Thursday 3 April 2014

Những "sản phẩm" của giáo dục Việt Nam

000_Hkg1252741-600.jpg
Sinh viên Nguyễn Tiến Nam bị an ninh mặc thường phục bắt ở Hà Nội hôm 29/4/2008 do tập trung phản đối Trung Quốc
AFP photo

















Trong thời gian gần đây, người Việt mình bị nhiều tai tiếng ở hải ngọai, cụ thể là tại Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, trong khi ở trong nước, người mình cũng bị mang tiếng hôi của của những người lâm nạn.
Đó là chưa kể một anh “Tây ba lô” người Mỹ tên Nomadic Matt bực bội rằng “năm 2007, tôi đi du lịch ở VN và khi trở về, tôi thề sẽ không bao giờ quay trở lại” vì “bị đối xử tồi tệ”. Thực trạng đó khiến có ý kiến cho rằng “hệ thống nào thì có sản phẩm đặc trưng đó”.
Giữa lúc giới lãnh đạo giáo dục VN bàn sọan, quảng bá và thậm chí thực sự tiến hành các hoạt động như sửa đổi, cải cách, đổi mới giáo dục, thì TS Nguyễn Vân Nam từ Saigòn lưu ý rằng “Người ta không thể bàn về đổi mới, nếu trước hết không trả lời được câu hỏi: mục tiêu của nó là gì?”.
Nhận thấy “hệ thống giáo dục VN hiện tại, về cơ bản, là khác thường” - nghĩa là “học để trở thành công cụ, điều đó trái với bản tính của con người, xu thế lịch sử và bản chất giáo dục”, TS Nguyễn Vân Nam phân tích rằng “Hệ thống giáo dục hiện nay với những cơ sở nền tảng, nguyên tắc, triết lý và mục tiêu giáo dục vốn có, sẽ chỉ có thể sản sinh những sản phẩm giáo dục không thích hợp cho dân tộc, cho đất nước và cá nhân, nếu không muốn nói đó là những sản phẩm góp phần gây nên hiện trạng phát triển đau lòng hiện nay của đất nước. Các biện pháp cải cách giáo dục (không thích hợp) đang được áp dụng hay dự kiến áp dụng có thể làm cho hệ thống ấy hoạt động hiệu quả hơn. Nghĩa là càng tạo ra nhiều sản phẩm giáo dục đau lòng hơn mà thôi”.
Phải nói rằng kể từ khi đưa chủ nghĩa Mác vào VN thì con người VN bấy giờ còn tha hóa hơn con người VN hồi thời phong kiến. Và tư chất, đạo lý của con người VN bây giờ còn thua cái thời Pháp thuộc.
- GS Nguyễn Thanh Giang 
Khi nhớ lại từ cái thuỡ trong trắng của tuổi học trò, blogger Nguyễn Đình Dũng tâm sự rằng “ cũng như bao nhiêu người trẻ tuổi khác ở đất nước VN này, tôi sinh ra trong môi trường mà đâu đâu cũng là hào quang của đảng”, “từ cấp một, tôi học bài đầu tiên là năm điều Bác Hồ dạy”, “rồi thì buổi tập thể dục nào cũng kết thúc là ‘ tay trong tay múa ca chào đón công ơn Bác’”. Nhưng khi lên tới đại học, nhà báo Nguyễn Đình Dũng xem chừng như “vỡ lẽ” ra mà không dằn được bực tức khi ông “ không thể chịu đựng nổi với những lời dối trá mà thầy giáo, bà giáo dạy”. Tại sao ? Nhà báo Nguyễn Đình Dũng giải thích:
Tôi không nghĩ một dân tộc nào mà ca ngợi chiến tranh huynh đệ tương tàn là hay ho, và bày dạy cho trẻ em chưa hiểu chuyện đời cách bắn giết, cách đánh nhau và tinh thần đấu tranh giai cấp là đáng biểu dương. Tâm hồn con người luôn có thể hướng đến cái thiện, cái đáng yêu. Và mỗi người đều có cái đáng yêu đó trong mình. Tại sao phải tạo ra một môi trường huỷ diệt cái đáng yêu trong con người đó đi và thay bằng một môi trường đề cao tính đáng sợ của con người ?
000_Hkg8090527-200.jpg
Công an đàn áp người dân biểu tình chống TQ tại Hà Nội hôm 09/12/2012. AFP photo


Lỗi tại ai?


