Thursday, 3 April 2014

PHẦN HAI: BIẾT CÔNG DỤNG CỦA MÁY ĐO ĐƯỜNG TÌM ĐƯỢC NHIỀU BỆNH NAN Y

Máy đo đường huyết và máy đo áp huyết không phải chỉ dùng cho người có bệnh tiểu đưòng hay bệnh cao áp huyết mới cần dùng đến, đối với môn học Y Học Bổ Sung, thì ai cũng có thể dùng những máy này để khám tìm bệnh và để theo dõi kiểm soát cách ăn uống đúng hay sai, những thức ăn chúng ta ăn vào cơ thể có hợp với cơ thể hay không.

Nếu ăn uống những thức ăn hợp với cơ thể thì lượng đường-huyết trong máu khi bụng đói lúc nào cũng trong tiêu chuẩn từ 6.0-8.0mmol/l=100-140mg/dL, sau khi ăn no thì tiêu chuẩn bình thường từ 8.0-12.0mmol/l=140-200mg/dL

Tiêu chuẩn đường-huyết hiện nay tây y chưa thống nhất giữa ngành dược và ngành y.

Đối với ngành dược, trên hộp đựng que thử đường-huyết của hãng dược phẩm Contour ghi lượng đường-huyết bình thường từ 6.6-8.3mmol/l.

Nhưng đối với ngành y, hiệp hội các bác sĩ lại tự động hạ tiêu chuẩn thấp hơn, nên những ai có mức đường-huyết 6.0mmol/l xem như bệnh nhân đã có bệnh tiểu đường phải bị uống thuốc chữa bệnh tiểu đường, vì vậy ngành y chưa phát hiện ra những biến chứng đường-huyết bị hạ thấp thêm do thuốc uống gây ra nhiều bệnh mới của thời đại là mắt mù, cơ co bóp tim yếu làm suy tim, loãng xương, mất trí nhớ, đau nhức thần kinh gân cơ, chuột rút, teo cơ bắp thịt, chân tay yếu không có sức, suy thận mãn phải lọc thận, chán ăn, tiêu hóa kém và nhiều chứng bệnh nan y khác khi dùng thuốc trong thời gian dài suốt đời sẽ dẫn đến tử vong..

Những biến chứng do đường-huyết thấp gây ra nhiều bệnh nan y thì các công ty dược phẩm hoàn toàn không chịu trách nhiệm, vì ngành dược vẫn duy trì tiêu chuẩn an toàn từ 6.0-8.0mmol/l, chỉ có bệnh nhân là bị thiệt thòi

Điều quan trọng là cơ thể cần đường chuyển hóa, là đường dự trữ an toàn, phải cao hơn mức 6.0mmol/l+2.0mmol/l ( tương đương với 2 thìa nhỏ mật ong) khi cơ thể vận động sẽ làm hạ thấp đường-huyết xuống trở lại 6.0mmol/l lọt vào tiêu chuẩn sau khi vận động cơ thể bằng những bài thể dục khí công.

Ngành Y Học Bổ Sung có những bài tập thể dục khí công giúp cho bệnh nhân tự tập chữa bệnh bệnh áp huyết cao hay thấp, giúp cho khí huyết chuyển hóa gọi là Khí Công Trị Liệu (Qigongtherapy), vì nó là môn thể dục khí công, nên sau khi tập đều làm hạ đường-huyết, nên phải cần đường cung cấp năng lượng bị mất đi khi tập thể dục, hay khi làm việc lao động nặng bằng chân tay.

Chỉ có những người nằm một chỗ không thể vận động, như những người già trong Viện Dưỡng Lão, hay những người không hoạt động chân tay, thì không cần lượng đường dự trữ 2mmol/l, nếu không đường-huyết tăng cao hơn tiêu chuẩn sẽ là người có bệnh tiểu đường.


Ngoài ra, máy thử đường-huyết, đối với tây y chỉ có 1 công dụng thử đường-huyết, nhưng đối với ngành Y Học Bổ Sung, máy này có rất nhiều công dụng để chúng ta sử dụng trong việc khám tìm bệnh và chữa được những bệnh nan y như dưới đây :

A-Công dụng của máy đo đường :

1-Đo được sự tuần hoàn máu tốt hay xấu :

Thí dụ khi đo đường-huyết ở nhiều nơi khác nhau không có kết qủa giống nhau, nguyên nhân do khí huyết bị tắc nghẽn không lưu thông đều, hoặc cơ thể thiếu tập luyện cho đường tan vào máu đều khắp. Nếu đường trong máu được máu lưu thông đều khắp thì đo thử đường-huyết các nơi đều phải giống nhau.

2-Tìm được nguyên nhân nơi bị tê, đau :

Khi có một điểm đau nào, thử đường-huyết ngay tại điểm đau đó rồi thử đường nơi không đau cách vài phân sẽ thấy 2 kết qủa khác nhau nguyên nhân do nơi đau có kết qủa đường-huyết cao là do nhiệt làm đau hay kết qủa đưòng-huyết thấp là do hàn làm đau.
Thí dụ khi thử đường-huyết ở tay là 6.0mmol/l, nhưng điểm đau ở hàm nơi có răng đang bị đau, thử đường-huyết là 8.0mmol/l, vì nơi răng đau đang bị tăng nhiệt.

3-Tìm được nguyên nhân người lạnh hay các đầu ngón tay bầm tím tê và lạnh :
Nơi nào bị tê buốt lạnh như đầu ngón tay là nơi đó có kết qủa đường thấp dưới 5.0mmol/l trong khi nơi khác có kết qủa là 6.0-7.0mmol/l, chứng tỏ máu không đủ tuần hoàn ra đầu ngón tay do thiếu máu hay do tắc nghẽn khí huyết ở cổ tay, bệnh này khi bị nặng sẽ làm gân các ngón tay co rút do thiếu đường. Có những người bàn tay lạnh buốt, đầu ngón tay thâm tím, tây y tìm không ra bệnh, thật ra nguyên nhân do kiêng ăn ngọt, châm nặn máu trên đầu các ngón tay không ra máu, còn châm nặn máu trong lòng bàn tay để thử đường-huyết chỉ có 4.0mmol/l.

4-Tìm được nguyên nhân các ngón tay cổ tay co rút gân cứng không cử động như bình thường.

Nếu đầu tay thiếu đường-huyết do kiêng ăn đường là đường trong máu thấp dưới 4.5mmol/l gây ra hậu qủa co cứng gân cổ tay làm ngón tay đau phong thấp khớp. Khi các ống dẫn máu bị nghẹt co rút do đường nơi đó thấp làm dây thần kinh ngoại biên bị co thắt làm đau cả cánh tay vai làm cho áp huyết bên tay đau bị cao áp huyết. Bệnh này tây y thường gặp và chữa ngọn bằng cách mổ gân cổ tay, sau khi mổ bệnh vẫn còn đau như lúc chưa mổ vì chưa làm hạ áp huyết và bổ sung thêm đường làm giảm co thắt thần kinh ngoại biên, và hậu qủa của mổ đã làm các ngón tay không co nắm được.

5-Tìm được nguyên nhân đau đầu migrain lâu năm trở thành ung thư sọ não.

Khi đo đường-huyết nửa bên đầu không đau so với bên đau, kết qủa hai bênh chênh lệch khác nhau do thực chứng hay hư chứng, có nghĩa là đau bên kết qủa cao là thực chứng, hay đau bên kết qủa thấp là do hư chứng, nếu kết qủa thấp dưới 3.5mmol/l mà đo ở ngón tay như bình thường có kết qủa thấp 4.0-5.0mmol/l thì đó là dấu hiệu sau này tế bào não không đủ máu nuôi dưỡng và thiếu đường là thiếu oxy não, nếu có thêm chứng thiếu máu áp huyết thấp không dẫn máu nuôi não, tế bào não trở thành tế bào ung thư.

6-Tìm được nguyên nhân co giật thần kinh mặt, méo miệng liệt mặt.

Khi mặt má môi có hiện tượng co giật một bên, khi thử đường bên má này sẽ có kết qủa thấp dưới 4.0-5.0mmol/l so với bên mặt má bên không bệnh là 6.0mmol/l, điều đó chứng tỏ là các dây thần kinh thiếu đường làm thần kinh số 7 dẫn đến má mặt bị co thắt hay tắc máu, trường hợp này không phải là bị stroke, vì áp huyết thấp thiếu máu.
Còn trường hợp bị Stroke do áp huyết cao, và bên mặt bị liệt có nhiệt độ cao hơn má không liệt, khi đo đường-huyết bên liệt cao hơn bên không bị liệt, và cao hơn ở ngón tay.

7-Tìm được nguyên nhân đường-huyết qúa cao nhiều năm làm mờ mắt, hay phải cưa chân.

Người nào khi thử đường-huyết ở đầu mày (huyệt Toản Trúc) có kết qủa trên 10.0mmol/l, dù có uống thuốc hạ đường khi đo ở ngón tay thấp, nhưng đo đường ở mắt không hạ .
Người nào đo có đường-huyết qúa cao trên 30.0mmol/l mà chích insulin không chuyển hóa đường trong máu cho hạ thấp được do chức năng gan tỳ bị nhiệt không hấp thụ và chuyển hóa, theo đông y
gan nhiệt làm tăng áp huyết, tỳ nhiệt làm tăng nồng độ máu, khiến da bị nhiệt dễ bị lở do tế bào bị hoại tử, vết lở không lành làm mủn da thối thịt phải cưa cắt bỏ tránh lây lan.

8-Tìm được nguyên nhân chữa bệnh cao áp huyết bằng bài tập khí công lại hay bị té xỉu .

Có một bệnh nhân cao áp huyết, trước khi tập đo được
TT: 197/105mmHg nhịp tim 82 TP: 205/114mmHg nhịp tim 85, không có máy đo đường vì bác sĩ nói không có bị bệnh tiểu đường. Tôi thử đường sau 1 giờ ông ăn trưa xong. 5.9mmol/l
Khi đến tôi, ông khiếu nại là tập bài Cúi Lạy không được vì mỗi lần tập xong 15 phút thì chóng mặt xuất mồ hôi muốn xỉu mà áp huyết vẫn cao, nên không tập nữa.

Tôi cho ông biết cơ thể ông thiếu đường, vì đường dưới tiêu chuẩn, theo tiêu chuẩn mới của hãng Dược Phẩm Contour lúc bụng đói từ 6.6 đến 8.3mmol/l, sau khi ăn, đường trong máu phải cao hơn 8.3mmol/l thì cơ tim không bị suy yếu làm hở van tim ở số tâm trương tay trái 105 và ở tay phải 114, nếu 2 số này cao thì hay bị tức ngực khó thở dễ bị nhồi máu cơ tim và đột qụy.

Đường trong máu của ông qúa thấp đó là lý do ông không thể tập bài khí công nào được, vì khi cơ thể vận động ra mồ hôi thì tự động đường trong máu xuống.

Đường hiện nay là 5.9mmol/l khi ông tập đường xuống thấp hơn dưới 5.0mmol/l thì mệt. Dưới 3.8mmol/l sẽ bị té hôn mê bất tỉnh, người co giật, và đột qụy.

Tôi cũng đã cảnh báo ông nhiều lần là đường trong máu thấp sao ông không uống thêm mật ong hay ăn thêm ngọt. Ông trả lời các bác sĩ nói tôi không bị bệnh tiểu đường, đường trong máu tốt, nếu ăn thêm ngọt, đo đường lên 7.0mmol/l sẽ bị bệnh tiểu đường nên tôi sợ không dám ăn ngọt
Tôi nói với ông, bây giờ tôi muốn chứng minh cho ông thấy môn tập Khí Công Trị Liệu không bao giờ sợ bệnh tiểu đường, vì khi tập bài Kéo Ép Gối Thổi Ra Làm Mềm Bụng theo phương pháp XẢ khí là thổi hết hơi trong bụng và dùng đầu gối ép sát vào bao tử và gan cho xẹp xuống, tiếp theo là đếm nhẹ chậm 1,2,3 là phuơng pháp BUÔNG thả lỏng các cơ môi miệng và bụng cho mềm để khí trong bụng xẹp xuống, nó còn có công dụng đầu gối ép vào bao tử và gan khi tập 200 lần sau mỗi bữa ăn là để co bóp bao tử xay nghiền thức ăn cho nhuyễn thành chất lỏng cho mau hấp thụ và chuyển hóa thức ăn, và vị trí của bao tử bị đẩy lên đẩy xuống nhiều lần sẽ kích thích lá lách tiết insulin để làm cân bằng lượng đường từ thức ăn trong bao tử và trong máu.

