Tuesday 6 February 2018

BUỒN CHO THÂN PHẬN NGƯỜI CẦM BÚT DƯỚI CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI

Gần đây Bắc Triều Tiên công bố một bài hát mới thật ‘nặng ký’, làm mới lại “kiệt tác” trước đây “Chúng tôi không thể sống thiếu Kim Jong-un”.
Dùng lời ca tiếng hát để thể hiện tình yêu là chuyện bình thường, nhưng dùng nó để nịnh hót là nét độc đáo đáng thương ở các nước độc tài. Gần đây Bắc Triều Tiên tung ra một bài hát mới thể hiện tâm lý nịnh hót đến trơ trẽn, cái tên kinh ngạc của ca khúc này là “Ngài là cha ruột của tôi”, làm mới lại “kiệt tác” “Chúng tôi không thể sống thiếu Kim Jong-un” trước đây.

Ban nhạc Moranbong của Bắc Triều Tiên hợp ca “Ngài là cha ruột của tôi”.
Ban nhạc Moranbong nổi tiếng của Bắc Triều Tiên tiểu hợp xướng ca khúc này với ca từ như sau:
“Thật ấm trong vòng tay ngài, rộng lớn và sâu thẳm như đại dương;Tình yêu còn sâu đậm hơn cả máu thịt, chúng ta biết chúng ta đang được hưởng hạnh phúc;Ân tình này thật sâu nặng, xin gọi ngài là cha!Tin rằng nhờ vòng tay ngài, chúng ta mới có thể sống sót. À á a, đồng chí Kim Jong-un!Gió lạnh không thể ngăn cản ngài, đêm tối không thể níu giữ ngài, ngài lo lắng cho bao nhiêu người;Càng ngắm nhìn ngài, càng bị thu hút,  vì tình yêu ngài với nhân dân.Vì tình yêu sâu sắc này, xin gọi ngài là cha!Tin rằng có vòng tay ngài, chúng ta mới có thể sống sót. À á a, đồng chí Kim Jong-un!Trở thành người cha thân yêu của cả nước, bảo vệ chúng ta bằng tình yêu;Nhân dân mãi không quên tình yêu này, tận trái tim tỏ lòng thành;Vì tình yêu này quá mãnh liệt, xin gọi ngài là cha!Tin rằng trong vòng tay ngài, chúng ta mới có thể sống sót. À á a, đồng chí Kim Jong-un!Tin rằng trong vòng tay ngài, chúng ta mới có thể sống sót. À á a, đồng chí Kim Jong-un!”
Lời ca kiểu này chắc nhiều người sống dưới chế độ độc tài nghe đã quen tai?
Kim Jong-un sinh ngày 8/1/1984, mặc dù tuổi không nhiều nhưng lại là lãnh đạo đẳng cấp thế giới, có “chỉ số IQ cao nhất thế giới, EQ cao nhất thế giới, có năng lực mạnh nhất thế giới“.
Tương truyền rằng ông vừa sinh ra là đã có thể nói lưu loát tiếng Bắc Triều Tiên, năm 3 tuổi đã chơi bóng rổ, 5 tuổi đã học được cách sử dụng nhiều loại vũ khí, 6 tuổi đã lái được xe tăng, 9 tuổi đã tinh thông các loại nhạc cụ, 10 tuổi thành thạo nhạc giao hưởng, 11 tuổi biết lái máy bay, 12 tuổi tinh thông tất cả các kiến ​​thức của loài người, 13 tuổi thông thạo ba loại ngôn ngữ, Anh Đức Pháp, 14 tuổi thành thạo những tư tưởng cốt lõi của ông nội, 15 tuổi tinh thông công nghệ cao của nhân loại, 16 tuổi tinh thông thuật thống trị cổ xưa nhất của Triều Tiên, 17 tuổi thành thạo luân lý làm người, 18 tuổi thành thạo triết học cổ xưa nhất của Bắc Triều Tiên, 19 tuổi tinh thông