Hàng trăm ngàn người đã xuống đường ở thủ đô Kiev của Ukraine hôm 8/12 đòi chính phủ từ chức vì đã từ chối một thỏa thuận lập quan hệ gần gũi hơn với Liên hiệp Châu Âu (EU).
Họ đã lật đổ một bức tượng Lenin và dùng búa đập tan nó.
Sau đó, cho đến lúc tối muộn hôm Chủ Nhật, họ vẫn tiếp tục dùng búa đập tượng.Nhân chứng nói một nhóm người biểu tinh đã dùng dây và thanh sắt kéo đổ bức tượng Lenin tại Đại lộ Shevchenko.
Những người khác đứng xem và hô to, 'Vinh quang cho Ukraine'.
Dù cả hai nước Nga và Ukraine không còn chủ nghĩa cộng sản, tượng Lenin là biểu tượng của mối quan hệ lịch sử với Moscow, theo các phóng viên bình luận.
Theo một biên tập viên BBC người Ukraine cho biết, đây không phải là bức tượng Lenin đầu tiên bị đập tại Ukraine nhưng là bức cuối cùng, 'to đẹp nhất' ở thủ đô Kiev.
Các lãnh đạo biểu tình đã cho Tổng thống Viktor Yanukovych 48 giờ để giải tán chính phủ.
Họ đang thiết lập các rào chắn bên ngoài văn phòng Thủ tướng.
Ông Yanukovych cho biết ông hoãn thỏa thuận với EU sau khi Nga phản đối.
Tổng thống Vladimir Putin đã thúc giục Kiev tham gia vào một liên minh thuế quan do Nga lãnh đạo.
Trong một diễn biến khác vào ngày Chủ nhật, cơ quan An ninh Ukraine nói họ đang điều tra một số các chính trị gia về nghi ngờ được gọi là "hành động nhằm mục đích chiếm đoạt quyền lực nhà nước".
Ủy ban này không nêu rõ tên các chính trị gia.
Tranh chấp năng lượng
Cả Nga và Ukraine phủ nhận vấn đề Kiev gia nhập liên minh thuế quan cùng với Belarus và Kazakhstan đã được đưa ra trong cuộc họp giữa Putin - Yanukovych tại Sochi, miền nam nước Nga, hôm thứ Bảy.
Các phóng viên trước đó đã suy đoán rằng hai bên có thể đạt thỏa thuận về việc Ukraine gia nhập liên minh thuế quan, để đổi lấy việc giảm giá năng lượng.
Hai quốc gia láng giềng cũng đang cố gắng giải quyết một tranh chấp kéo dài lâu nay về các nguồn cung cấp năng lượng.
Ukraine phụ thuộc vào nhập khẩu khí đốt của Nga, nhưng nhà cung cấp, Gazprom, gần đây đã phàn nàn rằng Kiev chậm thanh toán.
Các tranh chấp về cung cấp năng lượng cho Ukraine trước năm 2009 dẫn tới việc Gazprom từng tạm cắt nguồn cung cấp .
Đường ống đi qua Ukraine cũng bơm khí đốt của Nga tới nhiều quốc gia thành viên EU.
Trước đó, chính phủ Ukraine đã vượt qua một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm ở Quốc hội hôm thứ Ba ngày 3/12.
Các cuộc biểu tình hiện nay ở Ukraine là lớn nhất kể từ cuộc Cách mạng Cam hồi năm 2004.
Nguyễn Kim Khánh chuyển bài, Điền phong chuyển ngữ
BBT: Trong khi Lenin và Staline đã bị toàn thế giới xem như đồ bỏ và đập phá hình tượng thì các con khỉ rừng xanh của Đảng Cọng Sản VN vẫn đang thờ phượng chúng, đội lên đầu để ngưỉ mùi tanh hôi của chủ nghĩa Cọng Sản mà chúng đã ỉa ra. Thật đáng phỉ nhổ !!
Các người biểu tình chống chính phủ tại Ukraine đã lật nhào tượng của Lê-Nin.