Đường rất cần để nuôi bắp thịt, sinh thịt và làm mạnh chức năng cơ co bóp của tim. Người thiếu đường thì cơ co bóp tim bị suy, mắt bị mờ, không có bắp thịt săn chắc, nên bắp thịt của các lực sĩ to khỏe săn chắc nhờ ăn nhiều đường và tập luyện xuất mồ hôi thì đường được chuyển hóa hết, nên không bao giờ bị bệnh tiểu đường đối với những người lao động bằng cơ bắp.

Bài tập Cúi Lạy cũng có công dụng vừa làm hạ áp huyết và hạ đường như bài Kéo Ép Gối theo phương pháp XẢ-BUÔNG 1,2,3.

Bây giờ ông muốn tập bài nào cũng được nhưng ông phải uống 2 thìa đường trước khi tập. Sau khi uống 2 thìa đường, đo lại đường lên 6.5mmol/l, rồi tôi hướng dẫn ông tập bài Kéo Ép Gối Xả-Buông 1,2,3... thay vì mỗi lần tập 200 cái áp huyết và đường mới xuống, nhưng ông mới tập 50 lần, trán ông xuất mồ hôi lạnh, tôi nói ông ngưng lại để đo áp huyết và đường
Kết qủa TT 192/106mmHg nhịp tim 76, TP: 198/108mmHg nhịp tim 80, đường xuống 5.4mmol/l

Tôi lại cho ông uống 2 thìa đường, lau mồ hôi trán, rồi tập tiếp 100 lần, bắt đầu trán xuất mồ hôi nữa, mặt hồng hào.

Đo lại áp huyết TT: 180/98mmHg nhịp tim 72, TP: 176/95mmHg nhịp tim 70, đường 5.9mmol/l

Ông uống thêm 2 thìa đường rồi tập thêm 100 lần cho đủ số 200 lần, đo lại áp huyết và đường kết qủa áp huyết và đường xuống : TT: 165/94mmHg nhịp tim 71, TP: 158/97mmHg nhịp tim 69, đường 6.2mmol/l. Mặt ông hồng hào, trán xuất nhiều mồ hôi nóng, bụng mềm nhỏ lại, ông cho biết người ông khỏe, không chóng mặt, chân tay đi đứng nhẹ nhàng, đầu không bị nặng như đá, không bị nhói tim ngực, dễ thở.

Ông bảo máy đo đường quan trọng qúa, thôi để tôi về mua máy đo đường để biết đường thấp thì uống thêm đường, mọi lần tập bài Cúi Lạy tập được khoảng 50 cái là muốn chóng mặt, muốn xỉu muốn ngã luôn. Vợ ông nói : Ông ấy đã ngã rồi đấy chứ.

Một tuần sau ông cho biết nhờ tập bài này mà ông đã khỏe không cần phài uống thuốc hạ áp huyết, ông đã biết cách tập tự điều chỉnh áp huyết và đường lúc nào cũng nằm trong tiêu chuẩn tuổi :
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

9-Biết nguyên nhân mắt lé hay cận thị do đường-huyết thấp.

Chúng ta xem thêm bài viết kinh nghiệm của 1 học viên dưới đây :

Không có chất ngọt sẽ không có sự sống trên hành tinh 

Đầu thư con xin cảm ơn Thầy không thể kể hết được và một lần nữa thấy sự quan trọng của đường huyết trong cơ thể con người .Nếu trên trái đất này không có chất ngọt chắc là không tồn tại cuộc sống của con người

 Ngày 12/3/2014 con có một đứa trẻ tên là Daniel Havna 11 tuổi  bị mắt trái lé kéo vào trong ,lưng gù và đi lệch về bên phải .chân trái  đi đá vào bên trong .Bác sỹ nói không chữa được cháu còn nhỏ không biết làm thế nào mẹ cháu nói vậy .Cũng bởi lẽ ngày 24/2/2014 có đứa bạn tên là Jaroslav một mát trái đeo 4.5 điôp mất phải đeo 3,5 điôp mới có 9 tuổi mà bác sỹ nói không chữa được mà phải chờ đến 19 tuổi mới mổ được nhưng mẹ cháu kể là mỗi năm cả 2 mắt đều kém đi .Mẹ cháu viết thư cho con nhiều lần và hỏi không biêt có chữa được không, con bảo cứ đến xem vì nếu chờ đến 18 tuổi mà vài năm nữa cháu bị mù thì sao, vậy là cháu đến.
 Con đo huyết áp
Tay trái 100/49/68
Tay phải 93/44/71
Chân trái 119/44/64
Chân phải 113/63/90
Đo đường 4.8 mmo/l, đuôi mắt trái 2,0mmol/l con chữa và chỉnh cho đường lên 6.6 mmol/l sau 2 giờ chữa song cả 2 mát nhìn rõ và không cần đeo kính nữa, con mới hỏi là cháu đi học ngồi ở bàn đầu hay bàn cuối cháu bảo ngồi bàn đầu .Vậy là mai trở đi không cằn đeo kính nữa .Hôm sau mẹ cháu nói là cô giáo bị sốc vì không hiểu sao cháu không cần đeo kính nữa.

Trường hợp thứ hai cháu cháu Daniel Havna 11 tuổi bị 3 bệnh kể trên là do cháu Jaroslav 9 tuổi giớ thiệu đến
Daniel Havna 11 tuổi
Tay trái 108/68/87
Tay phải 107/67/84
Chân trái 142/81/92
Chân phải 131/75/115
Đường huyết 2,6 mmol/l 
Sau 2 giờ chữa theo phương pháp của Thầy cho uống 150 g đường 4 lần huyết áp đo được là
 Tay trái 107/61/84
 Tay phải 108/66/89
 Chân trái 114/65/83
 Chân phải 122/68/87

Người cháu gầy yếu, con có nói là cần phải cho cháu ăn thêm nhiều chất ngọt, mẹ cháu bảo vì trong gia đình có người bị tiểu đường nên sợ cháu bị tiểu đường .Sau 2 giờ chữa xong tất cả các bệnh kể trên đều biến mất, cả 2 mẹ con chố mắt nhìn con và bào không tin được có phải trong giắc mơ không và bào cháu đi lại một hồi lâu xem có phải sự thật không, và bào chỉ tiếc là hôm qua mẹ cháu đã phải đầu tư mua cho cháu kính dâm đeo để khỏi bị lộ là mất lé .và mẹ cháu hỏi là có bị lại không con bảo nếu bị lại con trả gấp 2 lần số tiền 50EU .Và hôm qoa 29/3/2014 cháu có qua chỗ con nói là mắt  còn hơi bị lé con bảo nguyên nhân là cháu còn thiếu nhiều máu, bao tử ăn không tiêu, con cho uống 100 gam đường và bắt cháu tập lượng đường lên  7,4 mmol và 100% mắt hết lé

Qua đây một lần nữa con xin cảm ơn Thầy mà không có thước nào đo được và khẳng định chất ngọt quan trọng như thế nào trong cuộc sống của con người trên hành tinh này mà không biết bao nhiêu người bị lâm bệnh và chết oan uổng do thiếu đường
 Cảm ơn Thầy và chúc Thầy không bao giờ xa chúng sinh
Con Nguyễn Văn Tý tại Slovakia

10-Tìm được nguyên nhân mắt bị mù dần, hay quên, hay buồn ngủ và mệt mỏi, chân tay yếu.

Người không bị tiểu đường và kiêng sợ không dám ăn đường, vì sợ tiểu đường cao bị cưa chân tay, nhưng có ngờ đâu đường-huyết qúa thấp mà không biết, vì không bị bệnh tiểu đường nên không có máy đo đường, nhưng họ cũng có những dấu hiệu bệnh như người có bệnh tiểu đường đang dùng thuốc trị bệnh tiểu đường.

Khi người bị bệnh tiểu đường cứ uống thuốc trị tiểu đường do bác sĩ dặn, yên chí mình sẽ không còn sợ bị bệnh đường-huyết cao nữa, nên khi đo đường-huyết thấy càng thấp càng tốt, nhưng có ngờ đâu khi đường trong máu thấp dưới 4.0mmol/l khi đo ở tay, thì đường-huyết trên mắt sẽ thấp hơn làm teo gai thị giảm thị lực dần cho đến khi không đủ máu nuôi tế bào thần kinh thị giác trở thành mù.

Như vậy mắt bị mù dần không phải do đường-huyết cao mà do thuốc trị tiểu đường làm hạ thấp đường-huyết trên mắt làm mù mắt.

11-Biết chức năng gan tỳ chuyển hóa đường tốt hay xấu

Khi đo dường ở 3 nơi khác nhau : ở ngón tay như bình thường, ở huyệt Tỳ Ẩn Bạch góc móng ngoài ngón chân cái bên trái, ở huyệt Gan Đại Đôn góc móng trong ngón chân cái bên chân phải, 3 kết qủa phải gần giống nhau, là chức năng điều tiết insulin còn tốt, ngược lại ba kết qủa chênh lệch khác nhau nhiều, thí dụ ở ngón tay đo đưọc 6.0mmol/l, ở ngón Tỳ 8.0mmol/l, ở ngón Gan 5.5mmol/l, như vậy là chức năng của Tỳ hư không tiết đủ insulin để làm hạ đường, hay nếu ở Gan là 4.5mmol/l thì chưc năng gan dư chất chua đã phá huỷ đường trong gan...

12-Biết thức ăn nào làm tăng hay giảm đường

Nhiền người cho rằng bệnh tiểu đường không được ăn bánh bao làm đường-huyết sẽ tăng cao. Tại sao chúng ta không thử đường-huyết trước và sau khi ăn xem sao. Thực tế trước khi ăn đo đuờng 7.0mmol/l, sau khi ăn 1 cái bánh bao lớn, sau 30 phút thử đường-huyết còn 5.5mmol/l.
Tây y cho rằng ăn bánh mì ít lên đường hơn ăn gạo trắng, lý do là bánh mì có bột lên men làm nở bánh, nhưng lại không biết bánh bao nở xốp hơn bánh mì hấp thụ đường và tiêu hóa nhanh hơn.

Tùy theo chức năng hấp thụ và chuyển hóa thức ăn của mỗi người khác nhau, nhiều hay ít, chúng ta muốn biết thức ăn nào làm tăng hay giảm đường-huyết, chúng ta nên đo đường-huyết trước và sau khi ăn bất cứ một món thức ăn, nước uống hay một loại trái cây nào. Nhờ phương pháp kiểm chứng này mà chúng ta biết chọn thức ăn phù hợp để tự điều chỉnh lượng đường-huyết mà không cần phải dùng thuốc chữa bệnh tiểu đường sẽ không làm tê liệt chức năng khí hóa tự nhiên của tạng phủ.

Nhờ phương pháp kiểm chứng những món ăn, thức uống như các loại trái cây, các loại nước uống...như xoài, nhãn, nước coke, pepsi, nước trà xanh, hột Chia (CHIA seed), Flax seed, lá dứa, hột é đười ươi, Hạnh nhân Nam-Bắc...chúng ta sẽ thấy loại nào làm tăng đường-huyết nhiều hoặc loại nào làm hạ đường huyết nhiều, để biết cách dùng phân lượng cho phù hợp..

13-Dùng kim thử tiểu đường thay kim châm cứu

Để châm nặn máu nơi các điểm tê, sưng, đau, hay châm vào các đầu ngón tay chân để làm thông khí huyết ra đến đầu ngón tay chân, hay các điểm đau của bệnh gút, hay châm nơi huyệt Nhân Trung, Hạ Quan, Nghinh Hương, Giáp Xa, Ty Trúc Không, Ngư Yêu, nặn máu để chữa bệnh liệt mặt, méo miệng, hay châm vào huyệt Phong Phủ, Phong Trì nặn máu để thông khí huyết lên đầu chữa bệnh tắc khí huyết lên đầu làm đau nhức đầu cổ gáy, hay châm vào đường kinh Mạch Đốc 7 đốt xương cổ hay giữa các đốt xương cột sống lưng nặn máu để chữa bệnh đau cột sống do thoái hóa đĩa đệm, hay châm vào Bát Liêu, Hoàn Khiêu, Mệnh Môn để chữa thần kinh tọa.....

Có thể dùng kim châm thử tiểu đường châm vào nơi nào đau do bệnh nhân chỉ, gọi là A-thị-huyệt (huyệt là 1 điểm, thị là tại chỗ, A là khi đụng vào bị đau kêu lên 1 tiếng a !). Chúng ta dùng ngón tay ấn đè thử vào nơi đó với lực mạnh, bệnh nhân sẽ cho biết cảm giác rất đau, chúng ta chỉ việc châm nặn máu ra được giọt máu đen, và sau ra máu loãng đỏ tươi là khỏi bệnh. Có thể châm vào những bướu mỡ, bướu nước trên da tay, lưng, trên da đầu, 10 đầu ngón tay chân... để chữa những bệnh đau nhức. Khi châm nặn máu xong, thoa dầu nóng lên vết châm vừa có công hiệu sát trùng vừa làm ấm để thông khí huyết.
Cấm không được châm vùng mắt dưới, và tránh châm vào gân máu sẽ bị nổi vết tím bầm máu.

