Wednesday, 27 November 2013

MÙA LỄ TẠ ƠN - Trần Việt Hải


Mỗi năm khi mùa lễ Tạ Ơn về lòng tôi chút gì đó bồi hồi nghĩ về cuộc đời và không gian xung quanh, riêng mấy ông bạn hiền, nhà báo, nhà văn, nhà thơ bạn bè dù là báo giấy hay báo ảo online qua keyboard vương chữ nghĩa, những Vương Trùng Dương và Khiếu Long của thủ đô Saigon Nhỏ, những Lê Hân và Lê Bình của Thung Lũng Hoàng Hoa, Phạm Kim của xứ Seattle mưa rơi thúi đất, hay Nguyễn Văn Thành trên miệt Minneapolis mùa đông tuyết phủ ngập boots, những bài viết cho cái nhìn tích cực của đời sống thật đáng sống, gõ cửa bài viết, tôi muốn mượn khi Thanksgiving về với bao ý tưởng nhân bản nêu lên triết lý sống, những nhân sinh quan lạc quan, những cảm nhận tình tự tình thương bao la, hay bằng nụ cười thư thái cao thượng. Đọc hai bài viết cảm động của hai đồng hương Việt Nam tôi, một là "Một Thoáng Thanksgiving Hạnh Phúc", của cô giáo Phan Bích Thủy, dạy trẻ em cấp pre-school tại Costa Mesa, Nam Cali, rồi bài "Xin Cám Ơn Cuộc Ðời", hay tựa khác hay không kém "Chỉ Với Một Nụ Cười" của dược sĩ Võ Hoàng Thanh cư ngụ tại thành phố Westminster của ông nhà văn beau trai Tạ Đức Trí, nơi vô cùng "đáng yêu" trong tâm khảm của riêng tôi, nơi "dễ thương" của nhiều đồng bào tôi, nơi đó tôi đi lại lắm lần mà lần nào cũng thích thú. Thật vậy, Westminster thuộc Quận Cam, đất lành chim đậu vùng Nam California.

Những bài văn nói về tình người như vậy khiến rung động con tim của chúng ta (sense of touching our heart), và những ý tưởng tạ ơn cuộc đời chung quanh ta (gratitude day, appreciation season) mang lại cho ta ngày mới, nhân mùa lễ hội dịp cuối năm mà theo ngôn ngữ của cô XNV Ngọc Ân, sẽ "dễ yêu" và "đáng yêu" hơn. Viết đến đây tôi bỗng nhớ trong tác phẩm "Nhà Tiên Tri"(The Prophet) thi hào Kahli Gibran đã cảm tác những áng thơ mang tính triết lý tích cực cảm tạ cuộc đời này như sau:

“Cảm ơn đời mỗi sáng mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương", ("To wake at dawn with a winged heart and give thanks for another day of loving”, Kahlil Gibran).

Một ý tưởng khác đúng với mùa Tạ Ơn, nhà văn Pháp Marcel Proust nói với chúng ta là: "Chúng ta biết ơn những người làm cho chúng ta hạnh phúc, họ là những người làm vườn dễ thương khiến cho linh hồn chúng ta thăng hoa". (“Let us be grateful to people who make us happy; they are the charming gardeners who make our souls blossom”, Marcel Proust). 

Nào, dịp Tạ Ơn đang cận kề ngoài kia rồi, hãy nghe nhà văn Hoa Kỳ William Arthur Ward quan niệm là: "Lòng biết ơn có thể chuyển đổi ngày thường thành ngày Tạ Ơn, biến việc làm thường nhật thành niềm vui, và thay đổi các cơ hội bình thường thành ơn phước lành". ("Gratitude can transform common days into thanksgivings, turn routine jobs into joy, and change ordinary opportunities into blessings”, William Arthur Ward) 

Thêm nữa nhé, nhà văn Hoa Kỳ khác, Joseph Wood Krutch, diễn đạt sự mang ơn là một hình thức hạnh phúc của đời sống: "Hạnh phúc chính là một thứ của lòng biết ơn", (“Happiness is itself a kind of gratitude”, Joseph Wood Krutch). 


Vâng, đúng rồi, trong mùa lễ Tạ Ơn đang đến lù lù tiến đến gần hãy mong ước cuộc đời này dâng đầy tình nhân ái, thật chứa chan niềm hạnh phúc và tràn ngập tiếng cười nhân bản cảm thông...

Xin mời quý vị netters hãy đọc: 


Kể Chuyện Lễ Tạ Ơn

Việt Hải


Ngày mai là ngày Lễ Tạ Ơn, theo ý nghĩa của Lễ Tạ Ơn thì ngày lễ đầu tiên được tổ chức vào năm 1621. Sau khi gặt hái được vụ mùa đầu tiên, nhóm người di dân tiên khởi sớm nhất từ Anh Quốc tìm sang Tân thế giới, họ đã tổ chức một buổi lễ để ăn mừng và cũng để cảm tạ Thượng Đế đã dẫn dắt họ đến bến bờ tự do, bảo vệ cuộc sống bình an cho họ khỏi những hiểm nguy trên vùng đất xa lạ và ban cho họ những sản vật trong mùa gặt đầu tiên. Những nhóm người di dân khác đến đất nước này về sau cũng tiếp tục lưu giữ truyền thống cao đẹp về ngày lễ Tạ Ơn để dâng lên đấng Tạo Hóa lời cảm tạ và lòng biết ơn. Dù Ngày Tạ Ơn được khai sinh vào thế kỷ 17 (năm 1621) như đã nói, nhưng mãi đến thế kỷ 19, tức cho đến hơn hai trăm năm sau, vào năm 1863 dưới thời Tổng Thống Abraham Lincoln, lễ này mới được chính thức trở thành một quốc lễ, là ngày lễ cho cả nước được nghỉ ngơi qua thủ tục mà quốc gia nhìn nhận.

Nếu Việt Nam có ngày nhớ ơn nguồn gốc từ thuở Vua Hùng Vương, thì tại Hoa Kỳ có ngày lễ nhớ ơn liên quan đến nhóm người di dân đầu tiên, ngày lễ này được tổ chức vào thứ 5, tuần lễ thứ 4 trong tháng 11 hằng năm, dịp cuối tuần dài như là một "long weekend". Nhiều người được nghỉ một lèo 4 ngày cuối tuần, quá đã nhỉ? Đa số được nghỉ làm hay nghỉ học vào ngày thứ Năm và thứ Sáu của tuần Lễ Tạ Ơn. Lễ Tạ Ơn ta có thể cho "thư giãn" ra hay cho trại ra là cám ơn những người ta chịu ơn, như nhà thơ Du Tử Lê cho bài thơ "Tạ Ơn Em", rồi nhạc sĩ Từ Công Phụng phổ thành nhạc, xin nghe link:

Sáng nay khi thức giấc được email của chị Trần Lai Hồng, một nhà văn, nhà văn hóa gửi cho xem bài viết của cô giáo Phan Bích Thủy, bài "Một Thoáng Thanksgiving Hạnh Phúc", cô dạy trẻ em cấp pre-school tại Costa Mesa, Nam Cali. Đây là một love story thật tình người, thật nhân bản và thật cảm động. Tôi thích phim "Kramer vs. Kramer", nhưng chuyện của Phan Bích Thủy hay hơn truyện của tiểu thuyết gia Avery Corman (American novelist) nhiều lắm. I just love it after all. Mặc dù Avery Corman chuyên viết truyện buồn, truyện dở dang, ôi những truyện tình gian truân, những đôi tình nhân tranh cãi, mắng nhiếc nhau, những truyện tình ai oán, không trọn vẹn, như A Perfect Divorce, The Boyfriend from Hell,... Kramer vs. Kramer, truyện tình yêu do Robert Benton dựng thành phim, chính ông viết kịch bản kiêm đạo diễn. Phim do hai tài tử gạo cội Dustin Hoffman và Meryl Streep thủ diễn thật tuyệt vời.
Tuy nhiên, tôi vẫn thích kết cuộc của chuyện tình cảm giữa David và Bích Thủy hơn. Chuyện như truyện thần tiên trong sách vở thuở ấu thơ có ông tiên hoặc bà tiên cầm chiếc đũa thần biến hóa những con người trong trắc trở gặp nhau trong hạnh phúc thánh thiện. Thật vậy, "Một Thoáng Thanksgiving Hạnh Phúc", có cô giáo Thủy hóa phép để ông toubib đăm chiêu fulltime trở nên con tim yêu đời như khúc ca "Và con tim đã vui trở lại".

