Thomas Polgar. Ảnh NYTimes
Sài Gòn xin tắt tiếng
Thomas Polgar, trùm cuối cùng của tình báo Mỹ CIA đã qua đời hôm 22 tháng 3 tại Florida nhưng đến 7 tháng 4, báo chí Mỹ mới đưa tin.
Tháng Tư 1975, Polgar là người giúp đưa những người Mỹ còn lại ra khỏi Việt Nam bằng trực thăng. Một trong những việc làm cuối cùng trước khi phá hủy chiếc máyđánh côngđiện về Washington là chuyểnđi bứcđiện cuối cùng:
“Đây sẽ là bứcđiện cuối cùng từ nhiệm sở Sài Gòn,” ông viết. “Chúng ta đã trải qua một cuộc chiến dai dẳng và khó khăn, và chúng ta đã thua. Trải nghiệm này, độc nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, không nhất thiết là dấu hiệu suy tàn tư thế nước lớn của Mỹ.
Tuy nhiên, mức nghiêm trọng của chuyện thua cuộc và tình huống bao quanh của nó, dường như cho chúng thấy cầnđánh giá lại các chính sách nửa vời yếu kém, tiêu biểu phần lớn cho sự tham dự của chúng ta tại Việt Nam mặc dù chúng ta có cam kết về nhân lực và vật lực, hai thứ này rõ ràng là hào phóng. Những ai không chịu học hỏiở lịch sử bị buộc phải lập lại nó. Chúng ta hãy hy vọng sẽ không có một trải nghiệm Việt Nam khác và chúng ta đã học được bài học.”
Bức điện chấm dứt với câu: “Sài Gòn xin tắt tiếng.”
Cuộc đời người đánh công điện
Chào đời tại Hungary, nhập tịch Mỹ năm 1943, cuộc đời làm tình báo của ông bắt đầu với Lục quân Mỹ vào những năm cuối cùng của Thế Chiến 2. Lục quân chuyểnông sang OSS (các đảng viên CSVN chắc còn nhớ các sĩ quan OSS đã từng bí mật gặp Hồ Chí Minh) trước khi cơ quan này đổi tên thành CIA vào năm 1947. Có lẽPolgar là bô lão cuối cùng của CIA thuộc thế hệ OSS cựu trào.
Trong thập niên 1950, Polgar làm ở Berlin, chỉ huy các hoạt động tình báo tạiĐông và Tây Đức. Thập niên 1960, ông làmở Vienna, thủ đô Áo và trở về trụ sở trung ương CIA ở bên ngoài Washington. Năm 1970, ông đến Buenos Aires, nơi ông giúp thu xếp một vụ không tặc bằng cách bước vào trong khoang nói chuyện với kẻ cưỡng đoạt máy bay. Năm 1971, Polgar khăn gói sang châu Á, nơiông chuẩn bị nhận nhiệm sở ở Sài Gòn.
Rời Việt Nam, Polgar được điều sang Mexico City, Mexico và rút lui khỏi CIA năm 1981. Trong thời gian nghỉ hưu ông có làm một vài công việc theo hợp đồng, trong đó có giúp một ủy ban Thượng viện điều tra vụ Iran-contra của chính phủ Reagan.
Ông qua đời hôm 22 tháng 3 tạiWinter Park, Florida, thọ 91 tuổi.
Polgar qua Snepp và Hưng
Frank Snepp, một chuyên viên CIA tại Việt Nam, tác giả quyển “Decent Interval” nói về những ngày cuối cùng của chế độ VNCH, tố giác Polgar đã không thuyết phục được lãnh đạo Mỹ rằng miền Bắc Việt Nam quyết tâm muốn chiếm được miền Nam bằng mọi giá.
Polgar trả lời ông tôn trọngý kiến của Snepp nhưng ý kiến đó chỉ là “quan điểm riêng tư về cuộc chiến.”
Trong quyển“Khi đồng minh tháo chạy,” Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng kể lại những lần Đại sứ Graham Martin về Washington báo cáo tình hình Việt Nam cho Tổng thống Ford và Ngoại trưởng Kissinger đều sử dụng những thông tin do Polgar cung cấp.
Về chuyện sắp xếp đằng sau hậu trường để giải quyết chiến tranh Việt Nam thì “trong khi tại Washington, các ông Ford và Kissinger đi qua ngả Dobrynin(đại sứ Nga tại Washington) để nhờ Nga Xô áp lực Hà Nội, thì ở Sài Gòn, hai ông Martin và Polgar liên lạc qua ngả đại diện Hungary trong phái đoàn Kiểm soát đình chiến và Đại Sứ Pháp Merillon.”