14-Đặc biệt cấp cứu tai biến mạch máu não :

Cần châm nặn máu thật nhiều ở huyệt Chí Âm góc móng ngoài ngón chân út ở hai chân là đường kinh Bàng Quang chạy lên đầu và vào khóe đầu mắt trong, nặn máu từ khi không ra máu cho đến khi ra máu đen đặc, cho đến khi ra máu đỏ đặc, đến khi ra máu đỏ loãng, để giải tỏa áp lực khí ép vỡ mạch máu não làm xuất huyết não gây tử vong trong lúc cấp cứu tai biến mạch máu não.
Từ góc ngón chân út lên đỉnh đầu ví như hệ thống ống dẫn nước lên lầu 10, vỡ mạch máu não giống như vỡ ống nước trên lầu 10, nếu lên trên lầu 10 để sửa ống nước thì không kịp, nước tràn ra ngập lầu 10 giống như máu xuất ra làm chết não, cấp cứu ngay bằng cách đập vỡ ngay ống dẫn nước dưới đất, nước trào ra đất sẽ không còn áp lực sọ não làm xuất huyết thì bệnh nhân đã qua cơn nguy hiểm, sau đó châm nặn máu 10 đầu ngón tay chân để cho máu ứ có lối thoát không làm tăng áp huyết gây thêm biến chứng tê liệt.


15-Nhịp tim thấp, mắt mờ, run tay chân, người lạnh, tiêu chảy

Môt bệnh nhân 50 tuổi khai bệnh có nhịp tim thấp, mắt mờ, run tay chân, người lạnh, tiêu chảy, yêu cầu áp huyết và đường-huyết có kết quả như sau:
Sau khi ăn sáng : Áp huyết tay trái 110/68mmHg nhịp tim 55, tay phải 105/65mmHg nhịp tim 52

Trước ăn sáng: dđo đường-huyết 72mg/dl (4mmol/l). Sau ăn 2 tiếng: 128mg/dl (7.1mmol/l)
Cách chữa :

So với áp huyết tiêu chuẩn tuổi thì thấp : 120-130/70-80mmHgmạch tim đập 70-75  áp huyết  tuổi trung niên(41 tuổi-59 tuổi)

Uống 1/3 ly nước Coke, Coca rồi tập bài Kéo Ép Gối Làm Mền Bụng 600 lần liên tục không nghỉ. Chỉ cần để ý khi đang tập bị mệt hay xuất mồ hôi là cơ thể lại thiếu đường phải uống thêm 1/3 ly Cke rồi tập tiếp cho đủ số.

Sau đo đo lại áp huyết và đo đường, nếu đường còn thấp dưới 7.0mmol/l thì uống 1/3 ly Coke còn lại, nếu trên 7.0 thì không cần uống.

Có 2 loại làm tăng đường là Coke và Pepsi, nhưng Coke làm tăng áp huyết cho người có áp huyết thấp. Pepsi  làm tăng đường nhưng làm hạ áp huyết

Còn tăng đường rồi tập Kéo Ép Gối 600 lần làm tăng chức năng hấp thụ chuyển hóa của tỳ vị mạnh lên nó sẽ sản xuất ra nhiều insulin để cân bằng những chất ngọt từ thức ăn vào cơ thể, vì cơ thể cấn chất ngọn nhiều mới giúp tiêu hóa tốt để phân phối năng lượng cho các cơ quan tạng phủ khác, giống như xe phân phối nhiên liệu cho những xe khác ở các nơi xa, mà chính xe của nó phải có nhiều nhiên liệu mới chạy khắp nơi khắp được.

Nhiên liệu của tỳ vị là chất ngọt, nhiên liệu của tim là chất đắng, nhiên liệu của phổi là chất cay, nhiên liệu của thận là chất mặn, nhiên liệu của gan là chất chua.

Nếu trong thức ăn mà không đủ các chất này cung cấp cho 5 tạng thì chức năng của tạng đó yếu dần sẽ phát sinh ra bệnh. Do đó bệnh tiểu đường mà không cho ăn đường và tập khí công làm tăng khả năng tiết insulin, thì chức năng tỳ vị liệt không sản xuất ra insulin, mà phải cần viện trợ thuốc insulin bên ngoài vào cơ thể, chỉ là tạm bợ nhờ viện trợ, cơ thể sẽ chết dần vì lười không tự hoạt động khí hóa được nữa, lúc đó thức ăn và thuốc uống vào cơ thể không thể hấp thụ và tiêu hóa được đến giai đọn đó, tây y mới phát hiện ra tế bào ung thư, do các tế bào không được nuôi dưỡng.

Nên đối với chức năng khí hóa tang phủ theo lý thuyết đông y thì chất ngọt rất cần cho chức năng tỳ vị hấp thụ và chuyển hóa thức ăn và phải tập Kéo Ép Gối tăng khi lực giúp nó đi giao năng lượng cho các tạng khác.

16-Biết được bệnh loãng xương do đường-huyết thấp.

Đường-huyết thấp gây ra nhiều biến chứng từ nhẹ đến nặng theo thời gian dùng thuốc trị tiểu đường

như mệt mỏi cơ bắp, cơ tim, teo thần kinh thị giác làm mắt mờ, suy tim, hở van tim, hoa mắt, chóng mặt, đau nhức thần kinh tay chân, thần kinh gân cơ, thần kinh chức năng co bóp vủa bao tử, gan, phổi, thận...

Khi dùng thuốc trị tiểu đường mà không cho ăn đường lại làm hạ đường-huyết trong cơ thể thì đường-huyết trong máu thử vẫn có thì từ đâu ra ? Đó là đường được rút ra từ cơ bắp thịt để ưu tiên cho cơ tim hoạt động co bóp bơm máu, khi cơ bắp teo hết không còn đường cung cấp cho tim hoạt động thì cơ thể rút chất ngọt trong xương ra cho tim hoạt động.

Các tế bào xương là những tế bào calci được đường làm chúng liên kết lại cho xương cứng, phản ứng oxy và đường thay cũ đổi mới cho xưong thường xuyên không bị huỷ hoại, chứ không phải uống thuốc calcium làm chắc xương nếu không có đường làm nhiệm vụ liên két thì calciun không trực tiếp thay xương được.

Như vậy chúng ta đã biết nguyên nhân tại sao người bị đường huyết thấp về già lại bị loãng xương, xương xốp, rỗng dễ gẫy, mặc dù có uống calcium, khi calcium không có đường làm chất liên kết vào xương sẽ trôi nổi trong máu, khi thử máu lại có nhiều calci trong máu, còn bệnh loãng xương lại gia tăng, khi máu đặc và xalci dư thừa thận không thể nào lọc ra dđược trở thành sạn thận và sạn bàng quang, và trở thành huyết hóa vôi tạo ra bệnh gút trong các khớp ngón tay chân, khi châm nặn máu vào những nơi sưng đau nó không chảy ra máu mà chảy ra chất sữa và bột trắng như mủ.

Khi đường trong xương mất hết là lúc bệnh nhân nằm một chỗ, tim đập thoi thóp vì hết đường trong cơ thể để giúp cơ tim đập co bóp bơm máu tuần hoàn, người hôn mê, lú lẫn đi dần vào giấc ngủ ngàn thu giống như xe đang chạy mất điện.

17-Biết được bệnh mắt tốt hay xấu liên quan đến đường-huyết và cách chữa.

Nhờ khám bệnh bằng máy đo đường đã biết được nguyên nhân và cách chữa các bệnh như mờ, bị mù, rách võng mạc hay sưng, hoặc mắt to mắt bé do đường cao hay thấp..
Một người lớn tuổi trên 70, khi đọc báo không cần đeo kính, ai cũng cho là mắt tốt. Nếu lấy trường hợp này làm tiêu chuẩn để tìm nguyên nhân, nên tôi đã xin phép họ cho tôi làm một cuộc thửnghiệm :

Trường hợp 1 : Một bà trên 70 tuổi, mắt tốt, không có bệnh bị tiểu đường hay cao áp huyết :

Tôi đo áp huyết tay trái 136/83mmHg mạch 70, tay phải 137/85mmHg mạch 71. Đo đường ở ngón tay 6.5mmol/l, ở huyệt Toản Trúc đầu chân mày trái 6.4mmol/l, ở huyệt Toản Trúc đầu chân mày phải 6.3mmol/l. Cả hai kết qủa áp huyết và đường-huyết lọt vào tiêu chuẩn, nên không có bệnh.

Trường hợp 2 : Một ông trên 70 tuổi, mắt tốt, áp huyết hơi cao, tiểu đường hơi thấp.

Tôi đo áp huyết bên tay trái 145/85mmHg mạch 78, tay phải 143/88mmHg mạch 76, đo đường ở ngón tay 5.0mmol/l, đo đường ở huyệt Toản Trúc mắt trái 6.1mmol/l, mắt phải 6.3mmol/l. Mắt còn tốt vì đường-huyết trên mắt vẫn còn nằm trong tiêu chuẩn.

Trường hợp 3 : Một bệnh nhân trên 70 tuổi, có bệnh tiểu đường đang dùng thuốc, mắt không cần đeo kính.

Tôi đo áp huyết tay trái 125/80mmHg mạch 67, tay phải 128/80mmHg mạch 66, đo đường ở tay 9.8mml/l ở mắt trái 7.8mmol/l, mắt phải 8.5mmol/l. Tôi hỏi ông thấy mắt nào rõ hơn, ông trả lời mắt trái rõ hơn.

Trường hợp 4 : Một ông trên 70 tuổi, không có bệnh tiểu đường, mắt mờ, có bệnh áp huyết cao, không dùng thuốc mà tập khí công.

Tôi đo áp huyết tay trái 152/90mmHg mạch 75, tay phải 142/88mmHg mạch 77, đo đường ở mắt trái 9.5mmol/l, mắt phải 9.1 mmol/l. Đường ở ngón tay 7.0mmol/l. Ông đi khám mắt bác sĩ nói tăng nhãn áp, có cườm nước cần phải mổ, ông không mổ, không lái xe ban đêm được, ông bảo để thử tập khí công Bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng sau mỗi bữa ăn 30 phút trong thời gian một năm xem sao.

Một năm sau ông đến giới thiệu một bệnh khác cho tôi, ông nói nhờ tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng mỗi ngày 500 lần, dạo này con mắt thấy rõ lắm, lái xe ban đêm được rồi. Tôi đo lại đường trên mắt trái 7.8mmol/l, mắt phải 7.3mmol/l. ở tay 7.1mmol/l.

Như vậy chúng ta có thể kết luận đường cần phải được chuyển hóa đều trong cơ thể bằng cách tập khí công, để nồng độ đường trong máu ở bất kỳ nơi nào trong cơ thể đều tương đương với nhau khắp mọi chỗ, và phải nằm trong tiêu chuẩn 6.0-8.0mmol/l dù có bệnh tiểu đường hay không.

Nếu đường thấp hay cao ngoài tiêu chuẩn thì sẽ có bệnh về mắt. Cũng trên nguyên tắc tìm sự lưu thông khí huyết tốt hay không tốt bằng cách đo nồng độ đường trong máu có được chuyển hóa đều và đủ tiêu chuẩn không, chúng ta sẽ biết được nguyên nhân do ăn uống đủ hay thiếu đường, có tập luyện thông khí huyết để chuyển hóa hay không, nhờ đó đã khám phá được nhiều nguyên nhân của bệnh nan y về mắt hoặc các bệnh khác và cách chữa như dưới đây ..

Trường hợp 5 : Bệnh nhân khai bệnh mờ mắt.

Tôi đo đường khi chưa ăn sáng, độ đường châm nặn máu đo ở ngón tay trỏ 13.5mmol/l, châm nặn máu ở huyệt Toản Trúc góc đầu mày bên mắt phải, là nơi cung cấp khí huyết lên mắt của đường kinh Bàng Quang, đo được 9.0mml/l, ở huyệt Toản Trúc bên mắt trái đo được 16.8mmol/l. Tôi hỏi bệnh nhân mắt bên nào bị mờ, bệnh nhân trả lời mắt trái bị mờ.