Lễ Tạ Ơn đang đến trước mặt, xin quý bạn tạ ơn trời đất, và đừng quên "tạ ơn em" hay "tạ ơn anh". Chúc phúc đến mọi người... Mời tất cả hãy đọc...

VHLA

 

Chuyển quý bà con bạn hiền một bài viết đơn giản mà ý nghĩa về Lễ Tạ Ơn Thanksgiving.  Chúc mọi người có những ngày lễ thật ấm cúng hạnh phúc gia đình tràn đầy, và không quên nghĩ đến nhiều người bất hạnh khốn cùng, nhất là nơi quê nhà.
LH



Một Thoáng Thanksgiving Hạnh Phúc


 Phan Thủy


 Tác giả là một giáo viên Pre- school tại Costa Mesa, tên thật Phan Bích Thủy, người đã hai lần viết về "Một thoáng Halloween" năm ngoái và năm nay. Bài mới của cô lần này là một thoáng của mùa lễ tạ ơn hạnh phúc.  
                                  

Mười phút ngồi chờ nơi phòng cấp cứu bệnh viện sao lâu quá . Tôi sốt ruột, một tay thì xoa nhẹ chân Sang, con tôi, một tay thì sờ mãi lên trán nó. Cái cảm giác nóng ở lòng tôi như chuyền vào trán Sang làm nóng hơn thêm. Nhà có hai mẹ con, chưa gặp cảnh này, tôi quá bối rối , không biết làm gì hơn là ngồi chờ.
 Vừa mới đây tôi đang dạy học thì nhân viên trường báo tin có điện thoại của trường con tôi đang học. Thì ra con tôi trong giờ thể dục đã bị té bong gân. Nhà trường đã chuyển con tôi vào bệnh viện M. để cấp cứu. Tay chân tôi rụng rời ,quýnh quáng ghi vội địa chỉ bệnh viện rồi xin phép trường nghỉ để phóng xe nhanh vào bệnh viện.
Nhân viên nhà trường đã sơ cứu cho cháu và làm mọi thủ tục với bệnh viện , kể lại sự việc rồi bàn giao tất cả cho tôi.
Tôi xót xa nhìn con tôi . Sang luôn kêu khẽ, nhăn mặt đau đớn làm tim tôi thắt lại từng cơn. Nước mắt tôi muốn ứa ra nhưng tôi cố kìm giữ sợ làm con tôi thêm sợ hãi.

Tấm màn ngăn các phòng kéo ra, hai nhân viên bệnh viện bước vào, một nam một nữ đều là Mỹ trắng . Người đàn ông lên tiếng :
- Bác sĩ David, phụ trách case này  ( Xin chỉ viết đối đáp bằng tiếng Việt)
Tôi ah lên một tiếng ngạc nhiên, xúc động lên tiếng chào.
David nhìn tôi và tiến đến bắt tay, miệng mỉm cười :
- Không ngờ gặp Tâm ở đây.  Còn bé này là gì của Tâm?
Tôi bối rối : 
- Dạ, Đó là Sang, con trai tôi.
David đến giường khám cho con tôi.  David vừa khám vừa trao đổi với cô y tá về những việc phải làm.
Xong chàng bảo:
- Cô đừng lo lắng quá, hôm nay cô phải ở lại chờ cháu chụp X Ray. Sau khi có kết quả sẽ được chữa trị. Sang sẽ nằm lại đây 1 ngày để theo dõi rồi sẽ được về đi học lại. Có điều sẽ phải dùng nạng để đi trong vài ngày. Bây giờ phải đưa bệnh nhân đi chụp hình. Cô có thể ngồi đây chờ hay vào phòng tôi một lát không?
Tôi đi như cái máy theo Bác sĩ vào phòng mạch.
 Ngồi trên ghế, tôi rụt rè nói ngụ ý là không ngờ anh là Bác sĩ và làm việc ở đây. Nhờ bác sĩ cố gắng giúp cho con tôi.
David chống tay vào cầm nhìn tôi cười lặng lẽ :
- Cuộc đời hay thật ! Rồi có lúc tôi được giúp lại cô. Cố nhiên, tôi sẽ làm những gì tốt nhất.
- Không biết nói gì hơn. Tôi xin cám ơn Bác sĩ.
- Nếu cô cần trở lại trường thì cứ việc. Tôi sẽ săn sóc cho Sang và sẽ gặp cô sau tại nhà cô.
- Ồ không, cám ơn Bác sĩ, tôi đã xin nghỉ hôm nay và sẽ ở lại chờ tới khi xong mọi việc cho cháu.
- Vậy cô cứ ngồi đây mà chờ, đừng ngại. Tôi e cô sẽ chờ hơi lâu, tôi xin phép đi làm việc tiếp. Có tin gì tôi sẽ trở lại cho cô hay.
Chàng đi rồi, tôi mới hồi tưởng mối liên hệ của chúng tôi.
Tôi là cô giáo của Katie, con gái của chàng, lớp Pre-school 4 - 5 tuổi. Cô bé tóc vàng, mảnh mai, mặt xinh như búp bê nhưng lúc nào cũng rụt rè, ít nói, thích chơi một mình. Mỗi sáng tôi nhận Katie từ người cha đưa đến.
Chàng đấy, người đàn ông mạnh khỏe, dáng dấp nhanh nhẹn nhưng gương mặt lúc nào cũng nghiêm trang lạnh lùng ít cười ít nói . Chàng đưa bé Katie đến cho tôi rồi quay lưng đi ngay, họa hoằn lắm mới nói với tôi vài câu, thường là dặn dò thuốc uống hoặc giờ đón sẽ muộn...