AP, December 08, 2013
Ukrainian protesters smash a statue of Vladimir Lenin with a sledgehammer, in central Kiev, Ukraine, Sunday, Dec. 8, 2013. Anti-government protesters have toppled the statue of Bolshevik leader Vladimir Lenin in central Kiev amid huge protests gripping Ukraine. A group of protesters dragged down and decapitated the landmark statue Sunday evening after hundreds of thousands of others took to the streets to denounce the government's move away from Europe and toward Moscow. |
Kiev, Ukraine - Đám biểu tình chống chính quyền đã giận dữ lật nhào tượng của Vladimir Lenin, cựu lãnh tụ của Liên Bang Xô Viết, tại trung tâm thủ đô Kiev vào ngày Chủ Nhật và những đám biểu tình xuống đường đông đảo đã bao vây các tòa nhà của chính phủ, làm gia tăng sự đe dọa trong cơn chống đối đang leo thang đối với tổng thống Viktor Yanukovych.
Đây là cuộc chống đối lớn nhất của Ukraine, một nước Cọng hòa cũ của Liên Bang Soviet, kể từ Cách mạng Vàng Cam (Orange Revolution) năm 2004, đã đưa tới sự phản pháo của chính quyền loan báo sẽ điều tra các lãnh tụ của phe chống đối với tội danh toan tính cướp chính quyền, và đã cảnh cáo các người biểu tình rằng họ sẽ bị kết án hình sự.
Phương Tây đang cấp bách tìm sự ổn định trong hòa bình.
Hàng trăm ngàn người dân Ukraine đã tràn ngập trung tâm thủ đô Kiev để đòi hỏi tổng thống Yanukovych phải cút đi sau khi ông này đã đào hố ngăn cản sự kết giao với khối Liên Hiệp Âu Châu (EU) để làm lợi cho nước Nga và đã gởi lực lượng cảnh sát đến để đập vở cuộc biểu tình trước đó sau gần 3 tuần chống đối.
“Ukraine đã chán ông Yanukovych rồi. Chúng tôi cần luật lệ mới. Chúng tôi cần thay đổi hoàn toàn những kẻ nắm quyền” ông Kostyantyn Meselyuk, 42 tuổi biểu tình nói như vậy. “Âu Châu có thể giúp đỡ chúng tôi”.
Tập trung tại Quảng Trường Independence, theo tầm mắt nhìn được, là những người dân Ukraine đang cầm cờ của EU, hát quốc ca và hô to “Từ chức” và “Đả đảo bọn băng đảng” ý muốn nói đến chế độ của Yanukovych.
“Tôi tin chắc rằng sau những biến cố như thế này thì sự độc tài sẽ không bao giờ còn tồn tại ở xứ sở của chúng tôi” ông Vitali Klitschko, nhà vô địch quyền anh thế giới và lãnh đạo khối đối lập đã nói với phóng viên như vậy. “Dân chúng sẽ không dung tha khi họ bị đánh đập, khi miệng họ bị bịt kín, khi các nguyên tắc và giá trị của họ bị làm ngơ.”
Khi màn đêm buông xuống thì sự xung đột càng leo thang hơn với đám biểu tình làm nghẹt các tòa nhà của chính phủ tại Kiev bằng xe cộ. rào chắn và lều trại.
Sự phản đối hàm ý chống người Nga vì nước Nga đã hành động một cách xâm lăng để làm lệch đường giao hảo với khối EU bằng những đe dọa và trả đủa về mậu dịch chống lại nước Ukraine.
Cách Công Trường chính chừng 1 km, một toán biểu tình chống chính quyền đã lật nhào tượng của Lê-Nin, tượng đài chính của thành phố, và đã đập gảy đầu nó vào tối Chủ Nhật.
Các người biểu tình sau đó thay phiên nhau đập búa vào thân của pho tượng ngả đổ, trong khi những người khác nối đuôi nhau để lượm những mảnh đá vỡ. Đám đông ca lên bài “Vinh quang Ukraine” .
