Monday, 9 December 2013

Nguyễn Thị Ngọc Hạnh’ Người Nữ Chiến sĩ của ngày hôm nay

alt
1001327_500173513382905_47141479_n

Image du profil
Nước Non Ta Phải Chính Tay Ta Giành Lại
Dẫu Phải Đánh Đổi Bằng Tất Cả Máu Xương.
Logo Non Nuoc
KÍNH MỜI QUÝ VỊ CLICK VÀO LIGN PTPNVNHDCNBLOG XEM TOÀN BỘ BẢN TIN

P1010373_face0

                                                        Chiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh
  Cách nay hơn 5 năm, khi người Thầy cũ – Vị Tư Lệnh đáng kính của tôi mất đi vì một chứng bệnh nan y, một người bạn có nói với tôi:
  ” Anh viết về vị Chỉ huy khi Ông ta qua đời thì cũng là điều đáng trân qúy nói lên tấm lòng kính trọng của anh. Nhưng nếu anh viết bài này khi ông ấy còn sống thì ông ấy mới đọc được. Và đó là điều quan trọng. “
Tôi ngẫm nghĩ và nhận xét những lời nói này có gíá trị thực tế
Vì thế hôm nay tôi muốn ghi lại vài nét đặc trưng và trung thực không đặt vấn đề “ đánh bóng ” cá nhân về một vị Nữ lưu mà tôi đã có duyên may quen biết và làm việc chung từ trên 10 năm qua.
Photo_007
Chiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh và Lão Tướng Trần Hồng,
cùng các chiến hữu chống cộng ở Paris trên đường sang Vatican biểu tình ủng hộ Cha Tadeo Nguyễn văn Lý bị tai nạn trên đường

Người phụ nữ đó chính là người Nữ Chiến sỹ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh.
Nói về Nguyễn Thị Ngọc Hạnh chắc hẳn những đồng hương tại California vào năm 2000 không thể nào quên được hình ảnh của nhiều Phiên Toà xử một người phụ nữ Việt Nam được ghép vào tội ” Mưu toan sát hại Phó Thủ Tướng Cộng sản Nguyễn Tấn Dũng “ đang trong Phiên họp thương mãi với những thương gia Hoa Kỳ tại San Francisco. Bản án 5 năm tù để hồ sơ được lưu giữ vĩnh viễn trong Văn Khố Luật pháp Hoa Kỳ nói lên tội ác của Cộng sản Việt Nam trước dư luận Quốc tế đã đem lại niềm vui sướng, hãnh diện cho Chiến sỹ Nguyễn Thị Ngọc 
Photo_013
Đồng bào Nam, Bắc CA  hổ trợ phiên toà chiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh
Tôi được cơ may gặp được chị Ngọc Hạnh khi vào thăm chị tại Nhà tù Haskel, Texas
Photo_017
Nhà tù Haskel, Texas nơi giam giữ Chiến Sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh

vào năm cuối của Án lệnh và từ đó một Uỷ Ban Phát huy Tinh thần Chiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh được thành lập để tiếp tay cùng chị Ngọc Hạnh trong lý tưởng Quốc gia quyết tâm chấm dứt chế độ Cộng sản. 
Thời gian qua mau, 5 năm cấm cố đã mãn và người Chiến sĩ Tự Do này trở về với tiểu gia đình tại Trémuson, một làng nhỏ cách Paris khoảng 4 giờ xe lửa TGV. Vừa về đến gia đình, chưa kịp nghỉ ngơi Chị đã bắt đầu dấn thân và tiến xa hơn, kết hợp cùng nhiều người có cùng chung một Lý Tưởng. Tù đầy không làm giảm nhuệ khí của người con yêu Tổ Quốc Việt Nam mà tù đầy chỉ làm tôi luyện, hun đúc tấm lòng ái quốc sâu đậm hơn.