Tôi chưa bao giờ thấy mẹ của Katie đưa đón con. Có lần tôi hỏi con bé thì Katie chỉ nói : Mẹ đi xa lắm không về nữa đâu... Con bé ứa nước mắt khi tôi hỏi.
- Bao lâu rồi em chưa gặp mẹ ? Katie chỉ nói : Lâu rồi, và khóc thút thít.
Tôi ôm con bé vào lòng xin lỗi đã làm em khóc.
Từ đó tôi đặc biệt chăm sóc Katie hơn, theo dõi từng việc học, việc chơi, từng miếng ăn, giấc ngủ... Đối lại Katie thương mến, quấn quít tôi lạ thường.
Katie luôn có mặt bên cạnh tôi trong lớp cũng như ngoài sân phụ giúp tôi vài việc.
Tôi giao cho Katie nhiều trách nhiệm hơn các học sinh khác và luôn khen thưởng. Cô bé dần dần hết nhút nhát, thành tự tin, vui vẻ, hồng hào.
Một hôm sắp tới giờ về, cha của Katie đến sớm hơn thường lệ. Chàng ra sân lặng lẽ ngồi một góc nhìn học sinh chơi đùa.
Tôi đang giúp các em đi thăng bằng trên những thanh gỗ dài. Katie lăng xăng đỡ những bạn hụt chân ngã xuống cát. Bọn trẻ cùng cười hồn nhiên. Katie nhìn thấy cha, xin phép tôi chạy đến với cha.
Chàng nắm tay Katie tiến đến trước mặt tôi mỉm cười chào. Lần đầu tiên tôi thấy chàng cười.
Chàng ngỏ lời cám ơn tôi về những gì tôi đã làm cho Katie rồi nghiêm trang nói rằng:
- Vì Katie quá yêu mến cô giáo nên Katie muốn cô giáo có mặt trong tiệc sinh nhật lần thứ 5 vào thứ bảy tuần tới. Mong cô giáo nhận lời.
Nói xong chàng lấy trong túi áo tấm thiệp mời trao cho tôi.
Dù rất khó nghĩ nhiều ngày sau đó, nhưng cuối cùng tôi cũng đến vì ngày nào Katie cũng ôm lấy tôi, nũng nịu, nhắc nhở tôi mãi.
Bữa tiệc sinh nhật đó ngoài tôi và chàng, người lớn chỉ có ông Irwin là cha của chàng (mẹ chàng đã mất ) và 3 em gái là học sinh cùng lớp của Katie.
Bọn trẻ rất sung sướng khoe với tôi những trò chơi và hình chúng nó vẽ cho nhau. Tôi cũng cùng chơi với chúng thân tình như lúc ở trong lớp.
Dù bận rộn, tôi cũng nhìn khắp căn phòng để ý tìm kiếm hình ảnh gia đình nhưng ngoài những hình của Katie, cha và Ông Bà Nội ra thì không thấy hình người đàn bà nào cả. Tôi nói chuyện với cha chàng thì được biết mẹ của Katie là một người đàn bà rất đẹp nhưng thích vui chơi, thích làm đẹp hơn là chăm sóc con. Hai vợ chồng thường gây gỗ vì mẹ Katie hay vắng nhà, không lo lắng cho con. Khi Katie được 3 tuổi hai người ly dị,  cô ấy lấy một ông nhà giàu lắm và theo chồng đi tiểu bang khác không một lần về thăm con. Ông còn cảnh cáo tôi :
- Con tôi nó ác cảm với đàn bà lắm đấy !

Bấy giờ tôi mới hiểu tại sao không thấy chàng cười và mặt cứ lạnh lùng khó khăn. Nhưng từ sau buổi tiệc sinh nhật của Katie, tôi thấy chàng không còn xa cách với tôi nữa. Mặt chàng đã có sinh khí và hay mỉm cười khi nói chuyện với tôi. Chàng lại còn hay đến đón con sớm hơn để ngồi nhìn Katie chơi đùa. Thỉnh thoảng trước khi về chàng đưa cho tôi một món quà, khi thì gói kẹo, khi thì hộp bánh, khi thì một thỏi chocolate với mảnh giấy : Thank you for all you do for Katie .

Tôi thực sự lo lắng khi chàng muốn đưa tôi về cho biết nhà. Bởi vì tôi không ngu đến nổi khi vẫn nghe các đồng nghiệp chọc tôi về sự thay đổi này nơi chàng. Bởi cả năm học trước cô giáo nào cũng biết anh chàng lạnh lùng nghiêm khắc thờ ơ với mọi người này.
Nếu chàng thích tôi? Ôi, không được đâu vì tôi vừa được biết chàng mới 34 tuổi, trong khi tôi đã gần 40 rồi. Tôi đã có chồng, tuy chồng đã mất 3 năm nay, và con trai tôi đã 13 tuổi.
Cả trường không ai biết tuổi thật của tôi, cứ nghĩ tôi chừng 30 tuổi vì người Á Châu thường trẻ hơn tuổi, thêm nữa tính tôi rất sôi nổi vui vẻ trẻ trung. Chắc chàng cũng tưởng tôi còn trẻ lắm, cho nên...
Ôi, nếu chàng biết... Không được đâu. Đừng nghĩ tới nữa.

Thế là từ đó tôi cố tránh mặt chàng. Chàng và Katie mời tôi đi ăn kem, đi ăn tối... tôi đều từ chối. Chàng mang hoa đến nhà, tôi tiếp chàng trong nỗi hồi hộp sợ con tôi đi học về nên cứ đứng lên ngồi xuống mãi không yên...

Và tới hôm nay, chuyện con tôi bị tai nạn bất ngờ gặp chàng ở đây tôi thật bối rối. Chuyện phải đối mặt không tránh được rồi.  A, chàng là bác sĩ, lại trẻ trung tuy có lạnh lùng, đẹp trai như thế, sao lại để ý thương tưởng tới cô gíáo lớn tuổi như mình? Tôi ghét số tuổi của tôi lắm!
Tôi buồn bã thở dài, vừa định đứng lên đi ra thì chàng bước vào.
Chàng cho biết Sang sẽ được bó bột, hình chụp cho thấy không nguy hại đến xương, vết thương không nặng nên chỉ ở lại bệnh viện 1 ngày, sáng mai sẽ được về.

-  Giờ cô có thể về nghỉ ngơi ăn uống, hơn một tiếng nữa trở lại thăm cháu được.
Chàng nói đáng lẽ chàng đưa tôi về vì sợ tôi lái xe trong lúc bối rối không an toàn nhưng chàng chọn ở đây săn sóc cho Sang tốt hơn.
Tôi cảm động rối rít cảm ơn chàng, chỉ xin cho tôi vào gặp con tôi một chút. Sang nằm im trên giường, mặt xanh xao, thấy tôi vào thì giơ tay đón lấy tôi, miệng rít khẽ vì đau. Tôi ôm lấy con an ủi:
-  Không sao đâu Sang, bác sĩ hứa sẽ lo bó bột cho con ngay bây giờ, sẽ hết đau ngay. Đừng sợ nha, mẹ trở ra ngoài, khi bó xong mẹ sẽ vào với con.

Một giờ sau tôi trở lại, David chờ tôi ở cửa, hướng dẫn tôi vào phòng của Sang.  Gương mặt chàng tươi sáng hẵn, bảo tôi :
- Tôi trả chàng trai này lại cho cô tốt đẹp để trả ơn cô đã chăm lo cho con gái tôi được hạnh phúc.
Tôi cười tươi vì trông Sang sạch sẽ, hồng hào, thỏai mái lại, hoàn toàn khác với lúc tôi đi về nhà. Sang nói chân đã hết đau và cũng vừa được ăn uống xong.
Tôi nhìn con tràn đầy thương yêu và quay sang David nói lời cảm ơn với ánh mắt thành khẩn nồng ấm.
Cả ngày còn lại tôi ở bên Sang săn sóc, kể chuyện cho con nghe. Chàng cũng thường ghé vào phòng thăm và chúng tôi được một dịp ngồi nói rất nhiều  về đời nhau.
Hết giờ làm, chàng ở lại cùng tôi nói chuyện say sưa tới khuya mới về.
Sang đi học bằng nạng chỉ 3 ngày thì đi đứng lại như thường.