Đo áp huyết tay phải 110/75mmHg mạch 68, bên tay trái 105/72mmHg mạch 65, như vậy là do ăn uống không có chất bổ máu để làm tăng áp huyết, và thức ăn lại hàn lạnh nên mạch đập chậm. Trong khi đó đo nhiệt độ ở lưỡi bệnh nhân đo bằng máy bấm nhiệt độ, thì cao 37.8 độ C, ở Trung Quản giữa bụng sờ lạnh, nhiệt kế đo được 36.0 độ C, điều này chứng tỏ bệnh nhân không tập luyện cử động thể dục thể thao nên cơ thể chỗ nóng chỗ lạnh, nồng độ đường trong máu không đều nên đo đường khác nhau ở nhiều chỗ.

Tôi hướng dẫn bệnh nhân tập bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 3 lần bài hát 1,2,3…, tập xong bảo bệnh nhân ngậm miệng giữ khí, đo áp huyết lên 118/78mmHg mạch 80, trán và lòng bàn tay rịn mồ hôi. Châm nặn máu ở 2 huyệt Toản Trúc, bên trái đo được 11.6mmol/l, bên phải đo được 9.5mmol/l, nhờ bài tập này mà nồng độ đường ở mắt đã xuống, nhưng chưa đúng với tiêu chuẩn khi bụng đói từ 6.0-8.0mmol/l.

Tôi yêu cầu bệnh nhân tập tiếp lại bài này 3 lần nữa, đo lại đường ở huyệt Toản Trúc trái xuống 9.3mmol/l, mắt phải. 8.8mmol/l. áp huyết hai tay lên 124/80mmHg mạch 82.

Tôi cho bệnh nhân biết, thông thường mọi bệnh nhân đều biết rằng tập khí công để chữa bệnh tương đương có công hiệu như thuốc, nhưng vì không có máy móc để đo xem liều lượng thời gian tập đủ chưa, nên nhiều người cứ tưởng tập xong thì khỏi bệnh, chỉ là đoán mò. Còn căn cứ vào thời gian tập 2 lần thì đường ở Toản Trúc từ 16.8 mmol/l đã giảm xuống còn 9,3mmol/l ở mắt trái, như vậy cần phải tăng thêm thời gian tập 1-2 lần nữa, thì đường mới lọt vào tiêu chuẩn được. Như vậy số lượng tập. thời gian tập do bệnh nhân tự đo đường và áp huyết để kiểm chứng và quyết định tập lâu hay mau, tập nhiều hay ít.

Có hai loại bệnh nhân chữa bệnh không bao giờ khỏi hẳn bệnh :

Một loại là lười tập, cứ tưởng là uống thuốc sẽ khỏi bệnh đã là sai với nguyên tắc của đông y. Bệnh do cả khí và huyết gây ra bệnh. Huyết gây ra bệnh thỉ chữa bằng thuốc, bằng ăn uống, nhưng cơ thể còn cần phải có khí để hấp thụ và chuyển hóa thuốc men và thức ăn mới biến đổi máu xấu thành máu tốt được.

Một loại thứ hai là có tập, tưởng rằng cứ tập thì cơ thể sẽ chuyển hóa làm thay đổi khí huyết thì sẽ khỏi bệnh, nhưng không có kiểm chứng bằng máy móc xem loại bài tập đó có phù hợp với bệnh của mình không, thí dụ mình cần tăng áp huyết phải tập bàì Càn Khôn Thập Linh hay bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực chẳng hạn, mà lại tập bài thổi hơi ra làm hạ áp huyết, hoặc mình cần tập bài làm hạ áp huyết, lại tập bài Càn Khôn Thập Linh làm tăng áp huyết. Hoặc cần hạ đường trong máu thấp, lại tập bài làm tăng nồng độ đường trong máu. Hoặc có tập đúng bài làm tăng hay hạ đường, nhưng thời gian tập không đo kiểm chứng theo dõi xem đã đủ liều lượng chưa, nếu chưa đủ liều lượng thì chưa dứt khỏi hẳn bệnh.

Trường hợp 6 : Chóng mặt hoa mắt do nồng độ đường trong máu cung cấp lên mắt thiếu.

Một nữ bệnh nhân khai hay bị chóng mặt hoa mắt. Đo áp huyết nằm trong tiêu chuẩn thấp, đo đường ở tay khi bụng đói 6.0mmol/l đúng tiêu chuẩn vì bệnh nhân cho biết hằng ngày có uống thuốc trị tiểu đường.

Tôi đo nồng độ đường nơi huyệt Toản Trúc, bên trái 4.1mmol/l, bên phải 5.8mmol/l. Tôi hỏi thử xem bệnh nhân bị mờ mắt nào, thì bệnh nhân trả lời mắt trái. Như vậy mắt trái thiếu nồng độ đường trong máu, cũng có nghĩa là thiếu oxy, đông y gọi là thiếu dương khí.

Tôi hướng dẫn bệnh nhân tập bài Cúi Ngửa 4 Nhịp để cung cấp máu lên nuôi mắt 20 lần, rồi đo lại nồng độ đưởng ở 2 huyệt trên, đường ở mắt bên phải lên 6.2mmol/l, đường ở bên trái không lên nhiều, chỉ được 4.4mmol/l, chúng ta nghĩ ngay đến sự tắc nghẽn khí huyết, do đó khi châm nặn máu chúng ta cũng phải quan sát mầu máu khi nặn, thì khi nặn máu lần thứ hai ở mắt bên phải ra máu đỏ, còn mắt bên trái nặn lần thứ hai đã khó ra, và ra ít máu đen, khi thử đường vẫn thấp, tiếp tục nặn cho ra máu đỏ, chảy dễ, lúc đó đo lại, thì nồng độ đường lên 6.6mmol/l.

Nhờ những thử nghiệm này mới thấy lý thuyết về khí và huyết tuần hoàn của đông y đúng từ mấy ngàn năm cho đến ngày nay mà ngành y khoa tây y chưa biết hết, và những sự áp dụng trong chữa bệnh không hiểu hết công dụng, nếu không nhờ máy móc dụng cụ y khoa đo để kiểm chứng.

Trường hợp 7 : Một mắt không thấy đường, một mắt chỉ thấy được 30%, bác sĩ nhãn khoa kết luận rách võng mạc.

Một nữ bệnh nhân 45 tuổi, khai bệnh, bác sĩ mắt cho biết bị mù một bên mắt trái không thấy đường, mắt bên phải thấy được 30%, bác sĩ nhãn khoa bảo do rách võng mạc cần phải mổ, bệnh nhân hỏi tôi xem có chữa được không.

Tôi trả lời sau khi thử nồng độ đường vào mắt thiếu hay dư thừa mới biết kết qủa.

Tôi châm nặn máu ở huyệt Toản Trúc trên đầu chân mày bên mắt trái, đo được 4.4mmol/l, đo huyệt Toản Trúc bên mắt phải 5.4mmol/l.

Điều đó chứng tỏ máu không tuân hoàn đều vào nuôi hai mắt, huyệt Toản Trúc thuộc kinh Bàng Bàng dẫn khí huyết vào mắt để nuôi mắt, còn huyệt Ngư Yêu giữa chân mày và giữa con ngươi lên, là huyệt làm sáng mắt.

Khi châm nặn máu không ra, nặn tiếp khi máu ra là máu bầm đen, đo đường có kết qủa như trên. Tôi tiếp tục nặn cho máu ra nữa, cho đến khi máu ra loãng và đỏ tươi, tôi dơ 1 ngón tay trước mắt bệnh nhân và hỏi, cô có nhìn thấy ngón tay của tôi không, bệnh nhân trả lời có thấy.

Tôi hỏi mắt bên nào nhìn rõ, bệnh nhân trả lời mắt bên phải nhìn rõ. Tôi đo lại đường, thì huyệt bên phải độ đường lên 7.5mmo/l, bên trái 6.6mmol/l, tôi nặn máu ở mắt bên trái tiếp, máu không ra nữa.

Tôi hướng dẫn tập bài Cúi Ngửa 4 Nhịp đưa máu lên nuôi mắt, vi thế khi cúi xuống đầu phải thấp hơn mông, mông chổng lên trời, tôi vỗ từ lưng xuống cổ gáy để dồn máu lên đầu, lên vùng gáy, và thấy hai vành tai đỏ hồng lên, khi bệnh nhân tập xong, mặt đỏ hồng, tôi nặn máu tiếp bên trái, máu ra, đo đường tăng lên 7.1mmol/l.

Tôi nói, bây giờ hai bên mắt đã thấy rõ rồi, hãy nhìn ngón tay tôi di chuyển, thì mắt nhìn theo, mục đích cho con ngươi cử động thông khí huyết cho chức năng vận động mắt và làm tăng sự điều tiết của mắt. Ngón tay tôi đưa lên, bệnh nhân đưa mắt hướng lên, ngón tay tôi đưa xuống bệnh nhân đưa mắt theo xuống, ngón tay tôi đưa qua trái, mắt bệnh nhân đưa qua trái, ngón tay tôi đưa qua phải, bệnh nhân đưa mắt qua phải, ngón tay tôi quay tròn, thuận chiều, nghịch chiều, mắt bệnh nhân đều đưa theo, ngón tay tôi đưa xa, lại gần, bệnh nhân đều thấy rõ.

Sau đó tôi đo đường ở ngón tay như y tá đo thử đường bình thường sau khi ăn theo tiêu chuẩn KCYĐ từ 8-12mmol/l, mà đường trong máu của bệnh nhân thấp có 6.0mmol/l sau khi ăn, chứng tỏ bệnh mắt do thiếu nồng độ đường trong máu.

Cách châm nặn máu để cho máu lưu thông nuôi mắt xem máu có lưu thông đều hai bên mắt không, nếu độ đường hai bên mắt giống nhau nằm đúng tiêu chuẩn, thì cả hai mắt đã phục hồi tốt..

Một người khỏe mạnh không bệnh tật thì thử đo áp huyết, đường và nhiệt kế thì bất cứ nơi nào cũng phải gần giống nhau không chênh lệch qúa, do đó cách khám nồng độ đường trong máu để biết khí huyết có lưu thông đều hay không sẽ chính xác hơn là đo nhiệt độ bên ngoài da.

Bệnh nhân sau khi tập, và được khuyên nên ăn thêm chè ngọt, đo áp huyết nhịp tim thấp, được khuyên uống Quế Mật Ong, làm tăng áp huyết, tăng nhịp tim đập và tăng đường trong máu. Người chông bệnh nhân đứng cạnh hỏi vợ :

Em thấy mắt thế nào ? bệnh nhân trả lời : Em nhìn thấy rõ rồi.

Người chồng ngạc nhiên hỏi lại : Thật sao ?

Tôi nói : Cô chạy một vòng cho ông ấy xem. Mọi người đều ngạc nhiên thấy cô chạy như người bình thường, mà không phải nhờ chồng dắt đến vì mắt bị mù nữa.

Trường hợp 8 : Sưng đầu chân mày mà không đau, bác sĩ muốn mổ.

Khi bệnh nhân hỏi tôi phải làm sao cho hết sưng, chỉ làm mất thẩm mỹ chứ không đau.

Tôi dùng nhiệt kết đo ở nơi sưng, nhiệt kết chỉ Lo. Tôi châm nặn máu ở điểm không có nhiệt, nặn không ra máu, cho đến khi ra máu, đo độ đường 4.0mmol/l, nhiệt kế chỉ 36.6 độ C, như vậy máu cũng đã chạy đến, nhưng nồng độ đường trong máu chưa đủ tiêu chuẩn, tuy nhiên đường đo ở ngón tay là 6.8mmol/l. Chứng tỏ đường trong máu đủ, nhưng máu không tuần hoàn lên đầu vì thiếu tập luyện để cơ thể có nồng độ đường đều trong máu, tôi hướng dẫn bệnh nhân tập bài Cúi Ngửa 4 Nhịp 20 lần để đưa máu lên đầu.

Sau đó cho bà nhìn trong gương treo trong phòng, thấy nơi sưng ở đầu chân mày đã biến mất.

Trường hợp 9 : Một bệnh nhân, bác sĩ cho biết mắt sắp bị mù không chữa được do bệnh tiểu đường nặng hơn 30 năm.

Bệnh nhân từ Mỹ gọi điện thoại đến phòng mạch hỏi tôi có chữa được không. Tôi bảo bà đo áp huyết và đo đường trước và sau khi ăn 30 phút, cho tôi biết kết qủa, tôi mới trả lời được.

Sau 2 tiếng đồng hồ, bà gọi điện thoại cho biết kết qủa như sau :

Áp huyết tay trái trước khi ăn 125/78mmHg mạch 67, sau khi ăn 115/75mmHg mạch 65. Tay phải trước khi ăn 120/80mmHg mạch 65, sau khi ăn 112/81mmHg mạch 64, đường trước khi ăn 4.0mmol/l, sau khi ăn 4.2mmol/l.