chính trị học La Mã cổ, 20 tuổi tinh thông triết học Hy Lạp cổ đại, 21 tuổi tinh thông chân lý vũ trụ, 22 tuổi tinh thông binh pháp phương Đông, 23 tuổi bắt đầu tham gia chính trị, 26 tuổi được xác định là người kế vị lãnh đạo Bắc Triều Tiên, 27 tuổi đã trở thành Đại tướng Quân đội Nhân dân Bắc Triều Tiên, 28 tuổi trở thành chỉ huy tối cao quân đội Bắc Triều Tiên, 29 tuổi trở thành nhà lãnh đạo tối cao Bắc Triều Tiên, 34 tuổi đã là “cha ruột toàn dân Bắc Triều Tiên”, tuổi tác với ông không thành vấn đề!
Như ca khác “tươi đẹp” này đã định trước để trở thành ca khúc thịnh hành của Bắc Triều Tiên, và nhanh chóng lan rộng ra khắp thế giới thông qua mạng Internet, gây chấn động thế giới!
Về chuyện “cha ruột mẹ ruột” này, tiên sinh Quách Mạt Nhược, một trong những “văn hào của thời đại” của Trung Quốc, cũng có sản phẩm độc đáo. Vào tháng 11/1949, tiên sinh Quách Mạt Nhược có bài viết trên tờ “Quan sát”  để chúc mừng ngày sinh của lãnh tụ Liên Xô cũ Stalin, tựa bài là “Lời ca vạn tuế dành cho ngài” (Ngã hướng nhĩ cao hô vạn tuế), có câu từ như sau:
“Đại nguyên soái Stalin, hôm nay là sinh nhật thứ bảy mươi của ngài!Và không gian không thể giới hạn sự vĩ đại của ngài,Và thời gian không thể giới hạn tuổi thọ của ngài,Ngài đã sống hàng hà sa số năm địa chất,Ngài đã sống hàng hà sa số năm thiên văn,Ngài là vô tận, sẽ không bao giờ kết thúc!Tôi đã thấy ngài, người giải phóng vĩ đại,Nguyên soái Stalin, ngài đã giải phóng nhân loại, ngài là cha của tôi!Hôm nay là sinh nhật thứ bảy mươi của ngài, tôi ngợi ca ngài vạn tuế!”
Ngày 17/8/1982, Tống Mỹ Linh gửi cho Lưu Thừa Chí (Liao Chengzhi, 1908 – 1983) lá thư ngỏ kể lại, “Quách Mạt Nhược tuyên bố rằng ‘Stalin là cha ông ta’, thật không biết xấu hổ, khiến người ta phải buồn nôn ba ngày.”
Sau khi đảng Cộng sản Trung Quốc xây dựng chính quyền, ông Quách Mạt Nhược đã viết bài thơ ca ngợi Mao Trạch Đông, có tựa “Chủ tịch Mao còn hơn cả ông nội tôi” (Mao chủ tịch tái quá ngã gia gia), nội dung như sau:
“Cờ đỏ bay cao trên Quảng trường Thiên An Môn;Chân dung Chủ tịch Mao treo trên tường;Hàng trăm triệu người cùng ca ngợi Mao chủ tịch vạn tuế vạn tuế;Vạn tuế vạn tuế không giới hạn tuổi tác;Mao chủ tịch ôi Mao Chủ tịch;Ông thực sự hơn cả ông nội của tôi.”
Tại Việt Nam cũng có bài thơ thương tiếc Stalin mà chắc hẳn mọi người vẫn còn nhớ:
“Ông Sta-lin ơi! Ông Sta-lin ơi!
Hỡi ôi Ông mất! Đất trời có không?
Thương cha thương mẹ thương chồng
Thương mình thương một thương Ông thương mười
Yêu con yêu nước yêu nòi
Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu.”
Lịch sử ca ngợi kẻ độc tài là một bài ca buồn, buồn không chỉ đối với kẻ độc tài, còn buồn đối với những văn nô, làm méo mó tinh thần dân chúng.
Blog Thanh Vân