Còn một tuần nữa là lễ Thanksgiving, David trân trọng mời mẹ con tôi đến nhà dùng cơm gia đình mừng lễ Thanksgiving.
Tôi bảo chàng :
-  Lần trước sinh nhật Katie, anh đã mời tôi để trả ơn cô giáo rồi, lần này cho tôi được mời anh và Katie để trả ơn anh đã săn sóc chu đáo cho con tôi.
- Không, chúng ta không phải trả ơn gì cả vì là người trong gia đình, chúng ta phải lo lắng cho nhau. Thanksgiving phải ở nhà tôi mới đúng.
Tim tôi đập hụt một nhịp. Trời đất, tôi có nghe lầm không?
Chàng nói tiếp: 
- Thêm nữa, hôm ấy có cả ba tôi đến dự để mừng cho chúng ta ...
Tôi đưa tay chận nơi ngực, tim đập thình thịch, ấp úng:
- Nhưng, nhưng mà... tôi có xứng đáng không?
- Tại sao không? Vì sao em nói thế?
- Vì... vì em đã có con lớn quá.
- Hahaha thì mình khỏi phải sinh con nữa.
- Nhưng mà anh có biết em lớn hơn anh tới...tới sáu tuổi.
Tôi mắc cỡ quá không nói được nữa.
Chàng ôm lấy tôi:
- Tội nghiệp em bé quá, vậy mà cũng e ngại. Anh không quan tâm tới điều ấy đâu.
Rồi chàng nhìn vào mắt tôi nói rất nghiêm trang:
- Điều anh quan tâm là em có trái tim lớn. Em yêu thương con em và con của anh rất thật. Và quan trọng hơn hết em đã làm cho anh yêu em.
Trái tim tôi vỡ òa, nước mắt tuôn tràn vì sung sướng.
Mùa Thanksgiving này thật trọng đại, huy hoàng trong đời tôi biết bao nhiêu.
Tôi đem hết tài năng, tâm hồn và tình yêu thương để cùng chàng nấu nướng, trang trí căn nhà lạnh lẽo bề bộn của chàng trước kia thành một mái gia đình ấm cúng, tươi sáng, vui vẻ.

Trong nhà chàng bây giờ đầy hương thơm của hoa cỏ, đầy màu hồng cam ấm dịu sắc Thanksgiving, đầy thức ăn truyền thống, đầy ánh mắt yêu thương nồng nàn và đầy tiếng cười vui của con trẻ.
Cảm ơn lễ Thanksgiving, cảm ơn cuộc đời.



 Phan Thuỷ


oOo

Thứ Năm ngày 28/11/2013 sẽ là Lễ Tạ Ơn tại Mỹ. Trân trọng mời đọc bài viết đặc biệt cho mùa lễ tạ ơn năm nay của tác giả Hoàng Thanh. Cô tên thật Võ Ngọc Thanh, một dược sĩ thuộc lớp tuổi 30’, hiện là cư dân Westminster, Orange County. Bài viết về Lễ Tạ Ơn của cô mang tựa dề "Xin Cám Ơn Cuộc Ðời" kể lại câu chuyện xúc động, giản dị mà khác thuờng, bắt đầu từ cái bình thuờng nhất: " Chỉ với một nụ cuời..." Tựa đề mới đuợc đặt lại theo tinh thần bài viết. (Rev. John Tran, St. Paul)

Xin Cám Ơn Cuộc Ðời 


Chỉ với một nụ cười...

Hoàng Thanh

 


Mùa Lễ Tạ Ơn.


Đây là câu chuyện có thật xảy ra ở Quận Cam, California.

Lễ Tạ Ơn tại Mỹ. Trân trọng mời đọc bài viết đặc biệt cho mùa lễ tạ ơn năm nay của tác giả Hoàng Thanh. Cô tên thật Võ Ngọc Thanh, một dược sĩ thuộc lớp tuổi 30’., hiện là cư dân Westminster,  Orange County. Bài viết về Lễ Tạ Ơn của cô mang tựa đề “Xin Cám Ơn Cuộc Đời” kể lại câu chuyện xúc động, giản dị mà khác thường, bắt đầu từ cái bình thường nhất: “Chỉ với một nụ cười…” Tựa đề mới được đặt lại theo tinh thần bài viết.

Thế là một mùa Lễ Tạ Ơn nữa lại đến. Tôi vẫn còn nhớ, lần đầu tiên khi nghe nói về Lễ Tạ Ơn, tôi thầm nghĩ, “Dân ngoại quốc sao mà… “quởn” quá, cứ bày đặt lễ này lễ nọ, màu mè, chắc cũng chỉ để có dịp bán thiệp, bán hàng để người ta mua tặng nhau thôi, cũng là một cách làm business đó mà…”
Năm đầu tiên đặt chân đến Mỹ, Lễ Tạ Ơn hoàn toàn không có một chút ý nghĩa gì với tôi cả, tôi chỉ vui vì ngày hôm đó được nghỉ làm, và có một buổi tối quây quần ăn uống với gia đình.

Mãi ba năm sau thì tôi mới thật sự hiểu được ý nghĩa của ngày Lễ Tạ Ơn.
Thời gian này tôi đang thực tập ở một Pharmacy để lấy bằng Dược Sĩ. Tiệm thuốc này rất đông khách, cả ngày mọi người làm không nghỉ tay, điện thoại lúc nào cũng reng liên tục, nên ai nấy cũng đều căng thẳng, mệt mỏi, dễ đâm ra quạu quọ,và hầu như không ai có nổi một nụ cười trên môi.

Tiệm thuốc có một bà khách quen, tên bà là Josephine Smiley. Tôi còn nhớ rất rõ nét mặt rất phúc hậu của bà. Năm đó bà đã gần 80 tuổi, bà bị tật ở tay và chân nên phải ngồi xe lăn, lại bị bệnh thấp khớp nên các ngón tay bà co quắp, và bà lại đang điều trị ung thư ở giai đoạn cuối. Cứ mỗi lần bà đến lấy thuốc (bà uống hơn mười mấy món mỗi tháng, cho đủ loại bệnh), tôi đều nhìn bà ái ngại. Vì thấy rất tội nghiệp cho bà, nên tôi thường ráng cười vui với bà, thăm hỏi bà vài ba câu, hay phụ đẩy chiếc xe lăn cho bà. Nghe đâu chồng bà và đứa con duy nhất bị chết trong một tai nạn xe hơi, còn bà tuy thoát chết nhưng lại bị tật nguyền, rồi từ đó bà bị bệnh trầm cảm (depressed), không đi làm được nữa, và từ 5 năm nay thì lại phát hiện ung thư. Mấy người làm chung trong tiệm cho biết là bà hiện sống một mình ở nhà dưỡng lão.

Tôi vẫn còn nhớ rất rõ vào chiều hôm trước ngày lễ Thanksgiving năm 1993, khi bà đến lấy thuốc. Bỗng dưng bà cười với tôi và đưa tặng tôi tấm thiệp cùng một ổ bánh ngọt bà mua cho tôi. Tôi cám ơn thì bà bảo tôi hãy mở tấm thiệp ra đọc liền đi. Tôi mở tấm thiệp và xúc động nhìn những nét chữ run rẩy, xiêu vẹo:

Dear Thanh,

My name is Josephine Smiley, but life does not “smile” to me at all. Many times I wanted to kill myself, until the day I met you in this pharmacy. You are the ONLY person who always smiles to me, after the death of my husband and my son. You made me feel happy and help me keep on living. I profit this Thanksgiving holiday to say “Thank you”, Thanh.