Tôi nhận lời chữa, và 1 tuần sau bà sang Montreal ở lại 1 tuần để điểu trị trong 3 lần chữa.

Tôi cho bà biết, bà đã phạm sai lầm vừa uống thuốc hạ đường một lần, vừa không ăn chất ngọt, cơ thể mất thêm đường lần thứ hai, bà uống nước chanh, nước đá lạnh làm loãng nồng độ đường trong máu lần thứ ba, do đó cơ thể không đủ nồng độ đường trong máu để lưu thông lên nuôi mắt mặc dù bà có tập luyện.

Chanh đã làm hạ áp huyết xuống dưới tiêu chuẩn tuổi của bà :

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Mạch nhịp tim của bà đập chậm, theo đông y là mạch trì, chỉ là cơ thể hàn, khi cơ thể hàn, đồng tử nở lớn nên mất chức năng điều tiết. Thông thưởng mắt điều tiết con ngươi khi ra nắng thu hẹp lại 4mm, vào bóng tối con ngươi nở lớn ra 6mm. Con mắt của bà ra nắng hay vào bóng tối đều không có điều tiết, con ngươi lúc nào cũng nở lớn 7mm.
Tôi đo đường hai huyệt Toản Trúc, bên mắt trái 3.8mmol/l, mắt phải 4.0mmol/l.
Tôi cho bà uống thử 4 thìa đường, tập bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần làm tăng áp huyết để chuyển hóa đường, rồi day Hà Đồ Lạc Thư thông khí huyết lên đầu nuôi mắt, con ngươi mắt thu nhỏ lại 6mm, áp huyết lên 130/80mmHg mạch 70.

Tôi bảo bà sang Nhà Hàng bên cạnh ăn tô phở cho nhiều cay nóng, ăn xong trở lại tôi đo đường và áp huyết. Bà bảo thế không sợ bánh phở làm tăng đường à ?

Tôi bảo cơ thể bà cần đường chứ không phải dư đường, nếu còn tiếp tục uống thuốc làm hạ đường là một sai lầm của tây y. Tất cả đúng hay sai đều phải thử nghiệm lọt vào tiêu chuẩn của tây y thì mới khỏi bệnh, thiếu và thừa đều gây ra bệnh, đó là theo nguyên tắc đông y lúc nào cũng giữ quân bình nằm trong tiêu chuẩn.

Sau 3 lần chữa bằng cách điều chỉnh Tinh-Khí-Thần, Tinh là điều chỉnh thức ăn làm tăng áp huyết tăng đường, Khí là tập khí công bài Đứng Hát Kéo Gối lên Ngực 200 lần, Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần sau mỗi bữa ăn 30 phút làm chuỳển hóa đường, thông khí huyết toàn thân và Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần làm tăng thân nhiệt và tăng áp huyết, day Hà Đồ Lạc Thư cho con ngươi mắt thu nhỏ lại. Thần thì tập thở Đan Điền Thần, luyện lại mắt bằng cách đọc báo chữ lớn in đậm để mắt được điều tiết thường xuyên.

Trước khi trở về Mỹ, đo đường ở hai huyệt Toản Trúc, mắt trái 6.2mmol/l, mắt phải 6.5mmol/l. Áp huyêt ổn định theo tiêu chuẩn tuổi.

Bà hỏi, nếu nhỡ về Mỹ mắt mờ trở lại thì sao. Tôi dặn khi thấy mắt mờ, điều đó chứng tỏ không đủ nồng độ đường trong máu lên mắt. Khi châm vào huyệt Toản Trúc, thử đường nếu dưới 6.0mmol/l, thấy mầu máu đen, thì cứ tiếp tục nặn ra máu đõ, loãng, dễ chảy, đo lại đường thấy lên trên 6.0mmol/l là mắt lại sáng như bình thường.

Mấy tháng sau có những bệnh nhân từ Mỹ sang chữa bệnh, những người này nói bệnh nhân bị mù mắt nay đã khỏi, giới thiệu chúng tôi sang đây nhờ thầy chữa bệnh.

Trường hợp 10 : Mắt trái tự nhiên bé hơn măt phải.

Một ông lớn tuổi nói với tôi nhờ tập khí công nên đường và áp huyết ổn định rồi, nhưng sao con mắt trái nhìn mờ, và mắt trái từ từ nhỏ lại, mở mắt không lớn bằng mắt phải.

Tôi trả lời : Cũng do nồng độ đường trong máu chuyển vào mắt bệnh thấp hơn bên kia.

Ông nói : Nhờ thầy thử đường trên mắt tôi xem có đúng như thầy nói không ?

Tôi châm nặn máu huyệt Toản Trúc phải, đo đường 12.5mmol/l, ông bảo tôi mới vừa ăn xong, như vậy cũng tạm được. Đo mắt trái độ đường 14.8mmol/l. Tôi nói, như vậy ông đã biết lý do tại sao mắt bên trái bệnh.
Ông hỏi, vậy đường không đều phải làm sao ?
Tôi trả lời : Dễ lắm chỉ cầm làm cho máu tuần hoàn đều, chia đều thân nhiệt và đường trong máu nơi nào cũng giống nhau thì khỏi bệnh. Nhưng tôi thấy đầu mũi ông trắng xanh, là suy tim, nên nhịp tim không đều.

Ông trả lời : Áp huyết của tôi thì được, nhưng nhịp tim lúc nào cũng thấp trên dưới 65.

Tôi nói : Như vậy, KCYĐ có bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 200 lần, vừa làm tăng áp huyết, làm mở rộng van tim, tăng thân nhiệt và làm hạ đường trong máu.

Ông được hướng dẫn tập thử 25 lần, đo lại đường trên hai huyệt Toản Trúc đường xuống còn 9.2mmol/l bên phải, 9.7mmol/l bên trái, mặt ông hồng lên.

Ông cho biết, tự nhiên mắt phải thấy rõ, nhìn vào gương, thấy hai mắt mở lớn đều nhau chứ không bị mắt to mắt nhỏ.

Ông hỏi còn nhịp tim thấp phải làm sao.

Tôi trả lời sau mỗi bũa ăn, ông nên uống Quế Mật ong, làm tăng thân nhiệt, tăng nhịp tim lên từ 70-80 thì ngưng, nếu tăng trên 80 thì nguời bị nhiệt, táo bón và áp huyết tăng cao hơn.
Vì thế thức ăn uống hay thuốc men để điều chỉnh cho khỏi bệnh thì ngưng, không bao giờ uống thuốc suốt đời lại sinh ra bệnh khác.

Trường hợp 11 : Một bệnh nhân đến khai, mắt trái nhìn như có ruồi bay hay như có vướng màng nhện .

Tôi đo đường bên huyệt Toản Trúc trái nồng độ đường 14.5mmol/l, huyệt Toản Trúc bên mắt phải 10.5mmol/l.

Châm, nặn máu đo đường xong, tôi tiếp tục nặn ra máu nhiều lần, khi ra hết máu đen bầm, ra đến máu đỏ tươi, đo lại đường, nồng độ đường trong mắt phải xuống 9.0mmol/l, mắt trái 9.8mmol/l.

Tôi hướng dẫn ông tập bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực, 50 lần, Cúi Ngửa 4 Nhịp 10 lần, đo đường lại thấy xuống, mắt phải 8.5mmol/l, mắt trái 8.9mmol/l. Bệnh nhân cho biết hết nhìn thấy ruồi luẩn quẩn ở mắt trái rồi.

Trường hợp 12 : Môt bệnh nhân đang dùng thuốc chich insulin để chữa bệnh tiểu đường, mắt càng mờ dần, không còn lái xe được.

Tôi đo đường ở huyệt Toản Trúc mắt trái 4.2mmol/l, huyệt Toản Trúc mắt phải 4.4mmol/l, đo ở ngón tay như mọi người thường đo là 6.1 mmol/l. Tôi hỏi ông đã ăn gì chưa, ông trả lời : Đã ăn rồi.

Tôi cho biết ông lạm dụng thuốc trị tiểu đường, nên đường trong máu thấp qúa, cơ thể mất năng lượng, và gân cơ thịt bị teo lại, không đủ khí huyết tuần hoàn.

Nếu ông không tin, ông xem trên hộp que thử đường của nhà sản xuất công ty dược phẩm Contour có ghi khi bụng đói đường trung bình từ 6.6mmol/l đến 8.3mml/l là đúng tiêu chuẩn.

Ông bảo ông không nhìn thấy rõ. Đó là do hậu qủa của sự lạm dụng thuốc.

Ông nói, sao tây y khi thử đường, những người nào có độ đường 6.0mmol/l đã bắt phải uống thuốc trị tiểu đường rồi.

Tôi trả lời : Có thể là sai lầm của tây y sau mười mấy năm mới phát giác ra những người có đường thấp có nhiều biến chứng nguy hiểm hơn đường cao, như chết âm thầm, mù mắt, suy nhược thần kinh, tâm thần, gân cơ co rút đau, tay chân rút gân co quắp...thì đã qúa muộn.

Nếu ông muốn mắt sáng, ông có chịu uống nước nóng pha 2 muổng đường ngay bây giờ không, để ông biết sự thật máu đủ đường và máu thiếu đường khác nhau ra sao không. Dù sao ngành dược tây y đã có tiêu chuẩn giới hạn từ 6.6-8.3mmlol/ khi bụng đói, mà hiện nay ông bụng no mà đường mới có 6.1mmol/l thì sợ gì đường lên cao, cứ thử uống đường rồi đo lại, còn ông sợ thì KCYĐ có phương pháp tập cho đường trong cơ thể được hấp thụ và chuyển hóa, để đường sẽ xuống thấp trở lại ngay.

Ông nghe lời, thế là ông uống 1 ly nước nóng pha 2 thìa đường, sau đó thử đường ở tay lên được 7.0mmol/l, nhưng ở mắt chưa lên.

Tôi hướng dẫn ông tập bài Cúi Ngửa 4 Nhịp 20 lần, tôi châm nặn máu ở hai huyệt Toản Trúc cho ra hết máu đen, đến khi máu đỏ chảy ra loãng và tươi, bắt đầu thử đưòng, đường hai bên mắt lên, bên trái 6.2mmol/l, bên phải 6.4mmol/l. Ông nói : Ủa, mắt tôi sáng thật rồi nè !

Có nhiều người hỏi tập thể dục khí công của thầy, đường có xuống không ?

Trên nguyên tắc, bất cứ tập loại khí công nào cũng đều làm thay đổi áp huyết lên hoặc xuống, nhưng khi tập thời gian lâu khiến cơ thể xuất mồ hôi thì đường và cholestrerol đều xuống, vì thế chúng ta không lấy làm lạ, thỉnh thoảng có người tập, mà huấn luyện viên không theo dõi để ý đến những người nào đang tập mà mồ hôi xuất ra, mặt trắng mà không hồng hào, hơi thở dốc, có vẻ mệt, là phải cho nghỉ, vì đường đang xuống thấp. Nếu không để ý đến họ thì tự nhiên họ bị té ngã chết giấc và hôn mê, mất oxy trong não.

Gặp trường hợp này không nên hốt hoảng, một tay bấm huyệt Nhân Trung duy trì oxy trong não, và cho bệnh nhân ngậm cục kẹo rồi sau đó pha trà gừng mật ong cho uống, bệnh nhân tỉnh dậy tập tiếp như thường. Nên phòng tập thể dục khí công cần phải có kẹo, đường trà gừng mật ong để cấp cứu trong những trường hợp này.

Tóm lại : Nhờ máy thử tiểu đường KCYĐ đã khám phá ra được nhiều nguyên nhân gây bệnh và cách chữa có kết qủa. Nay chúng tôi muốn phổ biến những kinh nghiện đến với mọi người biết cách tự khám, tự chữa theo phương pháp điều chỉnh Tinh-Khí-Thần, để đừng bị sai lầm trong việc lạm dụng thuốc chữa bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng thành tật suốt đời ngoài ý muốn.

Bài đọc thêm :

Bệnh đường-huyết thấp nguy hiểm chết người nhiều hơn là người có đường-huyết cao

Cảnh báo : Cơ thể cần đường để chuyển hóa, nếu thiếu đường chuyển hóa gây ra nhiều bệnh nan y dẫn đến tử vong.

Theo tây y kết qủa 3 số của máy đo áp huyết là kết qủa số tâm thu, tâm trương và nhịp tim, và theo kinh nghiệm của ngành Y Học Bồ Sung Khí Công Y Đạo là kết qủa của Khí lực/Huyết/Đường trong máu.

