm 20 năm làm Thủ Tướng, thêm vào lòng yêu nước và tài ngoại giao mềm mỏng nhưng thông minh và cứng rắn với TQ, Thủ Tướng Mahathir lập tức ra lệnh hủy bỏ một số dự án trị giá 23 Tỷ MK.: 2 dự án thiết lộ nối liền từ Vân Nam qua Lào, Thái đến bờ biển Tây và Đông Malaysia (dù đã xây 1 đoạn khá dài và đã tốn 5 tỷ đô la), 2 ống dẫn dầu khí và "Dự án vĩ đại "Forest City", vì không có lợi cho dân Mã Lai, Thủ tướng Mahathir tuyên bố cấm người ngoại quốc mua bán hay cư ngụ tại đây. Phản ứng quyết liệt nầy làm gẩy đổ một mắc xích của con đường tơ lụa dưới biển.
b.-Pakistan : gồm nhiều dự án đường bộ, đường sắt, ống dẫn dầu, nhà máy điện, hải cảng Gwadar trên bờ vịnh Oman. Pakistan nợ quá nhiều vào TQ, không thể nào trả nổi, nên biến nợ thành lãnh thổ, kiểm soát cảng Gwadar và hành lang đi đến cảng nầy. Thượng viện Pakistan bị mua chuộc nên thông qua nghị quyết công nhận tiếng "Mandarin" như là ngôn ngữ QG Pakistan. Pakistan hiện đang bị Tàu khống chế, xâm lấn chủ quyền và muốn đồng hoá Pakistan. Đây là một thí dụ làm gương cho các nước khác trên đường đi của Nhất Đới Nhất Lộ
c.- Sri-Lanka :Tổng Thống Sri-Lanka Mahinda Rajapaksa, thân Trung Quốc bị thất cử. Chính phủ mới lên thay, nợ ngập đầu, Trung Cộng siết nợ theo hợp đồng, nên đành phải giao cảng nước sâu Hambantota và 15,000 mẫu đất xung quanh trong vòng 99 năm. Giao cảng nầy chỉ mới xoá khoản nợ 1 tỳ MK . Những khoản khác vẫn tiềp tục với một lãi suất cao hơn. Sri-Lanka sa vào bẫy nợ, thúc đẩy tham nhũng và hành vi chuyên chế của chánh quyền sở tại, để rồi lần hồi đánh mất chủ quyền, lãnh thổ bị xâm lấn, dân tộc bị đồng hóa...
Tương tự như vậy tại các nơi khác : Maldives, Montérégo, Djibouti, Kyrgystan, Tajikistan, Mông cổ, Việt Nam, Kampuchia, Philippines, Lào, Bangladesh, Népal và một số nước tại Phi Châu, cũng sẽ rơi vào bẫy nợ, rồi trở thành Tây Tạng,Tân Cương, Mãn Châu của Trung Quốc.
Báo Le Monde (Pháp) nhận xét: Các dự án mang tên con đường tơ lụa mới (OBOR) bị phản đối mạnh mẽ khắp nơi trên thế giới bởi chính ý đồ xâm lăng trá hình của Trung Quốc. Theo Elite Readers, Bắc Kinh đã bộc lộ tham vọng thống trị thế giới do Bộ Giáo Dục TQ mới công bố, có 251 đoạn
Trước khi chết, Ông Đặng tiểu Bình có di huấn cho đám hậu duệ : "Bất dương kỳ, bầt đương đầu, thao quang, dưỡng hối". (Không giương cờ, không đương đầu, ẩn mình chờ thời).
Thế nhưng Ông Tập cận Bình bất chấp lời di huấn, giương cờ đỏ "Toàn cầu hoá Tự Do Thương Mãi, Tự Do Kinh Doanh" mặt nổi là đi tuyên truyền khuyến dụ xây dựng hạ tầng cơ sở cho các các nước nhược tiểu nghèo nhưng che giấu thâm ý đổi chác chính trị, siết nợ xâm lấn lãnh thổ, để thiết lập căn cứ quân sự, bành trướng xâm lăng Hán tộc.
Ông Tập ôm giấc mộng Trung Hoa, không ngần ngại đề cao trở lại quan niệm của các đế chế Trung Hoa thới cổ đại: "Trung Quốc là cái rốn của vũ trụ, là toàn thể diện tích dưới bầu trời".
Quả thật ông Tập cận Bình đã công khai ý đồ làm Đại Đế một siêu cường thống trị cả thế giới thay thế Mỹ.
Ông Tập cận Bình ôm "Giấc mộng Trung Hoa" đội đá vá trời với vũ khí "Nhất Đới Nhứt Lộ" vĩ đại và chương trình "Made in China 2025", đặt cơ sở trên sự Tăng Trưởng Kinh Tế và Tinh Thần Dân Tộc để củng cố chính quyền và một túi giấy xanh Đô la Mỹ, đi chinh phục thế giới. Nhưng Trời không cho, nhân dân chống đối, cái Ác không thể thắng được điều Thiện...
Ông gặp một quái nhân địch thủ đánh bằng những chiêu thức lạ lùng, không đoán trước được và nhiểu mạng luới chống đối, ngăn chặn ở tầm cở quốc tế giăng ra bao vây từ Liên Âu, Mỹ Châu, Bắc Á, Nam Á, INDO PACIFIC.
Ông Tập đang bối rối...phải diện bích mấy tuần lễ không xuất hiện để tìm kế sách đối phó. Và Con đường "Nhất đới Nhất Lộ" đang gặp sóng gió trùng trùng - con đường chắc đi không đến...
Bài dài quá kích thước, xin bổ túc bằng bài kề tiếp " Nhất đới Nhất Lộ" II , để chứng minh " Con đường tơ lụa mới là con đường tham vọng bất chính - không phải là con đường thương mãi 2000 năm trước của Tổ Tiên người Trung Quốc. Cho nên, nó là Đường Đi Không Đến" .
LÊ QUỐC
17/10/2018