Theo báo chí Tây phương mấy ngày vừa qua, một số phụ nữ Ukraine đã và đang vận động một chiến dịch có quy mô lớn trên internet với nội dung bãi công tình dục (sex strike) đối với đàn ông Nga. Khẩu
hiệu của họ là “Đừng cho nó cho bọn Nga” (Don’t give it to a Russian). Khẩu hiệu ấy được phổ biến dưới nhiều hình thức: trên mạng (website, blog và, nhiều nhất là trên facebook) cũng như trên áo thun người ta mặc ngoài đường. Nhưng “nó” ở đây là gì? Người ta sẽ hiểu ngay tức khắc khi nhìn vào cái logo họ vẽ: hai bàn tay bụm lại có hình một cái âm hộ! Nói một cách nôm na (nhớ chữ của Tản Đà: “văn chương thời nôm na”), nghĩa của nó là: “Đừng cho bọn Nga chơi!”
Thật ra, truyền thống bãi công tình dục nhưvậy đã có từ lâu, không chừng ngay thời cổ đại Hy Lạp. Trong vở kịch Lysistratacủa Aristophane, vốn được diễn lần đầu tiên vào năm 411 trước công nguyên, cómột chi tiết thú vị: Lysistrata thuyết phục các phụ nữ Hy Lạp không cho chồng làm tình để buộc họ phải ngưng việc đánh giết nhau.
Thời hiện đại, biện pháp này càng ngày càng được sử dụng rộng rãi.
Tại Colombia vào tháng 10 năm 1997, tướng Manuel Bonnetkêu gọi các bà vợ và bạn gái của các du kích quân cánh tả không cho chồng hoặc bồ làm tình để họ chấp nhận đình chiến. Tháng 9 năm 2006, tại Pereira thuộc Colombia, mấy chục phụ nữ cấm cho không chồng hoặc bồ làm tình để ép họ ngưng các hành vi bạo động vốn dẫn đến cái chết của 480 người trong vùng. Cuộc “đình công” này mang một cái tên rất hay: Cuộc đình công của những cặp chân gác chéo” (the strike of crossed legs / La huelga de las piernas cruzadas). Theo một số nhà bình luận, cuộc đình công này khá hiệu quả. Hầu hết những tên đàn ông thích đánh nhau vì có ảo tưởng là việc sử dụng bạo lực ấy chứng tỏ là mình có nam tính cao, và vì vậy, sẽ trở thành quyến rũ hơn dưới mắt phụ nữ. Khi phụ nữ công khai tuyên bố họ không thích những hành vi bạo động như vậy, chúng phải nghĩ lại. Bốn năm sau, vào năm 2010, số các vụ đánh giết nhau tại Pereira giảm bớt 26.5%. Thừa thắng xông lên, giữa năm 2011, một số phụ nữ tại Barbacoas, cũng thuộc Colombia, lại tuyên bố khép đùi đình công để đòi chính quyền địa phương phải xây đường từ Barbacoa sang các thành phố lân cận. Sau 112 ngày “đình công” như vậy, chính quyền địa phương nhượng bộ: một con đường mới được khởi công.
Tại Liberia, vào năm 2003, hộiWomen of Liberia Mass Action for Peace đã tổ chức một cuộc phản chiến bất bạo động, bao gồm cả việc kêu gọi phụ nữ đình công… trên giường. Kết quả? Cuộc nội chiến
kéo dài 14 năm trên đất nước này chấm dứt và sau cuộc bầu cử, người được nhiều phiếu nhất lên làm tổng thống là một phụ nữ, bà Ellen Johnson Sirleaf. Đó cũng là vị nữ tổng thống đầu tiên của nước này.
Vào đầu năm nay, tại Nhật, một số phụ nữ tung ra chiến dịch tẩy chay Yoichi Mazuzoe trong cuộc bầu cử Quốc Hội với lý do là Mazuzoe thường có những phát biểu mang tính kỳ thị đối với phái nữ. Chiến dịch này chủ yếu được phổ biến qua mạng lưới internet. Riêng cái tên của tổ chức này đã nói lên đủ ý nghĩa của nó: “Hội của những người phụ nữ không làm tình với bất cứ tên đàn ông nào bỏ phiếu bầu Mazuaoe” (The association of women who will not have sex with men who vote for Mazuzoe). Chỉ trong tuần đầu tiên, hội này đã có khoảng 3000 người ủng hộ!
Nếu ứng dụng sách lược khép đùi ở trên vào Việt Nam thì hẳn cuộc đấu tranh chống Trung Quốc và bọn độc tài sẽ đa dạng lắm, chẳng hạn, “không cho Tàu chơi” hay “Không cho công an chơi”, “không cho đảng viên chơi”. Lúc ấy Bác Trọng Lú sẽ phản ứng ra sao nhỉ? Chả lẽ lại họp Trung ương đảng để ra nghị quyết bắt mọi người phải… giạng chân? Ối giời