DSCN3960
Chiến Sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh tham dự Đại Hôi Quốc Tế ủng hộ Tibet 
Trong thời gian hơn hai năm qua sau khi Ra mắt ” Phong Trào Phụ Nữ Việt Nam hành động cứu nước ” tại Paris – Thủ Đô Pháp Quốc, chị lại tiếp tục một thân  một mình với chiếc ballot nhỏ cùng vài bộ quần áo thay đổi, không phấn son, không nữ trang dấn thân qua nhiều Quốc Gia đặc biệt là châu Á với ước vọng kết hợp những tấm lòng chí nguyện hầu giải thể chế độ Cộng sản.
247005_177376378984838_5321190_n
Chiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh vẽ CỜ trên đá nơi rừng núi Hy  Mã Lap Sơn

Một Văn Phòng rất khang trang được toạ lạc  tại Dharamsala, Ấn Độ luôn luôn  rộng mở đón tiếp mọi người thăm viếng. Trong tương lai sẽ mở thêm nhiều cơ sở tại một số Quốc gia tại Á Châu.
DSCN6514
Lá cờ kiêu dũng ” Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ ‘ của Việt Nam ‘đã rất nhiều lần xuất hiện tung bay ngạo nghễ tại nhiều thành phố cuả Ấn Độ, New Delhi trong các cuộc Biểu Tình nhất là trong chuyến viếng thăm của Chủ Tịch Trung Cộng Hồ Cẩm Đào vừa qua. Người Nữ Chiến sỹ này đi đến bất cứ một nơi nào trong vùng Đông Nam Á đều hãnh diện biểu dương màu cờ Tổ Quốc thân yêu bằng trọn vẹm tự hào và trang trọng.

IMG_6229
Chúng ta thường nghe nói : 
“ Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà chỉ khó vì lòng người ngại núi e sông. “:
Cá nhân tôi nghĩ rằng dù con đường trước mặt còn lắm gian nguy, đầy rẫy hiểm trở nhưng sẽ tuyệt đối không thể ngăn chận hay làm chùn bước đi của người Chiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh .
Cầu nguyện Hồn Thiêng Sông Núi, Anh Hùng Liệt Nữ luôn luôn ở bên cạnh người Nữ Chiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh trên bước đường góp sức hy sinh tìm một Sinh lộ cho Quê hương Việt Nam yêu dấu, để trên 80 triệu đồng hưong ruột thịt có một ngày mai tươi sáng, Tự do và Nhân quyền được tôn trọng.
Mong rằng ” chân cứng đá mềm ” trên bước đường gian nguy gập ghềnh trước mắt.
Nguyễn Tạ Quang
Người Lính già Quân lực Việt Nam Cộng Hòa 
Myerstown, Pennsylvania  ngày 06 / 12 / 2013

Giới Thiệu Bộ Phim “CHÚNG TÔI MUỐN SỐNG”

