Saturday 23 February 2019

Giám đốc công an tỉnh Gia Lai tố cáo Huawei hoạt động gián điệp - Lê Ngọc Lan Hương

3c895316-7643-4603-91cf-80c2c5254c7d‘Why Does the Whole World Hate Me?’( Tại sao cả thế giới ghét tôi?) Hình biếm họa Huawei vẽ bởi đài RFA

Thượng tá Bùi Bá Quát, phó trưởng phòng phụ trách của phòng công an kinh tế tỉnh Gia Lai trong ngày 18 tháng 02 năm 2019 đã ra một thông báo rằng Huawei cho tặng miễn phí các thiết bị gián điệp và khuyến cáo mọi cơ quan hành chính nhà nước trong tỉnh này phải ngừng sử dụng Huawei.

Theo thượng tá Bùi Bá Quát, Huawei đã lén cài ứng dụng gián điệp Hiaction vào trong các thiết bị như điện thoại Android rồi đi tặng cho khắp các ban ngành Việt Nam, hầu thu thập thông tin.

Món quà quý giá từ “nước ngoài” tặng cho lực lượng công an và ngoài ngành công an được xác minh khả năng gây mất an ninh, cài các phần mềm gián điệp. Nước ngoài nào mà tặng thiết bị điện tử Huaweiđã nhận bao nhiêu thiết bị?

Các thiết bị điện tử hiện nay công nghệ cao và có khả năng gây nguy hiểm tính mạng, nhưng lại nhận quà khi chưa qua kiểm định xử lý, đợi đến khi phát hiện mới phát đi cảnh báo.

Hiện nay Huawei đang bị cáo buộc làm gián điệp tại Ba Lan và các cáo buộcgian lận nhằm phá vỡ lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran. Ngoài ra hàng loạt các quốc gia trên thế giới cũng ra cảnh báo về thiết bị của Huawei. Ngoại trưởng Mỹ vừa tuyêt bố sẽ không cộng tác truyền thông với các quốc gia dùng thiết bị Huawei. Liên Âu (50%) và Úc, Nhật, Ấn Độ đã có quyết định tương tự!

52956264_254176945498864_5079223019964989440_n.jpg

52134258_254176928832199_6794846808704024576_n.jpg

‘Chó sói’ Huawei: Trọng Thủy thế kỷ 21

UntitledÔng Lê Đăng Dũng- giám đốc CEO của Viettel đang hợp tác với Huawei. Ảnh: AP
Huawei đấu thị phần với các công ty nước ngoài bằng chiến lược ‘sói đàn’, tức là tung nhân lực bán hàng một cách hung hãn. Đôi khi nó được thực hiện dưới dạng các sự kiện ‘sale’, đưa vào ngập nhân viên bán hàng Huawei, với số lượng đông gấp vài lần đối thủ. 

Mặc dù từng thừa nhận đã sao chép một phần mã hóa của đối thủ và dàn xếp với Cisco loại bỏ những gì đã đánh cắp, 6 năm kể từ 2012, từ chỗ thua kém Cisco, doanh số của ‘sói’ Huawei giờ gần như gấp đôi hãng viễn thông Mỹ. Đó là câu chuyện của trước khi diễn ra cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung vào quý cuối năm 2018.

Ở Việt Nam, ngay từ đầu năm nay ‘chó sói’ Huawei tiếp tục tuyên bố sẽ độc chiếm thị trường viễn thông, đặc biệt công nghệ là công nghệ 5G, sau khi đã thống trị hoàn toàn 3G và 4G ở Việt Nam.

Vấn đề đặt ra là khi mà Trung Quốc luôn nhăm nhe Bắc thuộc Việt Nam, nhất là trong dịp Hà Nội kỷ niệm 40 năm cuộc chiến vệ quốc chống quân xâm lược Bắc Kinh 1979 – 2019, người ta nhắc lại câu của Đặng Tiểu Bình là muốn “dạy cho Việt Nam một bài học”, bằng cuộc chiến đẩm máu kéo dài mãi đến những năm giữa thập niên 80 ở thế kỷ trước, thì vì sao Việt Nam lại mở cửa để đón những ‘con ngựa thành Troia’ ở kỷ nguyên công nghệ? [*]

Nôm na trong cuộc chiến trên không gian mạng tại Việt Nam, dường như Trọng Thủy đã soán mất ngai vàng của An Dương Vương thế kỷ 21.

Các chiêu bán hàng của Huawei được cho là không tuân theo chuẩn mực đạo đức thông thường và luôn gắn liền với chuyện tham nhũng, hối lộ. Tại nhiều địa phương ở Việt Nam, Huawei thiết lập một hình thức đối tác tương tự với các cơ quan viễn thông để khuyến khích việc mua thiết bị Huawei với giá rẻ và có ‘lại quả’ – nghĩa là người ký hợp đồng giao dịch sẽ được trích khoản tiền nào đó, không hẳn từ con số tỷ lệ phần trăm giá trị thể hiện trên bản hợp đồng đó.
Chính điều đó giải thích cho câu hỏi là làm thế nào từ một nhà cung cấp thiết bị vô danh, thậm chí bị nghi ngờ nhiều mặt khi đặt chân vào thị trường, mà đến nay Huawei lại chiếm được vị trí gần như độc tôn ở Việt Nam.