Thank you, very much, for your smile… Rồi bà ôm tôi và bà chảy nước mắt. Tôi cũng vậy, tôi đứng mà nghe mắt mình ướt, nghe cổ họng mình nghẹn… Tôi thật hoàn toàn không ngờ được rằng, chỉ với một nụ cười, mà tôi đã có thể giúp cho một con người có thêm nghị lực để sống còn.

Đó là lần đầu tiên, tôi cảm nhận được cái ý nghĩa cao quý của ngày lễ Thanksgiving. Ngày Lễ Tạ Ơn năm sau, tôi cũng có ý ngóng trông bà đến lấy thuốc trước khi đóng cửa tiệm. Thì bỗng dưng một cô gái trẻ đến tìm gặp tôi. Cô đưa cho tôi một tấm thiệp và báo tin là bà Josephine Smiley vừa mới qua đời 3 hôm trước.. Cô nói là lúc hấp hối, bà đã đưa cô y tá này tấm thiệp và nhờ cô đến đưa tận tay tôi vào đúng ngày Thanksgiving. Và cô ta đã có hứa là sẽ làm tròn ước nguyện sau cùng của bà. Tôi bật khóc, và nước mắt ràn rụa của tôi đã làm nhòe hẳn đi những dòng chữ xiêu vẹo, ngoằn nghèo trên trang giấy:

My dear Thanh,

I am thinking of you until the last minute of my life.
I miss you, and I miss your smile…
I love you, my “daughter”…

Tôi còn nhớ tôi đã khóc sưng cả mắt ngày hôm đó, không sao tiếp tục làm việc nổi, và khóc suốt trong buổi tang lễ của bà, người “Mẹ American” đã gọi tôi bằng tiếng “my daughter”… Trước mùa Lễ Tạ Ơn năm sau đó, tôi xin chuyển qua làm ở một pharmacy khác, bởi vì tôi biết, trái tim tôi quá yếu đuối, tôi sẽ không chịu nổi niềm nhớ thương quá lớn, dành cho bà, vào mỗi ngày lễ đặc biệt này, nếu tôi vẫn tiếp tục làm ở pharmacy đó.

Mãi cho đến giờ, tôi vẫn còn giữ hai tấm thiệp ngày nào của người bệnh nhân này. Và cũng từ đó, không hiểu sao, tôi yêu lắm ngày Lễ Thanksgiving, có lẽ bởi vì tôi đã “cảm” được ý nghĩa thật sự của ngày lễ đặc biệt này.

Thông thường thì ở Mỹ, Lễ Tạ Ơn là một dịp để gia đình họp mặt. Mọi người đều mua một tấm thiệp, hay một món quà nào đó, đem tặng cho người mình thích, mình thương, hay mình từng chịu ơn.. Theo phong tục bao đời nay, thì trong buổi họp mặt gia đình vào dịp lễ này, món ăn chính luôn là món gà tây (turkey).

Từ mấy tuần trước ngày Lễ TẠ ƠN, hầu như chợ nào cũng bày bán đầy những con gà tây, gà ta, còn sống có, thịt làm sẵn cũng có… Cứ mỗi mùa Lễ Tạ Ơn, có cảtrăm triệu con gà bị giết chết, làm thịt cho mọi người ăn nhậu.Người Việt mình thì hay chê thịt gà tây ăn lạt lẽo, nên thường làm món gà ta,“gà đi bộ.” Ngày xưa tôi cũng hay ăn gà vào dịp lễ này với gia đình, nhưng từ ngày biết Đạo, tôi không còn ăn thịt gà nữa. Từ vài tuần trước ngày lễ, hễ tôi làm được việc gì tốt, dù rất nhỏ, là tôi lại hồi hướng công đức cho tất cả những con gà, tây hay ta, cùng tất cả những con vật nào đã, đang và sẽ bị giết trong dịp lễ này, cầu mong cho chúng thoát khỏi kiếp súc sanh và được đầu thai vào một kiếp sống mới, tốt đẹp và an lành hơn.

Từ hơn 10 năm nay, cứ mỗi năm đến Lễ Tạ Ơn, tôi đều ráng sắp xếp công việc đểcó thể tham gia vào những buổi “Free meals” tổ chức bởi các Hôäi TừThiện, nhằm giúp bữa ăn cho những người không nhà. Có đến với những bữa cơm như thế này, tôi mới thấy thương cho những người dân Mỹ nghèo đói, Mỹ trắng có, Mỹ đen có, người da vàng cũng có, và có cả người Việt Nam mình nữa. Họ đứng xếp hàng cả tiếng đồng hồ, rất trật tự, trong gió lạnh mùa thu, nhiều người không có cả một chiếc áo ấm, răng đánh bò cạp…để chờ đến phiên mình được lãnh một phần cơm và một chiếc mền, một cái túi ngủ qua đêm.

Ở nơi đâu trên trái đất này, cũng luôn vẫn còn rất rất nhiều người đang cần những tấm lòng nhân ái của chúng ta…Nếu nói về hai chữ “TẠ ƠN” với những người mà ta từng chịu ơn, thì có lẽ cái list của chúng ta sẽ dài lắm, bởi vì không một ai tồn tại trên cõi đời này mà không từng mang ơn một hay nhiều người khác. Chúng ta được sinh ra làm người, đã là một ơn sủng của Thượng Đế. Như tôi đây, có được ngày hôm nay, ngồi viết những dòng này, cũng lại là ơn Cha, ơn Mẹ, ơn Thầy…

Cám ơn quê hương tôi : Việt Nam, với 2 mùa mưa nắng, với những người dân bần cùng chịu khó. Quê hương tôi; nơi đã đón nhận tôi từ lúc sinh ra, để lại trong tim tôi biết bao nhiêu là kỷ niệm cả một thời thơ ấu. Quê hương tôi, là nỗi nhớ,niềm thương của tôi, ngày lại ngày qua ở xứ lạ quê người…

Cám ơn Mẹ, đã sinh ra con và nuôi dưỡng con cho đến ngày trưởng thành. Cám ơn Mẹ,về những tháng ngày nhọc nhằn đã làm lưng Mẹ còng xuống, vai Mẹ oằn đi, về những nỗi buồn lo mà Mẹ đã từng âm thầm chịu đựng suốt gần nửa thế kỷ qua….

Cám ơn Ba, đã nuôi nấng, dạy dỗ con nên người. Cám ơn Ba, về những năm tháng cực nhọc, những chuỗi ngày dài đằng đẵng chạy lo cho con từng miếng cơm manh áo, vềnhững giọt mồ hôi nhễ nhại trên lưng áo Ba, để kiếm từng đồng tiền nuôi con ăn học….

Cám ơn các Thầy Cô, đã dạy dỗ con nên người, đã truyền cho con biết bao kiến thức để con trở thành một người hữu dụng cho đất nước, xã hội…

Cám ơn các chị, các em tôi, đã xẻ chia với tôi những tháng ngày cơ cực nhất, những buổi đầu đặt chân trên xứ lạ quê người, đã chia vui, động viên những lúc tôi thành công, đã nâng đỡ, vực tôi dậy những khi tôi vấp ngã hay thất bại..
Cám ơn tất cả bạn bè tôi, đã tặng cho tôi biết bao nhiêu kỷ niệm – buồn vui- những món quà vô giá mà không sao tôi có thể mua được. Nếu không có các bạn, thì có lẽcả một thời áo trắng của tôi không có chút gì để mà lưu luyến cả…
Cám ơn nhỏ bạn thân ngày xưa, đã “nuôi” tôi cả mấy năm trời Đại học, bằng những lon “gigo” cơm, bữa rau, bữa trứng, bằng những chén chè nho nho,û hay những ly trà đá ở căn tin ngày nào.