Lời Tòa Soạn: 
 Bộ phim CHÚNG TÔI MUỐN SỐNG được trình chiếu từ những năm cuối của thập niên 50s và đầu 60s. Nhiều thế hệ đã đi qua, từng là nạn nhân và nhân chứng. Những thế hệ đi sau là kẻ bàng quang khi xem những thước phim ghi lại một thảm họa đau thương của người dân trong thời kỳ “Cải cách Ruộng Đất”. Cuốn phim từ ngày xuất xưởng đến nay, lần đầu chúng ta được đọc một bài giới thiệu rất tổng quát, nhưng khá đầy đủ và lột được ý nghĩa của chủ đề bộ phim.
Đây cũng là lần đầu tiên những hình ảnh thực từ hiện trường do nhiếp ảnh gia Dmitri Baltermants của Liên Xô ghi vào ống kính, mãi cho tớí sau khi Liên Xô xụp đổ mới được “giải mật”. Những hình ảnh này do nhà văn Nguyễn Minh Cần cung cấp. Tòa soạn NGUỒN nhận được bài viết này của Chị Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, do một thân hữu chuyển đến. Để đáp lại tấm lòng và nghĩa khí bậc nữ nhi hào kiệt của tác giả, chúng tôi xin đăng tải Bài Điểm Phim này.
Trân trọng,
Tòa soạn KHƠI NGUỒN, số 29 Năm thứ Ba, Tháng 09/2006
LE QUYNH
Tài Tử Lê Quỳnh
“CHÚNG TÔI MUỐN SỐNG”
Là một bộ phim dựng lại bối cảnh lịch sử Việt Nam trước năm 1954. Với bầu nhiệt huyết  tuổi trẻ hăng say ngút ngàn, tinh thần ái quốc, hàng hàng lớp lớp thanh niên Việt Nam đáp lời sông núi tham gia các tổ chức chống Pháp, trong đó có Vinh, con trai ông bà Long, một địa chủ lương thiện và yêu nước.
chungtoimuonsong
Ông bà Long đã từng mang bạc vàng ra ủng hộ kháng chiến. Những năm thất mùa, nạn đói kém, ông bà Long đã mang hết gạo thóc ra phân phát cho dân làng và ủng hộ du kích xã.
Vinh, người con trai duy nhất của ông bà Long có một mối tình đằm thắm với cô giáo Lan, một cán bộ trong làng.Vì bổn phận làm trai và ước mơ cứu dân tộc thoát ách thực dân, Vinh đã bỏ lại cha mẹ già, người yêu để tham gia mặt trận Việt Minh và lập nhiều chiến công hiển hách.
Những chiến công Cao Bắc Lạng, Núi Voi, Đồng Khê… và rồi Vinh đã bị thương vì những phát súng từ phía sau lưng của tên Chính Ủy.
Trong khi đó thì Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam lại mưu mô lái mặt trận Việt Minh thành một công cụ của đảng Cộng Sản Quốc Tế. Tên Chính uỷ đã phù-thủy-hóa  mọi công trạng của  Đại đội trưởng Vinh và đồng đội của anh thành những chiến tích dâng “Bác và Đảng”.
Qua lời tên Chính ủy: Đại đội trưởng Vinh, hôm nay thu được nhiều chiến lợi phẩm, Bác và Đảng rất hài lòng. Tôi sẽ báo cáo lên cấp trên để tưởng thưởng  và cho đồng chí được nghỉ phép. Bác và Đảng ghi công đồng chí.”
Vinh từ tốn trả lời:
 “Xin cám ơn đồng chí Chính ủy, tôi chiến đấu đây không phải cốt để được ân thưởng mà mục đích là để giải phóng dân tộc ra khỏi ách thực dân và bất cứ một chế độ áp bức nào khác. Tôi chỉ biết chiến đâú vì Chính Nghĩa Quốc Gia Dân Tộc thôi.”
Nhưng rồi những chiến tích của Vinh được trả giá “tưởng thưởng” bằng cái chết bi thảm của song  thân.
OBLONG
Ông bà Long bị mang ra đấu tố dã man, bị chôn sống, bị những lưỡi cầy thân xác đớn  đau. Chiến dịch “Cải cách Ruộng Đất” của Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam, Cộng Sản đã lợi dụng, sách động mọi giai cấp để tiêu diệt, tàn sát một giai cấp khác hầu cướp đoạt mọi của cải, tài sản của người dân, làm tan nát vạn triệu gia đình, phá vỡ tình yêu hạnh phúc  lứa đôi, biến đồng lúa xanh tươi thành những biển máu và nước mắt của đồng bào vô tội. Tất cả để chứng tỏ lòng trung thành và tuân theo chỉ thị của đảng Cộng Sản Quốc Tế. Trước “Tòa Án Nhân Dân” trên tầng cao nhất của khán đài lộ thiên luôn luôn có treo ba bức ảnh khổng lồ:
Hồ Chí Minh ở giữa, Malenkov và Mao Trạch Đông  hai bên.  Chúng kích động hận thù giai cấp phải đào mồ chôn kẻ thù, như lời hô hào của Tố Hữu, một tên đồ tể đại gian ác:

 “Giết, giết nữa bàn tay không phút nghỉ,
   Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong.
   Cho Đảng bền lâu cùng rợp bóng chung lòng,
   Thờ Mao Chủ Tịch, thờ Stalin bất diệt.”