Nếu một người khỏe mạnh, làm việc bình thường mỗi ngày, không thấy mệt mỏi đau nhức, thì đường trong máu phù hợp với nhịp tim mạch theo áp huyết tiêu chuẩn tuổi như dưới đây :
95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60-120 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)
Ở tuổi thiếu nhi và thiếu niên đang phát triển ít bệnh tiểu đường, nhưng từ tuổi thanh niên trở lên cho đến tuổi già lão niên, khi bụng đói, tiêu chuẩn đường trong máu đo được nằm trong tiêu chuẩn 6.0-8.0mmol/l thì tương đương với nhịp tim đập 65-70 ở tuổi thanh niên, 70-75 ở tuổi trung niên, và 70-80 ở tuổi lão niên.

Khi đông y bắt mạch, nếu cơ thể nhiệt hay cơ thể hàn (mạch sác hay mạch trì) sẽ làm nhịp tim thay đổi theo, nhưng lượng đường trong máu thay đổi nghịch với mạch, đó là mạch bị bệnh
Tiêu chuẩn đường trong máu đối với một người khỏe mạnh không bị bệnh tiểu đường thì đường nằm trong tiêu chuẩn khi bụng đói là 6.0-8.0mmol/l (100-140mg/dL) và sau khi ăn được 30 phút tiêu chuẩn đường từ 8.0-12.0mmol/l (140.0-200.0mg/dL), vẫn còn nằm trong tiêu chuẩn an toàn theo tiêu chuẩn cũa hãng dược phẩm Accu-Chek Aviva chia làm 2 loại bệnh : Bệnh đường huyết thấp từ 1.7-3.3mmol/l, bệnh đường-huyết cao từ 14.4-19.1mmol/l.

Còn hãng dược phẩn Contour ghi tiêu chuẩn trên hộp que thử tiểu đường hết hạn sử dụng 07/2014 khi bụng đói từ 5.6-7.8mmol/l= 101-140mg/dL, nhưng tiêu chuẩn mới hết hạn 01/2015 lại tăng tiêu chuẩn cao hơn, khi bụng đói 6.7-8.4mmol/l để cơ thể có thêm năng lượng đường chuyển hóa để phòng ngừa không bị tai biến khi vận động sẽ bị tiêu hao năng lượng làm hạ đường.
1-Tìm hiểu dấu hiệu bệnh và nguyên nhân nào làm hạ đường-huyết để biết cách đề phòng :

A-Dấu hiệu bệnh :

Khi đường bắt đầu hạ thấp từ 4.0mmol/l xuống đã có các triệu chứng sau :

Đau nhức đầu, mặt tái nhợt như trúng gió, thân nhiệt thấp, chảy mồ hôi lạnh, cáu kỉnh, chân tay tê lạnh bủn rủn, lọng cọng cầm một vật không vững, cảm thấy đói, khóc, nói năng lộn xộn, thần kinh mặt co rút mắt môi má co giật nhẹ, mất ý thức, không tỉnh táo linh hoạt, buồn ngủ, đi không vững muốn té ngã.

Những người đo đường thấy kết qủa 4.5mmol/l dù chưa thấy triệu chứng nào cũng cần phải uống nước nóng pha 2 thìa nhỏ mật ong để giữ cho lượng đường trong máu không bị tụt thấp, nhất là khi đang đói hay lái xe dễ bị lạc tay lái gây tai nạn.

Nếu đường-huyết thường trực thấp dưới 5.0mmol/l sẽ làm đau mỏi cổ gáy, đau nhức đầu cổ gáy vai tay và trở thành liệt bại, co rút ngón tay, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, và những nơi nào trong cơ thể không đủ đường giữ thân nhiệt sẽ bị đau, dùng súng nhiệt kế đo vào những điểm đau đó đều có nhiệt độ thấp 35 độ C, hoặc thấp hơn máy báo “Low” là thấp không đo được, trong khi những nơi không đau có nhiệt độ bình thường 36.5-37.5 độ C

B-Biến chứng của bệnh giảm đường huyết ở người lớn :

1-Nếu có hôn mê do giảm đường-huyết, sẽ kèm theo co cứng khít hàm, chóng mặt, vã mồ hôi, đôi khi chân tay co giật.

2-Nếu không bị hôn mê, thì bị động kinh cứng lưỡi liệt thanh quản, liệt mặt, liệt nửa người một tay, loạn vận ngôn (rối loạn lời nói, nói ngọng), rối loạn thị giác nhìn 1 hóa 2, nhưng chỉ thường vài phút rồi trở lại bình thường.

3-Rối loạn tâm thần như say rượu giả, ảo giác, lộ vẻ lo âu sợ hãi như ma làm, như sắp có người hãm hại, bỏ nhà ra đi lang thang, nói năng mất ý thức như trẻ con, giảm tự trong, tim đập nhanh, buồn nôn, đánh trống ngực, lóa mắt, ù tai, cơn đói cào ruột, mệt đột ngột, người run, trầm cảm bị kích thích, đôi khi đau nửa đầu.

Trường hợp nặng : Hôn mê xảy ra đột ngột, hôn mê sâu, co cơ hàm hoặc cơn co giật toàn thân, có khi liệt nửa thân. Nhiệt độ giảm. Có trường hợp tự nhiên tỉnh dần trong vài giờ hay vài ngày. Nếu tiêm glucoza thì khỏi nhanh hơn. Có trường hợp tử vong vì trụy tim mạch trong các cơn nặng. Điều đặc biệt trong chứng hạ đường huyết tự phát là cơn xảy ra lúc đói, rất đúng giờ, giống nhau, hay bị đi bị lại nhiều lần. Nếu lấy máu làm xét nghiệm, thấy đường-huyết hạ.

Khi tế bào não không được cung cấp glucose (đường), người bệnh rơi vào tình trạng rối loạn suy nghĩ, mất định hướng, nhức đầu, lên cơn co giật, bất tỉnh, hôn mê

Tuy có nhiều dấu hiệu khác nhau, nhưng nguyên nhân đã được thống kê theo kinh nghiệm của tây y :

1-Hoạt động thể lực tác động làm co cơ bắp, cơ bụng làm xuất mồ hôi nóng.
2-Hoãn hay nhịn 1 bữa ăn làm thiếu đường, hoặc ăn trễ, ăn không đúng bữa
3-Không ăn đủ chất đường trong bữa ăn (carbohydrate), đối với người sợ ăn đường vì sợ bệnh tiểu đường.
4-Lạm dụng chất insulin dùng qúa liều nên cơ thể dư thừa đối với người dùng thuốc chữa bệnh tiểu đường lâu dài.
5-Do bệnh suy thận, suy thượng thận
6-Do một số loại thuốc chống đông máu.
7-Do ngộ nấm độc.
8-Do say rượu
9-Bệnh u tuyến tụy, tuyến nội tiết, tăng năng tuyến cận giáp, tuyến yên
10-Do khối u ác tính trong mô ở ngực bụng, sau màng bụng, trong chậu hay ở cơ mông.
11-Ung thư bao tử, gan, kết tràng ruột
12-Ở người hay lo âu dễ xúc cảm.
13-Do thần kinh phế-vị nhạy cảm
14-Hệ chức năng thần kinh làm tăng glucoza-huyết suy kém

C-Trường hợp cấp cứu khi trẻ em bị hạ đường huyết thấp hơn 4.0mmol/l.

Theo hướng dẫn của cơ quan Y Tế Úc Châu :

Hãy dùng 1 trong những thứ sau đây :

1-1/2 ly nuóc trái cây hay 2-3 thìa đường hoặc mật ong, hoặc 5-7 viên kẹo jellybean, hoặc ½ lon nước ngọt không phải loại diet, hoặc một số viên đường tương đương 10-15g. Sau đó cho trẻ ăn trái cây hay bánh kẹo

Trường hợp trẻ lên cơn hay bất tỉnh, hãy nhanh chóng gọi cấp cứu!

• Không cố đưa bất kỳ thứ gì qua đường miệng

• Để trẻ nằm nghiêng trong tư thế hôn mê hay phục hồi, giữ thông thoáng đường hô hấp

•Gọi cấp cứu (000) và nói tiếng Anh “diabetes emergency” (nếu có thể), đây là “cấp cứu tiểu đường” (họ sẽ dùng dịch vụ thông ngôn nếu có khó khăn), hay hãy tiêm 1 mũi Glucagon* nếu có sẵn và nếu quý vị đã được huấn luyện. Gọi cấp cứu ở Bắc Mỹ (911).

• Hãy ở lại bên trẻ đến khi có cấp cứu.

* Glucagon là 1 hoóc-môn làm tăng mức BGL và được tiêm vào cơ bắp lớn ở phần trên mặt trước đùi.

Cơ quan Y Tế Úc Châu định nghĩa giảm đường-huyết dưới mức bình thường, trẻ em dưới 3.9 người lớn dưới 6.4mmol/l. Đây là một bệnh thể dịch, một bệnh sinh hóa, có ảnh hưởng lớn đến các chức năng hoạt động của cơ thể con người, gây ra nhiều rối loạn cho sức khỏe, thậm chí rất nguy hiểm, có thể gây tử vong nhanh chóng, nó còn nguy hiểm hơn là đường-huyết cao rất nhiều.
Cơ quan Y Tế Úc Châu cảnh báo rằng :

Qúy vị hãy nhớ là hạ đường-huyết có thể xảy ra chậm, đến 16 tiếng sau khi tập thể dục. Quý vị có thể làm giảm nguy cơ bị giảm đường-huyết chậm bằng cách kiểm tra bằng máy đo đường và làm tăng thêm mức glucose trong máu, bằng cách dùng thêm chất ngọt ( mật ong hay đường), các chất tinh bột carbohydrate hoặc điều chỉnh bớt liều lượng insulin ít đi cho người đang dùng thuốc trị tiểu đường..

2-Phương pháp trị bệnh theo tây y

Hạ đường huyết do uống thuốc trị bệnh bệnh tiểu đường. Việc điều hòa lượng đường trong máu một cách hài hòa là do hai loại hormon insulin và glucagon do tuyến tụy sản xuất ra: insulin sẽ làm giảm lượng glucoza còn glucagon sẽ làm tăng glucoza. Sự điều hòa của hai loại hormon này rất nhịp nhàng. Trong bệnh tiểu đường do cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không đáp ứng tốt với insulin nên làm tăng lượng glucoza trong máu. Điều trị bệnh tiểu đường không đúng phương pháp, như dùng quá liều insulin; insulin hấp thu quá nhanh hoặc quá kéo dài do: loạn dưỡng mô dưới da ở những vùng tiêm insulin lâu ngày; tiêm ở những vùng hoạt động nhiều (tay, chân...); chườm nóng sau khi tiêm insulin.

Đối với người bệnh điều trị bằng thuốc viên (sulfamid), hạ đường huyết thường có các nguyên nhân do uống quá liều, uống thuốc xa bữa ăn chính. Không ăn nhưng vẫn uống thuốc. Tự động uống thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ. Hoạt động thể lực quá sức.

*Luôn luôn có sẵn đường hoặc các sản phẩm có đường như kẹo, bánh, sôcôla, nước ngọt có đường... trong túi, trong cặp để lúc xảy ra hạ đường huyết là có thể dùng ngay. Hạ đường huyết nhẹ thì dùng ngay bánh, hoa quả, sữa... hoặc bất cứ đồ ăn nào có sẵn trong nhà.

*Nếu hạ đường huyết do bệnh tiểu đường thì nên tuân theo lời chỉ dẫn của thầy thuốc trong việc dùng thuốc và ăn uống hằng ngày

*Không bỏ bữa ăn, ăn đủ lượng cacbonhydrat, ăn thêm bữa phụ, ăn nhiều rau...

*Nên tập thể dục thường xuyên và đúng bài bản.

*Đối với người do bị bệnh tiểu đường cần tiêm hay cho bệnh nhân uống glucoza, tuy nhiên có rất nhiều nguyên nhân khó phát hiện. Chất insulin do tuyến tụy tiết ra có tác dụng điều hòa đường huyết.

*Trường hợp do u tuyến tụy gọi là hạ đường huyết tự phát. Bệnh này có thể điều trị khỏi hẳn nếu được phẫu thuật cắt bỏ khối u.