Cám ơn các bệnh nhân của tôi, đã ban tặng cho tôi những niềm vui trong công việc. Cả những bệnh nhân khó tính nhất, đã giúp tôi hiểu thế nào là cái khổ, cái đau của bệnh tật…

Cám ơn các ông chủ, bà chủ của tôi, đã cho tôi biết giá trị của đồng tiền, để tôi hiểu mình không nên phung phí, vì đồng tiền lương thiện bao giờ cũng phải đánh đổi bằng công lao khó nhọc…

Cám ơn những người tình, cả những người từng bỏ ra đi, đã giúp tôi biết được cảm nhận được thế nào là Tình yêu, là Hạnh phúc, và cả thế nào là đau khổ, chia ly.

Cám ơn những dòng thơ, dòng nhạc, đã giúp tôi tìm vui trong những phút giây thơthẩn nhất, để quên đi chút sầu muộn âu lo, để thấy cuộc đời này vẫn còn có chút gì đó để nhớ, để thương...

Cám ơn những thăng trầm của cuộc sống, đã cho tôi nếm đủ mọi mùi vị ngọt bùi, cay đắng của cuộc đời, để nhận ra cuộc sống này là vô thường… để từ đó bớt dần “cái tôi”- cái ngã mạn của ngày nào…

Xin cám ơn tất cả… những ai đã đến trong cuộc đời tôi, và cả những ai tôi chưa từng quen biết. Bởi vì:

“Trăm năm trước thì ta chưa gặp,
Trăm năm sau biết gặp lại không?
Cuộc đời sắc sắc không không
Thôi thì hãy sống hết lòng với nhau…”

Và cứ thế mỗi năm, khi mùa Lễ Tạ Ơn đến, tôi lại đi mua những tấm thiệp, hay một chút quà để tặng Mẹ, tặng Chị, tặng những người thân thương, và những người đã từng giúp đỡ tôi. Cuộc sống này, đôi lúc chúng ta cũng cần nên biểu lộ tình thương yêu của mình, bằng một hành động gì đó cụ thể, dù chỉ là một lời nói “Con thương Mẹ”, hay một tấm thiệp, một cành hồng. Tình thương, là phải được cho đi, và phải được đón nhận, bởi lỡ mai này, những người thương của chúng ta không còn nữa, thì ngày Lễ Tạ Ơn sẽ có còn ý nghĩa gì không?


Xin cho tôi được một lần, nói lời Tạ Ơn: Cám ơn lắm, cuộc đời này…

Hoàng Thanh

 

Ref. Link:

Rất cảm động!
 

Hình ảnh: Rất cảm động!  Chief hy sinh để cứu chủ mình khi cố cắn chết con rắn hổ mang Ngày thứ 2, 12/2/2007, khoảng 2h chiều. Chú chó Chief giống American Pit Bull Terrier, đã cứu bà cụ 87 tuổi Liberata la Victoria, và cháu của bà là Maria Victoria Fronteras, thoát chết khỏi một con rắn hổ mang chui vào nhà qua một lối cửa mở ở dưới bếp.  Liberata la Victoria và Chief đang xem TV thì bỗng nhiên Chief nhảy dựng lên và báo động cho bà cụ biết về sự xuất hiện của một con rắn hổ mang cách đó độ 3 thước. Maria Victoria  vộivàng chạy tới và đẩy bà cụ vào một căn phòng và hy vọng con rắn sẽ bỏ đi.  Nhưng khi Victoria quay lại thì côhoảng sợ nhìn thấy con rắn chỉ còn  cách  khoảng chưa
 đầy 1 thước, nó bạnh mang ra và chuẩn bị tấn công. Cô hét   lên để cầu cứu. Đúng lúc đó thì Chief lao vào giữa con rắn và 2 người phụ nữ, lấy thân mình để che chở 2 ngườikhỏi cú mổ chết người của con rắn. Sau đó nó cắn cổ con rắn, quật ra sàn và giết chết nó.  Nhưng chiến thắng của Chief đã phải trả một cái giá quá đắt. Nó đã bị con rắn mổ vài nhát vào mõm và không lâu sau đó, nó đã trút hơi thở cuối cùng.  Gia đình Fronteras đã cố gọi BSTY, nhưng người ta đã không thể làm được gì để cứu Chief. Vếtrắn cắn quá gần não và nọc độc đã phát tán quá nhanh.  Ian De  la Rama, một người bạn của gia đình Fronteras đã kể lại: “Chỉ chưa đầy 30 phút từ khi bị con rắn cắn, Chief đã bất tỉnh vàmất khả năng kiểm  soát cơ  thể của
 nó, nhưng nó vẫn cố chống trả lại Thần Chết để được nhìn   thấy chủ nó một lần cuối.”  Chồng của Victoria, tên là Marlone, đã vội vã cấp tốc trở vềnhà khi nghe hung tin từ vợ anh. Điều cuối cùng mà Chief làm là đưa ánh mắt nhìn lên Marlone và vẫy đuôi. Nó thở dài lần cuối và vĩnh viễn từ giã cõi đời.  --------------------------------------- Nếu bạn thấy hình ảnh này ý nghĩa, xin hãy

Chief hy sinh để cứu chủ mình khi cố cắn chết con rắn hổ mang
Ngày thứ 2, 12/2/2007, khoảng 2h chiều. Chú chó Chief giống American Pit Bull Terrier, đã cứu bà cụ 87 tuổi Liberata la Victoria, và cháu của bà là Maria Victoria Fronteras, thoát chết khỏi một con rắn hổ mang chui vào nhà qua một lối cửa mở ở dưới bếp.

Liberata la Victoria và Chief đang xem TV thì bỗng nhiên Chief nhảy dựng lên và báo động cho bà cụ biết về sự xuất hiện của một con rắn hổ mang cách đó độ 3 thước. Maria Victoria vộivàng chạy tới và đẩy bà cụ vào một căn phòng và hy vọng con rắn sẽ bỏ đi.

Nhưng khi Victoria quay lại thì côhoảng sợ nhìn thấy con rắn chỉ còn cách khoảng chưa đầy 1 thước, nó bạnh mang ra và chuẩn bị tấn công. Cô hét lên để cầu cứu.
Đúng lúc đó thì Chief lao vào giữa con rắn và 2 người phụ nữ, lấy thân mình để che chở 2 ngườikhỏi cú mổ chết người của con rắn. Sau đó nó cắn cổ con rắn, quật ra sàn và giết chết nó.

Nhưng chiến thắng của Chief đã phải trả một cái giá quá đắt. Nó đã bị con rắn mổ vài nhát vào mõm và không lâu sau đó, nó đã trút hơi thở cuối cùng.

Gia đình Fronteras đã cố gọi BSTY, nhưng người ta đã không thể làm được gì để cứu Chief. Vếtrắn cắn quá gần não và nọc độc đã phát tán quá nhanh.

Ian De la Rama, một người bạn của gia đình Fronteras đã kể lại: “Chỉ chưa đầy 30 phút từ khi bị con rắn cắn, Chief đã bất tỉnh vàmất khả năng kiểm soát cơ thể của nó, nhưng nó vẫn cố chống trả lại Thần Chết để được nhìn thấy chủ nó một lần cuối.”