Vinh từ một Anh Hùng Dân Tộc  phút chốc “đổi  đời” thành người tù lao công với bản án  “Chung thân khổ sai”, một sự phản bội của Đảng mà Bác sỹ Dương Quỳnh Hoa, một “cán bộ” Cộng Sản đã phải buông lời trung thực:
VINH
 “Trong chiến tranh, Đảng sống gần nhân dân, sống trong lòng nhân dân. Khi chiến thắng, khi quyền lực nắm trong tay rồi, Đảng đã xem nhân dân như kẻ thù tiềm ẩn!”
Thảm cảnh của gia đình ông bà Long là thảm cảnh chung của giai cấp trí, phú, địa, hào dưới chế độ Cộng Sản. “Đặc trưng ngôn ngữ” mà tác giả muốn nói qua hình ảnh ông bà Long trước khi bị hành hình, ân huệ cuối cùng là xin được  cởỉ  trói. Lời ông Long: “Thôi bà à, dẫu sao cũng một lần chết. Dẫu có chết oan đi chăng nữa thì hãy cứ can đảm lên để con cháu mình có thể hãnh diện vì cha mẹ đã chết cho Tự Do của Tổ Quốc.”
Ý muốn nói: Người dân dưới chế độ Cộng Sản chỉ có thể được cởi trói khi đi vào cõi chết  nên hãy can đảm để một lần được chết cho Tự Do của Tổ Quốc.

Lan là người con gái đầy nhiệt huyết lý tưởng cách mạng. Lan tin tưởng chính sách “ Cải cách Ruộng Đất” là một “quốc  kế dân sinh” ngày mai sẽ mang lại hạnh phúc ấm no cho mọi tầng lớp nhân dân. Nhưng ngaỳ mai không bao giờ đến. Vì cố gắng để trở thành một cán bô Cộng Sản trung kiên phải biết sắt máu và gạt bỏ tình riêng, Lan đã vâng lời tên Chủ Tịch quất vào người Vinh những lằn roi rướm máu trong lần Vinh tìm cách bỏ trốn không thành bị bắt lại và bị cực hình tra tấn dã man.

Song
Lan và Vinh, hai mái đầu xanh, hai kẻ yêu nhau tha thiết với ước mơ một ngày cưới, một mái ấm gia đình nay trở nên hai giai cấp thù địch. Bị giằng xé trước lý tưởng ước mơ trở thành một “cán bộ”  và tình yêu éo le đớn đau trắc trở nên đã biến Lan thành điên loạn.
LAN

Hải, người thanh niên “văn công” đã thầm yêu Lan. Vì không được Lan đáp lại, lợi dụng lúc Lan tâm trí bất thường, Hải đã chiếm đọat Lan. “Cô cán bộ cuả nhân dân “đang tâm cuồng trí  loạn lại bị hành hạ bởi cái oan thai, cuối cùng Lan đã can đảm chọn cho mình một cái chết  để được trở về với Vinh, trở về vớí chính mình, để được cởi trói ra khỏi lý tưởng “cán bộ của nhân dân”, để được sống thật với lòng mình, sống thật với tình yêu, sống thật với lương tâm con người hay nói một cách khác Lan đã trở về với Dân Tộc.
Phần Vinh, cũng vì yêu, Vinh đã quên đi những đau thương oán trách lao mình đến với Lan bất chấp nòng súng bạo ngược đe dọa của những tên cán bộ. Trong cơn hấp hối này một tay Lan ôm lấy cái oan thai đang dẫy chết cố gắng với gọi người tình:
 “Anh Vinh, anh Vinh! Em không thể nào là cán bộ Cộng Sản được! Giờ này em mới thực sự trở về với anh.”

Phải, Lan không thể là “cán bộ Cộng Sản” vì Lan có trái tim con người, còn biết yêu, còn biết điều  thiện ác, còn có cảm giác khổ đau trong khi người “cán bộ Cộng Sản” luôn luôn hô hào phải tiêu diệt tất cả những kẻ địch.
 “Kẻ địch “đây gồm những người có tinh thần Quốc Gia, từ chối đứng dưới bóng cờ Cộng Sản Quốc Tế, từ chối làm tay sai cho một chế độ phản nước hại dân, là những cháu con Lý Thường Kiệt “Nam Quốc Sơn Hà, Nam đế cư.”

Tác gỉả đã đưa hình ảnh người lao công trong giấc ngủ nhọc nhằn đã mớ bằng những giọng cười ngất ngưởng để nói lên nụ cười, niềm vui, hạnh phúc thực sự chỉ có trong mơ của kiếp người dân đen dưới chế  độ Cộng Sản bạo tàn.
Bộ phim kết thúc với bối cảnh vượt thoát đầy hiểm nguy của Vinh và Hải cùng những lao công bất hạnh. Máu đã chảy dài trên con đường tìm Tự Do. Nòng súng của những “cán bộ nhân  dân” đã nã vào người dân cùng khổ  tay không một tấc sắt, phải đánh đổi cái chết  chỉ vì  MUỐN SỐNG!   
Trên con đường hoạn nạn còn lại, Hải và Vinh lênh đênh giữa biển trời nước mênh mông, trước nanh vuốt của bầy kình ngư “cá mập”  và Hải đã chết thảm vì bị cá mập cắt đứt  đi một phần thân thể.