Theo nhà báo Lê Nguyên, CS “nhào nặn” ra con người VN “không giống ai” trong thế giới nhân văn đương đại với bản chất nói chung “xấu và ác” của “con người mới XHCN” – thực trạng mà đảng CS không bao giờ thừa nhận. Thực trạng đó khiến nhà báo không khỏi so sánh một cách “điển hình” rằng phẩm chất con người nói riêng, nhân cách nói chung của những người được giáo dục từ hệ thống giáo dục của ‘đế quốc’ Pháp vẫn tốt hơn con người và nhân cách của những người “thấm nhuần đạo đức cách mạng”.
Về vấn đề này, GS Nguyễn Thanh Giang từ Hà Nội cho biết:
Phải nói rằng kể từ khi đưa chủ nghĩa Mác vào VN thì con người VN bấy giờ còn tha hóa hơn con người VN hồi thời phong kiến. Và tư chất, đạo lý của con người VN bây giờ còn thua cái thời Pháp thuộc. Cho nên điều đó là do ảnh hưởng của chế độ chính trị và của tổ chức xã hội.
Rồi nhà báo Lê Nguyên vừa nêu nhân tiện đem so sánh với “nhân cách và phẩm chất con người được hấp thụ nền giáo dục của chế độ VNCH ở Miền Nam trước đây, và nhận thấy rằng nó “ vẫn nổi trội nhân văn hơn con người được đào tạo dưới chế độ VN Dân chủ Cộng hòa ở Miền Bắc”.
Từ Đà Nẵng, GS Nguyễn Thế Hùng nhận xét:
Tình trạng này xuất phát từ vấn đề là mọi cái đều do nền giáo dục sinh ra. Thí dụ như ở Miền Nam hồi trước năm 1975, nền giáo dục Miền Nam đào tạo con người rất là đàng hòang. Còn bây giờ, cái nền giáo dục này sao nó lọan quá. Vấn đề cũng đều là con người VN, nhưng tại sao mình giáo dục kiểu này thì họ tốt mà giáo dục kiểu kia thì họ như vậy?
Còn bây giờ, cái nền giáo dục này sao nó loạn quá. Vấn đề cũng đều là con người VN, nhưng tại sao mình giáo dục kiểu này thì họ tốt mà giáo dục kiểu kia thì họ như vậy?
- GS Nguyễn Thế Hùng

Khi bàn đến “thủ đọan đổ thừa” của CS, nhà báo Lê Nguyên khẳng định rằng những ai “càng thấm nhuần đạo đức cách mạng, càng được cộng sản chiếu cố đề bạt chức vụ quyền hạn trong hệ thống tổ chức đảng cộng sản thì càng mất đi phẩm chất con người và trở nên thiếu tư cách lẫn nhân cách, sẵn sàng làm bất cứ chuyện gì, kể cả “mãi quốc cầu vinh”.
Nhắc đến “ chức vụ quyền hạn”, nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh từ Hà Nội lên tiếng:
Tôi khẳng định rằng cái lớp người hiện đang sống phè phỡn trên xương máu của người dân này là lớp người gọi là “con cháu HCM”. Thì chúng ta thấy đau xót ở điểm là nền giáo dục mà hồi năm 1945, HCM gọi là nền giáo dục hòan toàn VN, thì cái nền giáo dục đó đã tạo ra lọai người như vậy. Những người đó hiện đang lãnh đạo đất nước này, thế hệ đó hiện đang tạo ra một đất nước như hiện nay.
Đất nước ngày hôm nay ấy – cũng như mọi đất nước khác – hẳn có người thiện, người ác. Nhưng, nhà báo Nguyễn Đình Dũng lưu ý, trên quê hương chúng ta ngày nay, “ phần nhiều người ta chọn cách sống im lặng. Mà rất nhiều khi im lặng trước cái ác !”. Nên ông chỉ mong rằng “một ngày kia đất nước VN trở thành một đất nước có môi trường tạo ra những con người lương thiện và vô cùng đáng yêu”.