Chiến lược “dùng nông thôn bao vây thành thị” được Huawei áp dụng ở thị trường Việt Nam. Huawei đã tìm cách đưa thiết bị hỗ trợ các dự án viễn thông ở các vùng sâu, vùng xa của Việt Nam. Do các thiết bị là quà tặng nên các đối tác Việt Nam cũng ‘giữ ý’ và không yêu cầu kiểm tra tiêu chuẩn chặt chẽ lắm.
Các tổng đài quà tặng đầu tiên của Huawei đã được sử dụng ở cho các mạng cố định tại Cần Thơ, Đồng Tháp… từ năm 2001. Những món quà tặng này sau đó được phát triển dưới hình thức vừa tặng vừa bán. Tức là Huawei sẽ tặng tổng đài có khả năng phục vụ 500 số, nếu muốn 1.000 số thì khách hàng phải mua thêm với giá ưu đãi, có chiết khấu hoa hồng. Nhờ những bước đi khôn khéo này mà những nền tảng ban đầu trong quan hệ giữa Huawei và các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đã được thiết lập.

Ông Nguyễn Quang, chuyên gia về bảo mật, nói rằng các ‘ông lớn’ như VNPT, Viettel, FPT,… vẫn hàng ngày, hàng giờ nhập hàng viễn thông của Trung Quốc về. Từ thiết bị rẻ tiền nhất như con Router, ADSL đến tổng đài DSLAM,… “Ừ không sản xuất được thì nhập về nhưng phải lấy lợi ích quốc gia làm nhất. Nhập về làm lại hết phần mềm thì dù họ muốn chơi xỏ cũng khó, khi phần mềm được các kỹ sư Việt Nam sửa hết, bịt hết lỗi. Phần mềm đâu có khó khăn gì, mã nguồn mở của DD DWT đầy trên mạng, mã nguồn Linux viết cho chương trình đó gần như cho không. Chỉ về nghiên cứu, Việt hóa nữa là xong.

Nhưng không. Họ chả muốn bỏ công sức gì cả cứ mua luôn cho nó nhàn. Hàng vạn, hàng triệu thiết bị internet gia đình ai dám chắc không có cổng sau, mã độc âm thầm thu nhập thông tin và gửi định kỳ về Trung Quốc. Ai dám chắc sau này nó là con ngựa thành Trojan chống lại Việt Nam [*]”. Ông Nguyễn Quang nói.
Vẫn theo ông Nguyễn Quang, ‘sói’ Huawei chào giá rất rẻ đến mức khó cưỡng lại. “Không những thế họ còn Việt hóa giao diện kiểu gần như đút cháo vào miệng, chỉ cần há ra mà nuốt. Dỗ dành doanh nghiệp viễn thông Việt Nam như dỗ đứa trẻ và ru ngủ trong sự mê muội về giá cả, ai biết được trong thìa cháo mớm đó có pha chút thuốc ngủ, thuốc mê không?. Chỉ cần khi có xung đột quốc gia thì hàng triệu con thiết bị viễn thông ngừng hàng loạt, hay thảm họa hơn là quay sang tấn công lại hệ thống máy chủ quốc gia thì thông tin Việt Nam sẽ trở về thời kỳ đồ đá…”. Ông Nguyễn Quang cảnh báo.

Tuy nhiên dường như mọi chuyện bắt đầu khác đi. Trả lời trên Reuters vừa qua, ông Lê Đăng Dũng, Chủ tịch Viettel thông tin: “Viettel sẽ là nhà mạng đầu tiên phát triển mạng 5G tại Việt Nam”, và cho biết Viettel đã đầu tư 40 triệu USD cho việc phát triển chip 5G. Ông cũng cho biết Viettel đang cân nhắc việc sử dụng công nghệ từ Ericsson và Nokia. [**]

Điều đó có nghĩa thiết bị 5G “made in Vietnam” nhiều khả năng sẽ có ngay từ ngày đầu khi Tập đoàn Viettel triển khai chính thức tại Việt Nam năm 2020. Liệu ‘sói’ Huawei sẽ ‘lobby’ với chiêu trò gì đây trong năm nay, khi mà trong trả lời phỏng vấn tờ Nikkei Asian Review hôm 13-2, ông Fine Fan, Giám đốc điều hành Huawei Việt Nam, đơn vị thành viên của Huawei Technologies nói: “Chúng tôi tự tin về việc mở rộng kinh doanh ở Việt Nam”. Ông Fine Fan cho biết Huawei đã sẵn sàng đàm phán với các đối tác tiềm năng ở Việt Nam về việc thử nghiệm mạng 5G trong năm nay. [***]

Thế nhưng đó chỉ là câu chuyện của 5G. Những thiết bị khác của hạ tầng mạng ở Việt Nam, vẫn phải sử dụng hàng hóa do ‘sói’ Huawei cung cấp.

Nguyễn Cao – Nghiệp đoàn báo chí Việt Nam

Chú thích:
[*] ‘Trojan horse’, tiếng Anh của Ngựa Troia, là một loại phần mềm ác tính. Không giống như virus, nó không có chức năng tự sao chép nhưng lại có chức năng hủy hoại tương tự virus. Một trong những thứ giăng bẫy của Ngựa Troia là nó tự nhận là giúp cho máy của thân chủ chống lại các virus nhưng thay vì làm vậy nó quay ra đem virus vào máy. Chữ Ngựa Troia xuất phát điển tích nổi tiếng con ngựa thành Troia trong thần thoại Hy Lạp. Trong điển tích đó, người Hy Lạp đã giả vờ để quên một con ngựa gỗ khổng lồ khi họ rút khỏi chiến trường. Trong bụng con ngựa gỗ này có nhiều chiến binh Hy Lạp ẩn náu. Người Troia tưởng rằng mình có được một chiến lợi phẩm và kéo con ngựa gỗ này vào thành. Đến đêm thì các chiến binh Hy Lạp chui ra khỏi bụng con ngựa này để mở cửa thành giúp quân Hy Lạp vào chiếm thành.

--