Hải, người thanh niên đã một lần bị ném đá chỉ vì yêu, trước tiếng thở dài của những người lao công:
Đến thú dữ cũng không đối xử vớí nhau tàn tệ đến thế.” 
Tác giả đã họa lên bức chân dung  tuyệt vời về Tình Yêu, Dân Tộc, lòng vị tha qua hình ảnh hai người thanh niên Hải và Vinh, đáng lẽ ra là hai kẻ tình địch lại trở nên hai người  bạn đồng hành trên chiếc thuyền nổi trôi  theo cùng vận nước. Hai nạn nhân cùng khổ, dắt díu nhau đi tìm sự sống bên kia bờ vĩ tuyến.

Ngụ ý nói lên thế hệ thanh niên Việt Nam của cả hai miền Nam Bắc đều có cùng một tình yêu. Đó là Tình Yêu của Mẹ Việt Nam, tình yêu tổ quốc. Bầy cá mập tượng trưng cho chủ nghĩa Cộng Sản Quốc Tế, những thế lực hung tàn, bạo ngược đã nuốt chửng một phần thân thể  của Mẹ Việt Nam và đớn đau thay  nay chúng đã nuốt trọn thân thể của Mẹ Việt Nam  suốt 31 năm dài tang thương Quốc hận  khi chúng say men chiến thắng, say máu hận thù đã đưa dân tộc đến thảm họa vong bản vì giáo điều Mác, Lê, Mao đi ngược hoàn toàn với bản sắc truyền thống dân tộc.

CHÚNG TÔI MUỐN SỐNG đã phản ảnh trung thực nỗi thống khổ tận cùng của đồng bào miền Bắc khi miền Bắc rơi vào tay Cộng Sản, khi Hồ Chí Minh ký hiệp ước Genève chia đôi đất nước  năm 1954. Đây là những thưóc phim lịch sử, là tài liệu sống động, là bản cáo trạng về tội ác diệt chủng, chống nhân loại của Hồ Chí Minh  và tập đoàn “Mafia Hà Nội” là bọn tay sai Tầu Cộng tại Ba Đình.

Chủ đề phim muốn nói chủ nghĩa Cộng Sản chỉ là cái oan thai được tựu thành bởi sự hiếp dâm lên một thể xác, tinh thần điên loạn mà nó chỉ là giấc mơ không tưởng, một thiên đàng giả tạo, không bao giờ có sự thật.
Tôi viết những giòng chữ này bên song sắt lao tù vào ngày mùng 4 Tháng 7 năm 2006, ngày Lễ Độc Lập của nước Mỹ  trong một trạng tháí  đau đớn, xót  xa cho thân phận mình, cho thân phận Dân tộc mình. Đến bao giờ Tổ Quốc Việt Nam mới có ngày Độc Lập thật sự cho dân tộc?
Trong  tuyệt  vọng, Vinh đã tìm thấy ánh sáng, sự sống khi nhìn thấy là Quốc Kỳ “màu Vàng Ba Sọc Đỏ” phất  phới  tung bay trên một chiến hạm của Hảỉ Quân Việt Nam Cộng Hòa rực rỡ như ánh  Tháí Dương.

Trong nỗi chờ đợi hoài bão, khát vọng Tự Do, Nhân Quyền cho Dân Tộc, chúng ta đã tìm được những gì, có phương cách gì để cứu lấy Dân Tộc thoát hiểm họa diệt vong, trước nanh vuốt của những thế lực đen tối trong lúc lá Đaị Kỳ Chính Nghĩa “màu Vàng Ba Sọc Đỏ”, di sản thiêng  liêng của Tổ Quốc  vẫn còn đang ngạo nghễ tung bay cùng khắp vùng trời Tự do.