3-Phương pháp điều trị bằng thể dục khí công để chuyển hóa đường huyết

a-Đường chuyển hóa là đường dự trữ an toàn, phải cao hơn mức 6.0mmol/l+2.0mmol/l tương đương với 2 thìa nhỏ mật ong) khi cơ thể vận động sẽ làm hạ thấp đường-huyết xuống trở lại 6.0mmol/l lọt vào tiêu chuẩn sau khi vận động cơ thể bằng những bài thể dục khí công.
Ngành Y Học Bổ Sung có những bài tập thể dục khí công giúp cho bệnh nhân tự tập chữa bệnh bệnh áp huyết cao hay thấp, giúp cho khí huyết chuyển hóa gọi là Khí Công Trị Liệu (Qigongtherapy), vì nó là môn thể dục khí công, nên sau khi tập đều làm hạ đường-huyết.

b-Kỹ thuật tập bài Kéo Ép Gối :

Áp huyết cao tập khí công làm hạ áp huyết :

Trước khi tập cần phải đo áp huyết 2 tay và đo đường, nếu đường thấp duới 7.0mmol/l phải uống 1 ly nước nóng ấm pha 2 thìa nhỏ mật ong, mỗi thìa nhỏ mật ong làm tăng thêm 1 mmol/l, còn cao hơn thì không cần uống đường chuyển hóa.

Tập bài Kéo Ép Gối Thổi Hơi Ra Làm Mền Bụng Xả khí rồi đếm ra tiếng chậm nhẹ 1,2,3 để Buông thả lỏng các cơ môi miệng và bụng cho mềm. Đan hai bàn tay vào nhau, nắm đầu gối trái kéo ép vào bụng chạm bao tử, thổi hơi ra bằng môi mạnh dài chậm là thì Xả khí, rồi đếm chậm 1,2,3 là thì Buông thả lỏng cơ bụng, rồi hạ thẳng chân trái xuống, hai bàn tay lại nắm đầu gối phải kéo ép và sát bụng chạm vào gan thổi hơi ra “phù...” rồi đếm 1,2,3 cho bụng thả lỏng, rồi hạ chân xuống, tiếp tục kéo chân kia kéo-thổi-đếm, rồi lại đến chân này, cho đủ 100 lần kéo ép gối.

Bài này làm hạ đường-huyết, hạ cholesterol, phục hồi lại chức năng gan và bao tử, phổi, thận, ruột, bàng quang, làm tan mỡ bụng , tiêu hóa dễ....

Kéo xong 100 lần rồi kiểm tra lại áp huyết 2 tay và đo đường, nếu còn cao thì không cần uống đường, nếu thấp cần uống thêm 2 thìa nhỏ mật ong. Nếu kết qủa áp huyết xuống thấp là tập đúng, thì những lần sau khi tập xong, không cần phải đo áp huyết, mà chỉ uống 2 thìa nhỏ mật ong, lại tập tiếp lần thứ 2, rồi uống mật ong, lại tập tiếp lần thứ 3, lại uống mật ong tập tiếp lần thứ 4, lại uống mật ong rồi tập tiếp lần thứ 5, lại uống mật ong rồi tập tiếp lần thứ 6. Tập xong thì đo lại đường trước rồi đo lại áp huyết 2 tay sau, ghi nhận kết qủa thấy áp huyết hạ thấp. Nghỉ ngơi 15 phút đo lại áp huyết và đường.

Áp huyết thấp tập khí công làm tăng áp huyết :

Trước khi tập phải đo áp huyết 2 tay và đo đường, nếu đường thấp duới 7.0mmol/l phải uống 1 ly nước nóng ấm pha 2 thìa nhỏ mật ong, còn cao hơn thì không cần uống đường chuyển hóa.
Cũng tập bài Kéo Ép GốiThổi Ra Làm Mềm Bụng, kéo nhanh thổi ra 100 lần, là Xả khí, nhưng không có thì Buông để nghỉ.

Cũng kéo xong lần nào là uống 2 thìa mật ong lại kép tiếp 100 lần, rồi uống mật ong lại keo tiếp...cho đến hết lần thứ 6, thì ngưng đo lại áp huyết và đường, thấy kết qủa áp huyết tăng lên. Nếu đường còn cao 8.0mmol/l thì không cần uống thêm đường, còn thấp dươi 7.0mmol/l thì phải uống thêm đường. Nghỉ ngơi 15 phút đo lại huyết 2 tay và đường.

c-Nhận xét kết qủa sau khi tập Khí Công Trị Liệu

Dưới đây là kết qủa thống kê của ngành Y Học Bổ Sung Khí Công Y Đạo trong cách tự tập khí công điều trị bệnh cao hay thấp áp huyết có liên quan đến đường chuyển hóa rất cần thiết trong lúc tập.

Thí dụ 1 : Bệnh cao áp huyết

Bệnh nhân thứ 1 : Áp huyết theo tiêu chuẩn tuổi trung niên :

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
Bệnh nhân trước khi tập khí công đo áp huyết 2 tay và đo đường huyết :
Tay trái : 140/98mmHg nhịp tim 85, Tay phải : 138/95mmHg nhịp tim 83 đường 6.5mmol/l phải uống 2 thìa nhỏ mật ong rồi tập.
Kết qủa lần thứ 1 : Tay trái 137/87mmHg 91 Tay phải 135/81mmHg 95 đường 6.0mmol/l uống thêm 2 thìa mật ong rồi tập tiếp
Kết qủa lần thứ 2 : Tay trái 134/97mmHg 89 Tay phải 129/94mmHg 87 không cần đo đường, uống 2 thìa mật ong tập tiếp.
Kết qủa lần thứ 3 : Tay trái 130/92mmHg 86 Tay phải 129/91mmHg 88 uống tiếp 2 thìa mật ong rồi tập tiếp.
Kết qủa lần thứ 4 : Tay trái 128/88mmHg 83 Tay phài 126/87mmHg 85 uống tiếp 2 thìa mật ong rồi tập tiếp.
Kết qủa lần thứ 5 : Tay trái 123/83mmHg 80 Tay phải 125/81mmHg 83 uống tiếp 2 thìa mật ong rồi tập tiếp.
Kết qủa lần thứ 6 : Tay trái 119/79mmHg 77 Tay phải 122/76mmHg 78 đường 6.9mmol/l, uống thêm 2 thìa mật ong để phòng ngừa đường huyết sẽ tụt thấp sau 2 giờ.
Sở dĩ ghi ra kết qủa của 6 lần kéo ép gối để chứng minh cho mọi người biết bài tập này làm giảm khí lực của áp huyết xuống từ từ. Những dẫn chứng của những bệnh nhân sau đây cũng tập 6 lần, sau mỗi lần đều uống 2 thìa mật ong rồi tập tiếp.
Thống kê kết qủa so sánh trước khi tập và sau khi tập 6 lần, tổng cộng là 600 lần kéo ép gối và uống 12 thìa mật ong cho mỗi người, cuối cùng đường được chuyển hóa nên vẫn nằm trong tiêu chuẩn.

Bệnh nhân thứ 2 :

Trước khi tập : Tay trái 121/68mmHg 71 Tay phải 120/66mmHg 66 đường 6.4
Sau khi tập : Tay trái 115/67mmHg 82 Tay phải 110/66mmHg 81 đường 6.9

Bệnh nhân thứ 3 :

Trước khi tập : Tay trái 132/79mmHg 73 Tay phải 137/79mmHg 68 đường 6.5
Sau khi tập : Tay trái 128/71mmHg 67 Tay phải 122/70mmHg 63 đường 5.8

Thí dụ 2 : Bệnh áp huyết thấp

Tập bào Kéo Ép Gối Nhanh 100 cái 1 lần tập, sau khi tập xong uống 2 thìa nhỏ đường tập tiếp lần thứ 2, cứ sau mỗi lần tập 100 cái phải uống 2 thìa nhỏ đường, tập cho đủ 6 lần. Lần cuối đo áp huyết và đường, nếu đường dưới 7.0mmol/l phải uống đ7ờng, cao hơn 7.0mmol/l thì không cần, đó là đường dự trữ để chuyển hóa sau 2 tiếng đồng hồ lượng đường xuống vẫn an toàn không bị hạ đường-huyết dưới 5.0mmol/l sẽ nguy hiểm,

Bệnh nhân thứ 1
Trước khi tập Tay trái 112/80mmHg 80 Tay phải 110/78mmHg 79 đường 4.9
Sau khi tập : Tay trái 118/80mmHg 88 Tay phải 130/92mmHg 89 đường 6.4

Bệnh nhân thứ 2 :
Trước khi tập Tay trái 116/78mmHg 87 Tay phải 113/77mmHg 91 đường 7.5
Sau khi tập Tay phải 126/73mmHg 85 Tay phải 121/70mmHg 91 đường 8.0

Bệnh nhân thứ 3 :
Trước khi tập Tay trái 121/85mmHg 90 Tay phải 124/87mmHg 93 đường 7.2
Sau khi tập Tay trái 128/92mmHg 99 Tay phải 132/94mmHg 98 đường 6.5

4-Trường hợp áp dụng cho phụ nữ mang bầu :

Áp huyết thấp :

Bỏ tất cả các loại thuốc chữa bệnh mà cần thuốc bổ máu B12 và tập khí công cùng lúc với uống 2 thià mật ong. Thay vì tập bài Kéo Ép Gối vào bụng sẽ đụng thai nhi, nên thay vào bài tập Đá Gót Chân Vào Mông nhanh. Sau mỗi lần tập bài Đá Gót Chân Vào Mông 200 lần, sau mỗi lần tập uống 1 thìa nhỏ mật ong, rồi tập tiếp 200 lần, lại uống mật ong rồi tập tiếp đến lần thứ năm, thì đo lại áp huyết 2 tay và đo đuờng, sẽ thấy áp huyết tăng cao, nếu đo đường thấp dưới 7.0mmol/l thì phải uống 2 thìa đường để đề phòng 2 tiếng sau đường tụt thấp xuống 5.0mmol/l thì vẫn còn an toàn cho sức khỏe.
Mỗi ngày tập 2, nếu áp huyết còn thấp thì mỗi ngày tập 3 lần.

Áp huyết cao :

Cũng tập bài Đá Gót Chân Vào Mông chậm 200 lần, thử dường nếu dưới 7.0mmol/l thì uống 2 thìa nhỏ đường hay mật ong rồi tập tiếp 3-4 lần cho xuất mồ hôi mới làm áp huyết hạ thấp được, rồi đo áp huyết 2 tay và đo đường, nếu thấp dưới 7.0mmol/l thì uống 2 thìa đường hay mật ong, còn cao hơn 7.0mmol/l thì không cần uống.
Mỗi ngày tập 2-3 lần cho xuất mồ hôi.

5-Bệnh nhịp tim và đường huyết nghịch nhau :

Ba số đo áp huyết là : tâm thu/tâm trương/nhịp tim, có 2 yếu tố làm nhịp tim tăng cao :

a-Khi cơ thể bị nóng sốt, hay khi tập thể dục thì nhịp tim tăng cao.

b-Khi cơ thể dư đường-huyết, đường trong máu cao thì người tăng nhiệt, nhịp tim cũng tăng cao.

Theo cách bắt mạch đông y, hay cách đo áp huyết và đo đường theo tây y, thì đường-huyết và nhịp tim phải phù hợp trong tiêu chuẩn thì cơ thể không bị bệnh, đông y gọi là mạch đi thuận, nghĩa là nhịp tim từ 70-80 thì đường-huyết tương xứng từ 6.0-8.0mmol/l hay từ 100-140mg/dL
Ngược lại, khi đường-huyết và nhịp tim nghịch nhau gây ra bệnh nan y khó chữa có 2 trường hợp :

a-Hàn giả nhiệt :

Hàn có nghĩa là thiếu đường trong máu làm cho chân tay lạnh, phải mặc áo ấm, nhưng nhịp tim rất cao trong người rất nóng như tình trạng máu bị nhiễm trùng mà không tìm ra vi trùng virus gì.
Thí dụ áp huyết đo được 130/95mmHg nhịp tim 120, đo đường-huyết 4.5mmol/l, nguyên nhân do sợ đường không ăn đủ đường trong bữa ăn hoặc do uống thuốc tiểu đường làm hạ đường qúa thấp, không đủ nuôi cơ bắp co bóp của van tim làm suy tim (một hình thức liệt cơ tim làm hở van tim), gân co rút đau nhức buồn ngủ, mệt mỏi, mệt tim, chóng mặt, muốn ói, mất trí nhớ, và cơ thể có nhiều buớu mỡ, và bướu nước dưới da, nếu áp huyết tâm thu (khí lực) thấp thì có bướu trong sọ não, dấu hiệu này báo trước qua nhiều năm bị bệnh migrain đau nửa đầu.