Nhà lập pháp Andriy Schevchenko thuộc nhóm đối lập đã viết trong Twitter rằng “Giả biệt gia tài của chủ nghĩa Cọng Sản” .
Các cuộc biểu tình đã bùng nổ vào tháng trước khi ông Yanukovych dẹp bỏ một hiệp ước dài hạn với Liên Hiệp Âu Châu gồm 28 quốc gia để tập trung gắn kết với nước Nga. Biểu tình cũng được thúc đẩy bởi hành động bạo lực của cảnh sát và trong nổi lo sợ rằng ông Yanukovych đang trên bờ ven đưa nước Ukraine liên kết vào kinh tế do Nga lãnh đạo mà những nhà phê bình cho rằng nó sẽ chấm dứt nền tự trị của nước Ukraine.
“Đây không chỉ là một cuộc cách mạng” ông Oleh Tyahnybok một lãnh tự dối lập với đảng quốc gia Svoboda đã nói với quần chúng trong một bài diển văn dữ dội từ một khán đài to lớn. “Đó là một cuộc cách mạng của lòng tự trọng” .
Tuy nhiên, một giải pháp ổn thỏa cho cuộc khủng hoảng này xem ra khó đạt được vì chính quyền không nhượng bộ và phe đối lập lại đưa ra những lời tuyên bố trái ngược về cách hành xử.
Nghe theo lời kêu gọi của phía đối lập, hàng ngàn người phản đối đã chận đứng lối vào các cao ốc của chính quyền tại Kiev bằng cách dựng rào cản, lều trại và dùng xe cộ chắn đường, kể cả một xe đổ rác đồ sộ.
“Chúng tôi đang nới rộng cuộc biểu tình của chúng tôi. Chúng tôi sẽ chiến đấu cho đến thắng lợi. Chúng tôi sẽ chiến đấu cho niềm tin của chúng tôi” , ông Arseniy Yatsenyuk nói với đám đông chống đối tại quảng trường Independence đang đắm chìm trong biển cờ.
Phương Tây đã cố vươn lên để tránh bạo loạn và kêu gọi sự đối thoại.
Trong một cuộc trao đổi qua điện thoại với ông Yanukovych, chủ tịch Jose Manuel Barroso của Hội Đồng Âu Châu đã nhấn mạnh về “sự cần thiết cho một giải pháp chính trị” và đã gởi Bà Catherine Ashton, trưởng ban đối ngoại đến thủ đô Kiev để làm trung gian cho một giải pháp vào tuần tới. Ông Yanukovych cũng đã bàn thảo về cơn khủng hoảng với Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban-Ki-Moon. Ông Valery Chaliy, trưởng trung tâm Razumkov, một nhà tư tưởng ở Kiev nói rằng phương Tây phải giúp giải quyết cơn khủng hoảng và ngăn ngừa mọi bạo lực, “Ắt hẳn nếu không có sự can thiệp quốc tế thì việc này sẽ không thể giải quyết theo đường lối hòa bình được” ông Chaliy nói trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
Cuộc chống đối vào hôm chủ nhật dưới nhiệt độ dưới không của tháng 12 đã diển ra tại Công trường Independence được biết dưới tên là Maidan như một tiếng vọng của cuộc Cách Mạng Vàng Cam. Những cuộc chống đối đó đả hủy bỏ sự chiến thắng (bầu cử tổng thống) gian lận của ông Yanukovych trong năm 2004 và đã đẩy những người thuộc phe chống đối, phò-Tây Phương vào chính quyền. Ông Yanukovych đã trở lại vào chức tổng thống trong cuộc bầu cử năm 2010. Trong một cuộc biểu tình vỉ đại vào tuần trước, hàng trăm người phản đối cực đoan đã liệng đá và tấn công cảnh sát khi họ cố tràn vào văn phòng tổng thống. Điều đó đã khơi động sự trả đủa bằng bạo lực của các cơ quan thẩm quyền khiến hằng tá người bị đánh đập và bị thương tích kể cả những người phản đối ôn hòa, người qua đường và các nhà báo.