Chồng của Victoria, tên là Marlone, đã vội vã cấp tốc trở vềnhà khi nghe hung tin từ vợ anh. Điều cuối cùng mà Chief làm là đưa ánh mắt nhìn lên Marlone và vẫy đuôi. Nó thở dài lần cuối và vĩnh viễn từ giã cõi đời.

Lễ Tạ Ơn truyền thống đẹp của nước Huê Kỳ
 
 
Ngày 28 tháng 11, 2013 là ngày Lễ Tạ Ơn truyền thống của nước Huê Kỳ này, định cư ở Mỹ gần 4 thập niên, thưởng lãm khi lễ về các ngữ như pineaple-braised ham, pumpkin pie, gà tây quay da dòn xơi ghiền goût, xơi ghiền môi,... Lễ Tạ Ơn nói chuyện Tạ Ơn, đọc chuyện Tạ Ơn sẽ hợp thời, hợp lý và hợp goût văn chương. Sáng nay thức giấc cụ Kahlil Gibran bảo là "To wake at dawn with a winged heart and give thanks for another day of loving”, diễn chữ Quốc ngữ là “Cảm ơn đời mỗi sáng mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương", một câu chân ngôn mang ý nghĩa cao đẹp cho dịp Tạ Ơn.
 
Không ngoa, một email nổi lên lù lù trước màn ảnh tôi xem các binh sĩ Huê Kỳ trên chiếc Hàng Không Mẫu Hạm Hoa Kỳ mang tên vị Tổng thống đầu tiên của xứ này hiện ở Philippines để trợ giúp từ thiện là cung cấp 18.000 bữa ăn mỗi ngày cho các nạn nhân bão Hải Yến. Tôi ngẫm nghĩ xứ Huê Kỳ hào hiệp, xứ Huê Kỳ bao dung, xứ Huê Kỳ bác ái, khác với đất nước Chú Ba Tàu Khựa bủn xỉn, xứ Tàu Khựa tham lam, xứ Tàu Khựa ích kỷ:
 
China is a stingy, greedy and selfish country:
 
 
 
 
 
The Chinese: negative characteristics described as arrogance, selfishness, rudeness and violence:
 
 
Rồi một email khác do ông nhà văn Giao Chỉ trên miệt Bắc Cali gửi ra gồm 2 bài viết đại để dành cho dịp lễ Tạ Ơn. Bài #1 mang tựa "Lễ Tạ Ơn Tại Hoa Kỳ", bài ông ôn lại lịch sử xứ này, những ai học trường Mỹ, hay tìm hiểu về ý nghĩa ngày Thanksgiving Day sẽ không quên các từ ngữ: Pilgrims, Puritans, Protestants, Mayflower, Plymouth, Turkeys,
Corn Mazes, Pumpkins,... Lớp History 101 trong college khi xưa được ông Giao Chỉ nhắc lại, khiến tôi nhớ campus xưa, mùa cuối thu lá maple rụng nhiều trong sân trường, gạo bài mid-term trong thư viện cùng đám bạn Mỹ của ngày xưa, của những Melanie, Deborah,... Những kỷ niệm nao chia nhau những chiếc apple pie, pumpkin pie, ham sandwich, turkey sandwich, chai apple juice, lon root beer, hay lon ginger ale,... ăn cho đỡ đói như dân Mayflower, được mua từ các vending machines,... không khí lễ lạc chan hòa không gian ngoài kia, hưng phấn trong lòng của thuở đi học như Thanksgiving, Christmas, ôi sao vui nhộn nhịp, vui  xao xuyến khi dịp festive season cuối năm trở về.

 
Bài Giao Chỉ ghi nhận là: "Huê Kỳ là quốc gia được thành lập và xây dựng bởi các sắc dân, tiền nhân của Mỹ quốc đã viết nên các bản văn bất hủ là hiến pháp và tu chính án Dân Quyền.”, và rằng:
 
"Lịch sử các cuộc di dân của nhân loại đã đưa đến nhận định rằng Ta không thể lựa chọn sinh quán, nhưng ta có thể chọn lựa để sống ở miền đất mà chúng ta yêu quý.  (You cannot choose the land you birth, but you can choose the land you love).  Thực đúng như vậy, chúng ta đã sinh ra đời trên quê hương không hề có sự lựa chọn nhưng nếu phải trả giá với sự sống chết thì chúng ta vẫn có cơ may lựa chọn nơi sinh sống.  Vì vậy không phải là chỉ người Mỹ hậu duệ của con tàu Hoa Tháng Năm đến từ Đại Tây Dương mới có quyền ăn gà Tây tháng 11".   
 
Ông dẫn dụ những gương thành công của Arnold Schwarzenegger, ông Tổng Thống điển trai da màu đầu tiên Barack Obama của xứ sở vốn có cơ hội này, Tướng da màu beau trai Colin Powell đã từng tham chiến ở Việt Nam, và bà giáo sư kiêm nhạc sĩ vô cùng "đáng yêu", Condoleezza Rice, nàng diễm kiều, khả ái, đài các cùng sự thông minh thiên phú mà tôi vô cùng ngưỡng mộ nàng, một lần nào tôi tham khảo sách thì nàng sinh vào tháng Tạ Ơn, November 14, 1954 (nay đã 59 mùa xuân), nhỏ hơn tôi 11 tháng, nhưng lên đại học cùng năm, nàng ghi danh cho năm freshman major mà Music là môn chọn lựa, xong lại đổi sang Chính Trị học, tôi thì ghi y khoa rồi đổi sang Kinh Tế học, nhưng đường công danh của nàng được toàn những quới nhân lẫm liệt phù trợ, độ mạng, nào những quý ông danh giá như Josef Korbel, Jimmy Carter, Brent Scowcroft, George P. Shultz, James Baker, George W. Bush,... 

Nhạc sĩ Condoleezza Rice

Nàng được giới chính trị Washington mệnh danh là "Warrior Princess", với bao hào quang tinh tú bao quanh, nhưng hình như nàng “hơi kén chồng” hay sao đó,... Những nàng bận bịu với thời khóa biểu làm việc, duyên nợ chồng con không được định giá cao. Cả một tuổi đời thanh xuân đầy hoa mộng, nàng chỉ cặp bồ với tay cầu thủ môn football là Rick Upchurch, nhưng rồi vì không hợp nữa, nàng quyết định ở vậy mình ên, sống với ngành giáo dục và tiêu khiển môn thể thao là đánh golf rất điêu luyện, và mê âm nhạc, xuất sắc với phím đàn piano.
 
Về âm nhạc nàng thích các nghệ sĩ nhạc cổ điển Johannes Brahms, Wolfgang Amadeus Mozart, Johann Strauss II, Pyotr Ilyich Tchaikovsky, Yo-Yo Ma (xử dụng violin, cello, nhất là tay violin soloist cự phách, gốc Tàu, tốt nghiệp Harvard), về rock thì nàng thích Aretha Franklin, Stevie Wonder, Paul McCartney, John Paul Jones (tay pianist, bassist, keyboardist, cộng tác với Yardbirds và Led Zeppelin).
 