Những bệnh nhân như trên hễ vận động đi lại nhiều thì rất mệt, không đủ sức làm việc. Theo tiêu chuẩn của Ngành Y Học Bổ Sung, chỉ cần nằm Kéo Ép Gối 100 lần hoặc đi lên xuống cầu thang 1 tầng lầu 5-10 lần thì đường trong máu sẽ mất đi 2.0mmol/l. Nếu đường huyết chĩ có 4.5mmol/l thì không tập được, muốn tập vận động phải uống 2 thìa đường hay mật ong thì đường-huyết sẽ lên 2.0mmol/l là 6.5mmol/l, sau khi tập 100 lần Kéo Gối hay lên xuống cầu thang thì đường lại mất đi 2.0mmol/l, muốn tập thêm nữa cho khỏe thì phải uống thêm 2 thìa đường nữa. Như vậy muốn làm việc nhiều mà không bị mệt mất sức thì cần uống đường nhiều rối tập nhiều mỗi ngày thì sức khỏe được cải thiện, những biến chứng của bệnh do thiếu đường-huyết sẽ biến mất, lúc đó lượng đường-huyết tăng thì nhịp tim sẽ giảm, rồi sẽ trở thành mạch đi thuận, nhịp tim cao thì đường cao, nhịp tim thấp thì đường thấp, từ đó mới biết cách điều chỉnh lượng đường cho phù hợp với nhu cầu.

b-Nhiệt giả hàn :

Nhiệt có nghĩa là dư đường trong máu, chân tay nóng, nhưng nhịp tim rất chậm, tuần hoàn huyết yếu không đem máu đi nuôi khắp cơ thể, khiến huyết ứ tụ nhiều nơi tạo ra buớu, sạn, huyết hóa vôi...

Thí dụ áp huyết đo được 120/80mmHg nhịp tim 55, đo đường-huyết 12mmol/l, nguyên nhân ăn dư đường mà thiếu luyện tập vận động cơ bắp.

Trường hợp này, muốn làm giảm đường-huyết xuống bình thường từ 6.0-8.0mmol/l, cần phải tập gấp 3 lần, mỗi lần tập Kép Ép gối 100 cái, tổng cộng tập 300 cái, xuất mồ hôi trán thì đường xuống lọt vào tiêu chuẩn, và vì tập nhiều nhịp tim sẽ tăng cao

6-Đâu là sự thật ?

Có nhiều bài viết và bài báo phổ biến đến sự nguy hại của đường, cần phải kiêng ăn ngọt và cần giảm ngọt tối đa, trong khi tập khí công lại cần dùng đường để tăng tính hấp thụ và chuyển hóa thức ăn, kích thích lại chức năng của tuyến tụy sản xuất ra insulin để cân bằng đường và insulin, giúp con người thêm năng lực hoạt động.

Muốn biết đâu là sự thật và nguy hại của cơ thể khi thiếu đường, chúng ta có thể đến những bệnh viện làm thống kê xem sự thật có phải đa số có nhiều bệnh nhân bị hạ đường huyết, chóng mặt, chân yếu té ngã, hay nhiều những bệnh nhân trí thức bị tê liệt hôn mê không do áp huyết cao mà do đánh vũ cầu xuất mồ hôi nhiều té xỉu do đường huyết hạ làm té ngã chấn thương sọ não, hay những bệnh nhân lạm dụng ăn gạo lức muối mè lâu ngày khiến áp huyết thấp và hạ đường huyết làm mất lực, trụy tim mạch gây hôn mê, tử vong, hay những bệnh nhân đang lái xe bị hạ đường huyết lạc tay lái gây ra tai nạn, hay những công nhân đứng máy cắt máy tiện, máy cưa, máy xén giấy... bỗng nhiên hạ đường huyết mất ý thức tỉnh táo làm máy cưa cắt mất tay, hay những bệnh nhân ung thư sọ não, migrain do áp huyết đường huyết thấp, những bệnh nhân mắt loạn thị, tăng diopte có phải do trong máu thiếu đường làm mù mắt hay không, có những bệnh nhân đang nằm bệnh viện vì mệt tim, sốt cao tìm không ra nguyên nhân nhưng từ từ cổ họng không nuốt được thức ăn, phải truyền thức ăn vào đường bụng vì đường huyết hạ làm co cứng lưỡi không cử động đuợc, có những bệnh nhân vào bệnh viện từ lúc còn tỉnh táo cho đến khi cơ thể suy yếu dần mà không tìm ra nguyên nhân cuối cùng không còn khả năng đi đứng, ăn nuốt, và thở, cho đến khi lịm dần trong giấc ngủ ngàn thu. Hãy nhìn xem bảng bệnh lý theo dõi cách chữa đối với bệnh nhân này là vẫn phải uống thuốc hạ áp huyết hạ đường mỗi ngày không được bỏ, mới làm cho sức khỏe suy yếu dần ....

Đã có lần tôi cũng phải bó tay theo dõi bảng này, bệnh nhân nữ 70 tuổi khi nhập viện do hạ đường huyết, áp huyết đo được 100mmHg, trong 3 tuần các bác sĩ chuyên khoa không tìm ra bệnh, vì là bệnh suy nhược, nhưng theo dõi những thuốc cho uống hoặc tiêm đều làm hạ áp huyết và đường, vì phải uống suốt đời không được bỏ ngày nào, nên trong khoảng 5 ngày cuối không thấy y tá đo áp huyết, tôi hỏi tại sao, y tá trả lời áp huyết thấp duới 80mmHg tay gầy qúa không đo được. Cụ còn tỉnh nói được. Tôi bảo, cụ đưa tay lên, nhấc chân lên, nhúc nhích bàn chân xem, cụ bảo không có sức, hỏi cụ ăn được không, cụ bảo không có sức cử động. Tôi nói với người nhà bệnh nhân xin cụ về nhà, chỉ cần uống quế mật ong và thuốc bổ máu B12 để tăng máu, tăng đường huyết cụ sẽ khỏi, còn bệnh viện cứ làm hạ áp huyết hạ đường theo phương pháp máy móc của tây y không thể nào thay đổi khác hơn được thì cụ sẽ không qua khỏi. Người nhà xin về, ăn uống bổ máu và đường trong 1 tháng cụ khỏe mạnh đi về VN chơi như người khỏe mạnh

6-Những điều chưa hợp lý trong quy định tiêu chuẩn đường và cách điều trị :

Chúng ta thử hỏi xem những bệnh nhân trên có ai bị bệnh do nguyên nhân ăn nhiều đường hay không để đối chứng. Dĩ nhiên những bệnh này không phài do nguyên nhân đường cao. Do đó chúng ta nhận thấy sự ấn định tiêu chuẩn của bệnh tiểu đường chưa hợp lý giữa hai loại người còn đang hoạt động như đi làm và những người già trong viện dưỡng lão không còn hoạt động thể lực, thì phải định mức tiêu chuẩn khác nhau mới phù hợp.

a-Những người nằm một chỗ cần tiêu chuẩn thấp :

Thí dụ những người già trong viện dưỡng lão không vận động nên không chuyển hóa đường, truớc và sau khi ăn đường huyết không thay đổi bao nhiêu, chỉ cần theo dõi đường cho đừng hạ thấp, vì họ được ăn theo khẩu phần dinh dưỡng có kiểm soát đường ở mức 6.0mmol/l, nhưng người già nào ăn ít, kém ăn, bỏ bữa thì đường huyết xuống thấp làm mệt. Chúng ta chỉ có môn Vật Lý Trị Liệu giúp cho những bệnh nhân tê liệt, đi lại khó khăn, rất đáng tiếc chúng ta chưa có môn Vật Lý Trị Liệu giúp các cụ tập những bài tập tiêu hóa để hấp thụ và chuyển hóa đường thành năng lượng để mau phục hồi sức khỏe, cuối cùng đường huyết thấp gây nên lú lẫn mất trí nhớ.

b-Những người còn đi làm cần tiêu chuẩn cao:

Những người còn vận động chân tay, còn làm việc nặng, còn có thể tập thể dục thể thao, mà ấn định tiêu chuẩn đường thấp, cứ trên 6.0mmol/l đã phải uống thuốc trị tiểu đường là không hợp lý. Vì đường cho năng lượng nuôi trí não, cơ bắp, cơ tim.

So sánh nhu cầu năng lượng khác nhau giữa 1 người nằm một chỗ chỉ cần năng lượng 500 calories, và một người đang dùng sức để làm việc cần ít nhất 2000 calories, mà chỉ cung cấp cho cơ thể 500 calories thì không có sức làm việc, đường trong máu cũng thế, nó cần dư ra 2.0mmol/l chuyển hóa đường thành năng lượng cho trí não và cơ bắp hoạt động không bị mệt mỏi, nếu tiêu chuẩn ấn định cho những người này khi bụng no từ 6.0-8.0mmol/l thì khi làm việc sẽ bị mệt làm suy tim, còn tiêu chuẩn sau khi ăn no từ 8.0-12.0mmol/l, thì sau 4 tiếng hoạt động đường huyết lại xuống 6.0-8.0mmol/l sẽ không bị mệt, và là người không có bệnh tiểu đường.

Nhưng ngày nay tiêu chuẩn đường lại hạ thấp hơn giống như những người già trong viện dưỡng lão không còn hoạt động chân tay nên vô tình đã làm cho nhiều người bị bệnh nặng thêm, mất khả năng làm việc.

Nếu những công nhân nhà máy có lượng đường huyết khi đói từ 6.0-7.0mmol/l mà phải uống thuốc trị tiểu đường thì đường xuống còn 5.0mmol/l , sẽ làm thiếu mất đường chuyển hóa thành năng lượng nuôi trí não và cơ bắp nên hay bị xẩy ra tai nạn lao động khi làm việc vì đường huyết tụt thấp nhanh chóng xuống 4.0mmol/l.

Chúng ta cần sáng suốt tự biết cách kiểm soát đường huyết cho mình, ăn uống đầy đủ, chịu khó tập luyện khí công trị bệnh sau khi ăn được 30 phút để xay lại thức ăn thành năng lượng như 2 bài tập khí công hưóng dẫn trên thì dù có dư đường nó cũng đưọc chuyển hóa thành năng lượng giống như các lực sĩ vận động ăn nhiều đường nuôi trí não, cơ bắp, cơ tim nên cử dộng vẫn nhanh nhẹn thân thể cường tráng khỏe mạnh, làm việc hăng say không mệt mỏi.

Nếu bài viết này được giới truyền thông tiếp tay phổ biến rộng rãi cho mọi người hiểu rõ về sự lợi hại của đường, sẽ giúp cho mọi người biết cách phòng ngừa bệnh hạ đường-huyết rất nguy hiểm dẫn đến nhiều bệnh nan y khó chữa, phải mang khổ bệnh suốt đời.

Ghi chú : Mở Youtube đánh chữ : Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng để xem video bài tập này.


  1. Công Dụng Chữa Bệnh Của Bài Tập Kéo Đầu Gối Thở Ra Làm ...

    www.youtube.com/watch?v=ZzbgrojUO0I

    Aug 2, 2013 - Uploaded by minh cam
    Alert icon. You need Adobe Flash Player to watch this video. .... 6:08 DC40 Kéo ép gối thở ra làm mềm ...

Phản hồi :
Kính Thầy ,
Con cảm ơn Thầy đã viết bài nầy và gởi cho chúng con học . Càng học con càng thấy đúng quá .
1/ Trước đây , khi chưa biết môn học của Thầy con kiêng đường : bị chóng mặt, ù tai, hoa mắt, nhói ở phần ngực ( chiên trung ) .
Sau đó con uống đường, và tập các bài KC theo dĩa của Thầy +kéo ép gối +Nạp khí TT thì đường vẫn lọt TC và những hiện tượng kia mất hết đi Thầy ah .
2/ Ông xã con trước hay kêu mỏi mắt, cứ nghĩ bệnh loạn thị cũ nó hành ( thay kiếng hoài ). Từ khi biết được thiếu đường ( châm nặn máu ở mắt và đo chỉ có 4,5, cho uống đường và tập cúi ngửa 4 nhip rồi đo lại đường lên 7, mắt sáng ra không mỏi nữa và cũng không cần thay kiếng nữa

3/ Em gái của con thịt nhão, người càng ngày càng teo tóp lại, con đo đường chỉ có 4.4, cho uống đường và giải thích theo lý thuyết của Thầy : " Thiếu đường lâu ngày nên phải rút đường trong cơ bắp ra để nuối lục phủ ngũ tạng - hiện tại thì chưa thấy gì nguy hiểm chỉ thấy hay nhức đầu và mệt thôi, cơ bắp bị teo lại do không có đường để nuôi nó mà còn phải lấy đường ra để nuôi lục phủ ngũ tạng - nếu cứ thế nầy 1 thời gian sau sẽ suy tim và những thứ khác chứ không dừng lại ở teo cơ bắp đâu .
Rất may là em đã nghe lời và đang thực hiện .Thực sự nguy hiểm nếu thiếu, Thầy ạ !.