Tôi
có một số bạn bè gốc Quảng. Họ đều là những nhà văn, nhà báo nổi tiếng, và tài
hoa, như phần lớn những người sinh ra ở trên vùng đất nghèo này của Miền Trung
, xứ dân gầy, xứ của thiên tai, bão lụt.
Người
xứ Quảng nói không êm, nhưng ngâm thơ,
hay hát, thì hết sẩy, vì họ nhiều đam mê, bao nhiêu nhiệt tình, bao nhiêu cảm xúc,
trút vào những vần thơ, tiếng hát, nên dễ làm xúc động lòng người.
Lê
Mai Lĩnh là một trong những người đó.
Lội
ngược dòng nước đã khó, mà lội nước ngược dòng khi què quặt, khó đến cỡ nào.
Nhưng
đã là người trai thời loạn, đã từng giầy sô, áo trận một thời, xá gì sóng gió của
dòng đời. Dòng đời, như con sông Hoàng Hà, kéo chúng tôi đi, nán thở !!
Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy.
Thiên thượng lai, bôn lưu, đáo hải, bất phục hồi.
Đã
nhiều năm, chúng tôi không có dịp gặp nhau, tuy vẫn theo dõi bước đi của nhau,
trên các diễn đàn văn nghệ.
Văn
nghệ, dù là văn, thơ, hay nhạc, là những cái gì, một khi dính vào, khó ra thoát.
Bởi
thế cho nên, Trần Hoài Thư vẫn viết văn, và Lê Mai Lĩnh vẫn làm thơ.
Thơ
của Lê Mai Lĩnh, cho đến gần đây, đều là những bài thơ khẩu khí, những bài thơ
đấu tranh. Ít khi hay có thể nói, chưa bao giờ LML «làm thơ tình cho em đọc».
Tôi
còn nhớ, có lần, trong một buổi họp mặt, LML hứng chí, nhẩy lên mặt bàn, đọc những
vần thơ tranh đấu, thơ của người lính, sẵn sàng hy sinh cho lý tưởng, cho sự đấu
tranh cao cả, cho đồng đội, cho Tổ Quốc. Nhìn LML, nghe những câu thơ rực lửa.
những người hiện diện thấy dòng máu nóng xục sôi trong huyết quản, tưởng tượng
khi ấy có kẻ thù trước mặt, là anh em sẽ
nhào lên liền. Đó là sức mạnh của Thơ mà chỉ những người như LML mới vận dụng nổi.
Thời
gian như bóng câu qua cửa sổ.
Lần
gập nhau sau cùng tính đến nay có lẽ đã hơn chục năm.
Con
người theo luật thiên nhiên của tạo hóa, dĩ nhiên ai cũng phải già đi, nhưng già
là già về thể xác, chứ tinh thần, may thay, anh em chúng tôi vẫn giữ được một
chút nào khí tiết. Một chút nào khí tiết để không đến nỗi thoái hóa đến độ trở
thành những «việt kiều». Đó là điều tôi thương, và kính những người bạn của tôi,
trong đó có LML.
Những
tưởng cuộc đời chỉ mang đến cho LML những đắng cay, những tâm trạng não nề. Nào
ngờ sau cùng nó cũng có những khía cạnh đáng
yêu, đáng sống. Dòng đời nhiều khi đưa ta đến những bến bờ mà thốt nhiên, ta tìm
dược những bông hoa, những bóng dâm trong khi trời nắng chang chang.
Có
lẽ bạn tôi đã gặp được những tao ngộ thú vị như vậy.
Tin
vui cho biết người lính già, con ngựa què LML, sau cùng đã tìm được một lâu đài
tình ái. Nhưng trong ấm êm,bạn tôi vẫn không quên mình là một người lính còn đang
phải chiến đấu cho đến khi sạch bóng quân thù. Không đào ngũ, nhưng bạn tôi xin
được một cái «phép thường niên» để «làm
thơ tình».
Làm
thơ tình, cho cô học trò của mình đọc, như trong tờ đơn xin phép bạn gửi mới đây,
làm người nhận được phải ngỡ ngàng . Xin hãy cùng nhau đọc :
Để Trả Lời Một Nghi Vấn.
Thơ
Lê Mai Lĩnh.
Bẩy năm làm lính
Tám năm, sáu tháng làm tù
Năm mươi sáu năm cầm bút xung phong
Giờ 72, mình vẫn không muốn làm người đào binh
Nhưng xin cho mình cái phép thường niên
Để gối đầu lên địa đàng trăng và làm thơ tình
Để tìm chút hồi âm của nụ hôn
Để lấy lại hơi thở bình sinh
Cho những ngày
trận mạc mới
Mình không bỏ ngũ
Mình không phản bội anh em
Mình vẫn hiện diện dưới cờ
Mình sẵn sàng xả thân cho đại nghĩa
Nhưng xin cho mình cái phép thường niên
Mình cần một chút lả lướt
Mình cần một chút bay bướm
Mình cần một vòng tay ôm của một người tình
Mình cần một nụ hôn mặn chát của người yêu
Mình cần một cái liếc mắt sắc như lưỡi dao cạo
Và chấp nhận máu chẩy, ròng ròng
Mình cần một lời thì thầm, ngọt như mía lau
Để quên đi mùi cay của thuốc súng, bom đạn
Mình cần một cái cắn môi của người học trò.
Mình cần một đêm trăng mật
Để thấy một tuần là quá thừa, cho một người lính trận
Hãy nhớ
Cấp cho mình cái phép thường niên
Để sau ngày hết hạn
Mình sẵn sàng cầm súng đi đến năm vùng chiến thuật
Mình không đào ngũ
Mình không phản bội anh em
Mình vẫn hiện diện dưới cờ
Mình hứa.
Nhưng mỗi năm, xin hãy cấp cho mình cái phép
Để mình còn là CON NGUỜI.
Lê Mai Lĩnh.
15/7/2014.
Lời
xin dễ thương như vậy, lẽ nào cấp trên không ưng thuận.
Nhưng
mà, Lê Mai Lĩnh: Tiểu tư sản quá đấy nhé. Ngày xưa, Quang Dũng chỉ vì một
câu thơ lãng mạn: «nhớ về Hà Nội dáng kiều thơm» mà bại hoại cả một đời đó, LML không sợ sao.
Dù
sao chăng nữa, mấy ai được may mắn như bạn, được cắn môi người học trò.
Chỉ
như vậy là quá đủ rồi, tìm chi nữa ?? Cuộc đời ?? Chỉ là phù du.
Trần Mộng Lâm
Về Lê Mai Lĩnh
Tên thật Lê Văn Chính Gốc gác Quảng Điền, Triệu Phong, Quảng trị. Tức là SƯƠNG BIÊN THÙY, viết từ năm 1958, với nhiều thể loại. Trước 75 từng cộng tác với : Nghê Thuật, Khởi Hành, Gió Mới, Ngàn Khơi, Văn, Tiền Phong… Cựu Sĩ Quan QLVNCH. Dù trong gông cùm, xiềng xích,trước họng súng lưỡi lê, Thi sĩ vẫn lên tiếng và thơ đã có mặt