 
Bài viết ông Giao Chỉ ghi nhận ông tài tử gốc Áo quốc, cựu Thống Đốc Tiểu bang Cali, vốn giỏi đóng phim hơn làm chính trị, ông ni bảo ngưỡng mộ Tổng Thống Ronald Reagan, ông nổi danh qua câu nói "I'll be back!", hăm dọa “cắc-bùm" với khầu shotgun loại tự động SPAS-12 nhát ma thiện hạ khi chàng bắn nhau với cop trong phim loại action táo bạo The Terminator. Chàng là cháu rể thuộc gia đình bề thế Kennedy, nhưng lại có máu dê xồm chuộng hoa ô-sin trong nhà gì đẹp bằng sen. Nàng kiều nữ Mildred Patricia Baena, gốc Guatemala, cho tác phẩm khấu khỉnh Arnie Jr. giống bố như khuôn.
 
Đọc chuyện Tạ Ơn, ông Giao Chỉ thòng bài viết về chủ đề như "Mỹ xấu, Mỹ tốt", tác giả Đào Viên viết bài "Ngày Lễ lớn tại Hoa Kỳ" nói lên mặt trái của lịch sử Hoa Kỳ oái oăm, trớ trêu và oan nghiệt cho người Mỹ nguyên thủy định cư lâu đời, những thổ dân Da Đỏ cưu mang dân tị nạn đói khổ Âu Châu để rồi môn History 101 mãi đề cao "tình hữu nghị" giữa người Da Đỏ và người tị nạn Mayflower đẹp đẽ thiên thu bất diệt trong những trang sử sách chưa ráo mực hàng trăm năm qua, bà Susan Bates, ông Chuck Larsen cùng tác giả Đào Viên cho thấy chủ trương và chính sách của Andrew Jackson vi hiến, tàn ác, kỳ thị và bất công trong hậu quả đã giảm thiểu dân số thổ dân người Da Đỏ như chứng dẫn trong links sau đến mức thương tâm:
 
 
 
American Indian Mortality in Population, David J. Hacker:

 
 
 
 
Were American Indians the Victims of Genocide?
 
 
Cherokee Trail of Tears, Georgia History:

 
 
Early Pilgrim Settlers, Myth of First Thanksgiving, Chuck Larsen:
 
 
Luận Án tiến sĩ của Kyle Massey Stephens, Luật Cô Lập Người Da Đỏ:
 
 
Was Andrew Jackson's Indian Removal Policy Motivated by Humanitarian Impulses?
 
 
Indian Removal Act by President Andrew Jackson:
 
 
Trail of Tears by our Choctaw ancestors, Len Green:
 
 
Ngày xưa còn bé khi bàn bè chúng tôi xem cao bồi Mỹ phi ngựa bắn giết dân Da Đỏ dù Apache, Sioux hay Cherokee, cao bồi gốc Âu châu với súng trường nạp đạn nhanh nhẩu, còn da đỏ chỉ có cung tên, búa rìu, chưa kịp xơi tái cao bồi, cao bồi nhả đạn Da Đỏ chết queo như rạ. “Ngày Lễ lớn tại Hoa Kỳ” của Đào Viên qua email chuyển tải của Giao Chỉ cho thấy có mặt trái của lịch sử Hoa Kỳ phản đạo lý, một khía cạnh dã tâm, bất nhân được Giới phim ảnh, Giới nghệ thuật thứ 7 tuyên truyền hạ nhục người thổ dân, kẻ mạnh hiếp yếu, dân bàng quan không rõ, chính phủ Mỹ tôn trọng quyền tư do tư tưởng của nhà văn viết truyện, đạo diễn và nhà sản xuất phim, xã hội nghiễm nhiên tàn ác a tòng a dua trong chủ trương tiêu diệt người Da Đỏ. Con cháu người Da Đỏ uất hận khóc ròng. Yes, they really cried in tears...
 
 
 
"It was their greed, not their generosity, that created the conflict. It was their loathing, not their respect, that caused the deaths of countless children, women, and men. But it gets written differently that "European Expansionism" was justified in accordance with utopean Christian dogma to exploit and even eradicate Native Peoples in accordance with arcane 12th century papal influence that deemed Native peoples "heathens," "infidels" and "savages". I encourage anyone sincerely seeking to understand Black Hawk and the Black Hawk War to read this entire page... There were some 150 bloody confrontations. Native peoples long time vibrant culture numbered in the tens of thousands, at minimum 50,000 or more, and it is astonishing to find that during the years of 1849 to 1870 their population steadily declined by 90 percent from disease, starvation, and violence! It is disturbing the victors accounts rush by these facts that Natives to the land were subjected to every conceivable and inconceivable deceit, dishonesty, torture, mass butchery, rape, and death, death to others, and death to animals and plants, to the waters and the land, while Indigenous men, women, and children were left to wonder alone in a land they believed belonged to them for eternity, a people who in their final agony cried out "we are human too." “
 
 
 
 
Yes, the indian offsprings cried in tears since their ancestors were killed, their sovereignty was blatantly violated, their ownership of land was audaciously robbed, their sacred rights were straightly denied, wickedly ignored,... The law of unequality, prejudice and discrimination was irrationally applied. VHLA.
 
 
Cám ơn bài viết của hai tác giả Giao Chỉ và Đào Viên mang tôi về kỷ niệm của môn History 101. Như bài viết ghi chú "Mỹ Tốt, Mỹ Xấu", Mỹ tốt rất nhiều qua những cơn hoạn nạn bỉ cực của thế giới từ những Tsunamis, những thiên tai bão táp, cơn động đất kinh hoàng của thế giới, nay bão Haiyan tấn công Phi Luật Tân, trong khi bọn Tàu Khựa Trung Cộng bủn xỉn, keo kiệt, ích kỷ, nước Mỹ hào phóng, người dân Mỹ nhân hậu dang rộng đôi tay cứu nạn cứu khổ,... Đó là Mỹ tốt,... Mỹ xấu cũng có chứ, ngữ như Andrew Jackson, Charles Manson, Henry Cabot Lodge, Henry Kissenger,... 

Condi Rice & Colin Powell 

Thanksgiving có lẽ nên nhắc những Mỹ tốt thôi nhé, Melinda Gates, Laura Bush, ông bụt Jimmy Carter, Condoleezza Rice, Colin Powell,...
 
Happy Thanksgiving!
 


Hàng Không Mẫu Hạm Hoa Kỳ ở Philippines biến thành bếp dã chiến


 
Hàng Không Mẫu Hạm USS George Washington hiện đã biến thành một trung tâm viện trợ nổi, phục vụ 18.000 bữa ăn mỗi ngày cho các nạn nhân bão của Philippines.
Kể từ khi tới Philippines vào tuần trước, đội thủy thủ 5.000 người của Hàng Không Mẫu Hạm USS George Washington đã tích cực hỗ trợ các hoạt động trợ giúp tại đây.
Tàu chiến này được hai lò phản ứng hạt nhân cung cấp năng lượng để hoạt động, đồng nghĩa với việc nó có thể chạy 20 năm trước khi cần tiếp nhiên liệu.
Khi hoạt động, đội thủy thủ phục vụ 18.000 bữa ăn một ngày.
Các phi công lái trực thăng Seahawk tại Hàng Không Mẩu Hạm này ước tính, họ phải làm nhiệm vụ nhiều gấp 2-3 lần bình thường khi chuyển hàng hóa và người bị thương quanh các đảo bị bão tấn công.
Trong ngày, các máy bay của tàu USS George Washington liên tục lên xuống tại boong tàu, có chiều dài bằng 3 lần sân đá banh.
Trước khi bắt đầu chiến dịch trợ giúp nạn nhân bão của Philippines, một số máy bay đã rời tàu để dành chỗ cho trực thăng - thích hợp hơn cho hoạt động cứu trợ. 
 
 
 
 
 
  
Việt Hải Los Angeles
11/2013