Rất trân trọng giới thiệu  bộ phim CHÚNG TÔI MUỐN SỐNG  của tác giả và Đạo  diễn Vĩnh Noãn vì nhận thấy mỗi người dân Việt Nam yêu nước chúng ta phải có trách nhiệm phát huy, tác động, giớí thiệu, phổ biến rộng rãi đến Cộng Đồng nhân loại về những chúng tích tội ác tầy trời của Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam được xây dựng bằng máu và nước mắt  của chính dân tộc Việt Nam, mà máu và nước mắt đó vẫn còn đang tiếp tục chảy, dầu đã 31 năm Việt Nam không còn tiếng súng.
Như một lời tri ân đến tác giả, người đã đem tâm huyết, tấm lòng dựng lên những thưóc phim vĩ đại để lại cho hậu thế như một sự ký thác sứ mệnh cứu nước cho thế hệ nối tiếp, như một lời nhắc nhở đến những ai có dịp xem qua bộ phim này. Đồng thời cũng là tiếng chuông cảnh tỉnh những người còn u mê, lạc lõng trong “thiên đường mù” của chủ nghĩa Cộng sản.
Chung
Bài viết này chắc chắn không phải là bài giới thiệu hoàn hảo bởi nghệ thuật là một công trình đa dạng muôn mầu mà kiến thức hiểu biết của tôi lại hạn hẹp nên chỉ mới nói lên một góc cạnh rất nhỏ của bộ phim, như bộ phim cũng chỉ mới nói lên một góc cạnh rất nhỏ đối với tộị ác bằng non của Cộng Sản Hà Nội, tội đồ dân tộc. Rất ước mong được học hỏi, góp ý từ những nhà làm nghệ thuật, các bậc học gia, thức giả qua những bài  giới thiệu độc đáo hơn và cũng làm sống lại chủ đề CHÚNG TÔI MUỐN SỐNG để trả lại công bằng cho lịch sử, cho những nạn nhân, những người đã chết vì Tự Do cho Tổ Quốc.
Nguyễn Thị Ngọc Hạnh
  Viết trong những ngày giằng xé tâm can
  Tình nhà, Nợ Nước
  Những ngày dài nơi Sở Di Trú Hoa Kỳ
  Haskell, Texas, July 4th, 2006.
Has

Chúng Tôi Muốn Sống / We Want To Live (1956)

http://www.youtube.com/watch?v=JE2RyvUWwgU (Preview

MUONSONG
TƯỜNG TRÌNH PHẦN 1

Kính gởi Ban Lãnh đạo Phong Trào Phụ Nữ Việt Nam Hành Động Cứu Nước,
Cùng toàn thể Anh Chị em chiến hữu, thân hữu và thành viên qúy mến,
Kính thưa Qúy vị, trong mùa lễ Tạ Ơn chúng tôi xin kính lời tri ân sâu xa đến toàn thể qúy liệt vị đã từ nhiều năm qua hổ trợ tinh thần lẫn vật chất cho Phong Trào có được những bước đi khiêm nhường góp phần mình vào đại cuộc chung.

OLYMPUS DIGITAL CAMERA
Chiến Sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh  cùng phái đoàn Tibet viếng thăm Thành Phố Taipei

Kính thưa Qúy liệt vị, đã hơn 6 tháng qua từ khi rời khỏi Taiwan,
TAIWAN
Thương nghị sĩ Chieh-Ju Chen Taiwan, Chiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh 
chúng tôi tiếp tục bôn ba khắp nẻo đường Châu Á góp phần mình bé nhỏ trong việc xây dựng lực lượng Liên Minh Tự Do Á Châu. Kết qủa tuy còn khiêm nhường nhưng may mắn đã liên kết được những tấm lòng chí nguyện cùng chung mục đích dù khác biệt màu da tiếng nói.
r1
Như chúng ta biết là Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương APEC bế mạc vào ngày 08/10/2013 tại Bali (Indonesia).
Hôm 09/10/2013, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN – khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh thường niên tại Brunei,
cung-dien-hien-hoa-tren-bo-bien
Cũng trong thời điểm này tại Brunei cũng có buổi Meeting của Liên Minh Á Châu đấu tranh cho Tự do tại Bandar Seri Begawan.
Ngọc Hạnh trở về Dharamsala tham dự buổi Meeting  với 8 quốc gia được tổ chức tại Văn Phòng Tibetan Social Service
pt
Sau phần khai mạc buổi lễ là thuyết trình về vai trò của các quốc gia Dân Chủ hỗ trợ Liên Minh Á Châu Tự Do. Đại  biểu, đại diên gồm có Hoa Kỳ, Australia, Germany, Belgium, Equador,  Việt Nam, India và Tibet.
DSCN6347
Chủ toạ là Dân Biểu Wilfred đại diện Chính Phủ Đức cùng với vị Đại Diện Chính Phủ Tibet, trao tặng qùa kỷ niệm và tuyên dương cho những tổ chức cá nhân đã đóng góp tích cực cho việc thành hình Liên Minh Châu Á.
344
Phần 2 là bàn về những công tác một năm qua của Tổ chức Tibetan Social Service.
81
Văn Phòng ” Liên Minh Việt Nam -Tibet đấu tranh cho Tự Do “ đã đươc dời về Gaden Choeling Nunnery.  
OLYMPUS DIGITAL CAMERA
Chiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh vẽ lại Banner

Văn Phòng mới được khánh thành vào ngày 2 tháng 11 năm 2013.
DSCN6513
Sau đó Ngọc Hạnh rời Dharamsala vì có công tác ở phía Bắc và về Nam Ấn để gặp gở phái đoàn Miến Điện,
DSC_0074

Kính thưa Qúy Tôn trưởng, riêng phần Ngọc Hạnh gần 2 năm qua Ngọc Hạnh bôn ba tìm thế Liên Minh, tìm thế chính trị trong vùng nhưng thực tế vẫn luôn sát cánh với Anh em trong  Quốc Nội  và nghiêng mình trước sự dũng cãm, lòng cao thượng sự hy sinh vô bờ bến của Anh Em.

Trong năm 2014 sắp tới đây, chúng tôi sẽ dồn mọi nổ lực về Quốc nội.

OLYMPUS DIGITAL CAMERA
Ông Phuntsok Wangdu Chủ Tịch Phong Trào Liên Minh Việt NamTibet và Chiến Sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đón tiếp vị Anh Hùng của nhân dân Tây Tạng người đã có gần 40 tù năm dưới chế độ Cộng sản Tàu

TẤT CẢ CHO QUỐC NỘI

hungdaodaivuong
Kính thưa Qúy Tôn trưởng, ngoài việc sát cánh cùng Anh Em đấu tranh Dân Chủ trên mặt nổi, chúng ta cần phải xây dựng lực lượng Cách mạng để đối đầu và trừng trị bọn cường hào ác bá đồng thời thắp sáng lên ngọn lửa quật cường đánh đuổi ngoại xâm. Không còn chần chờ gì nữa vì nước đã mất tới nơi rồi, và sức khỏe của chúng ta cũng không cho phép theo năm tháng.

Kính thưa Qúy Tôn trưởng, những gì Ngọc Hạnh trình bày đến Qúy liệt vị như một lời tri ân đến toàn thể Qúy liệt vị ân nhân đã chia sẻ phần gánh nặng của Phong trào Phụ Nữ Việt Nam Hành Động Cứu Nước cùng qúy ân nhân góp phần thành công Đại Nhạc Hội ” Tình Mẹ Bao La ” được tổ chức tại Montréal vào ngày 30 tháng 8 năm 2013 vừa qua.
dau

Đặc biệt là Chị Đặng Thị Danh – người “Thuyền Trưởng ” cũng là người phụ nữ khiêm nhường đã tận tụy hy sinh tất cả vì Tổ Quốc bằng trọn vẹn trái tim nhiệt thành ..

Hơn lúc nào hết chúng tôi cần bàn tay, tấm lòng của tất cả Anh Chị Em chiến hữu có cùng lập trường giải trừ Cộng sản đấu tranh cứu nước đang trên bờ vực thẳm.

Trân trọng kính chào Quyết Thắng,

Ngày 24 tháng 11 năm 2013

Nguyễn Thị Ngọc Hạnh

sẽ tường trình tiếp phần 2

Bồ Đề Đạo Tràng, Chùa Viên Giác
Giọt nước mắt San José và những bụi gai bên đường

ANH HUNG                                                           DANG NGOC                                                           VIET