Về giải pháp chính trị cũng có tình trạng trống đánh xuôi kèn thổi ngược.
“Trong khi Ford-Kissinger chỉ mong có một giải pháp tình thế, một tình huống trong tầm kiểm soát, để Mỹ có thể rút ra cho yên ổn, thì Martin lại muốn theo đuổi một mục tiêu lâu dài hơn: đó là có được một giai đoạn chuyển tiếp để:
- Thứ nhất, giúp Mỹ ra đi tư từ, chứ không vội vã và mất mặt.
- Thứ hai, di tản một số người Việt nhiều hơn là Washington đã dự tính.
- Thứ ba, để tránh xung đột Mỹ-Việt.”
Tác giả“Khi đồng minh tháo chạy” thuật lại chuyện Hà Nội đổi ý đêm 27 tháng 4. “Tại Sài Gòn, theo Đại Sứ Martin, tuy là hồi tháng ba, ông đã có tin tình báo là Hà Nội đã quyết định đi tới một chiến thắng hoàn toàn quân sự, nhưng cả ông và Polgar không đặt nặng sự chính xác của bản tin này. Theo ông, lý do là vì cũng cùng một lúc đó, lại có thông tin từ phía đại diện của mặt trận giải phóng bên Âu Châu, một từ Stockholm (Thụy Điển), và một từ Paris, cả hai đều cho biết rằng họ cũng muốn có một giải pháp chính trị. Ngoài ra, Martin còn suy luận là chính Hà Nội cũng muốn một giải pháp chính trị để kết thúc một cách êm đẹp vì họ còn muốn nhận được viện trợ của quốc tế sau này.”
Thế nhưng, theo ông Martin, ‘’Không hiểu vì một lý do nào đó, đêm ngày 27 tháng 4, Bắc Việt đã bất chợt thay đổi tín hiệu, quyết định chọn giải pháp hoàn toàn quân sự, và như vậy, giải pháp chính trị đã không còn nữa’’.
“Về điểm này, chính Kissinger cũng đã xác nhận trong cuộc họp báo ngày 5 tháng 5.1975 rằng cho tới ngày 27 tháng 4, Hoa Kỳ vẫn có nhiều hy vọng Hà Nội không định đi tới một chiến thắng hoàn toàn quân sự, và còn muốn điều đình với ông Dương Văn Minh.”
Lần cuối cùng Polgar được nhắc đến trong quyển “Khi đồng minh tháo chạy” là vai trò của ông ta trong chuyến bay rới Việt Nam của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu:
“Chiếc máy bay DC-6 dưới quyền sử dụng của Đại Sứ Hoa Kỳ từ Thái Lan bay qua Sài Gòn trong đêm 25 tháng 4. Ông Polgar, trùm CIA ở Sài Gòn và Tướng Timmes (Charles Timmes, Tư Lệnh Phái bộ Viện trợ Quân sự cho Việt Nam, Military Assistance Command, Vietnam hay MACV)gặp ông Thiệu và đoàn tùy tùng ở nhà Thủ Tướng Khiêm trong Bộ Tổng Tham Mưu(ở Tân Sơn Nhất). Polgar chuẩn bị ba chiếc công xa màu đen chở mọi người ra phi trường.
Đoàn xe lướt qua đài tưởng niệm Chiến Sĩ Trận Vong của Đồng Minh gần phi trường, với ba hàng chữ nổi bật trên bảng: ‘’Những hy sinh cao quý của các Chiến Sĩ Đồng Minh sẽ không bao giờ bị quên lãng’’. Ông Thiệu ngồi giữa ông Polgar và Tướng Timmes. Nhìn thấy bảng, ông thở dài và quay mặt đi.
Đoàn xe chạy vút về phía sân bay của hãng Air America(công ty hàng không làm theo hợp đồng với CIA.)Đại Sứ Martin đã đợi sẵn ở đó để tiễn đưa. Dù buồn thảm và cam chịu số phận, ông Thiệu vẫn đi thủng thẳng, cố giữ phong độ ông quay lại cám ơn ông Martin đã dàn xếp chuyến đi.
Với một giọng xúc động, ông Martin đáp lễ: ‘’Thưa Tổng Thống, đó là điều tối thiểu tôi có thể làm. Xin tạm biệt và chúc Ngài may mắn’’.
(Tổng hợp theo truyền thông Mỹ và “Khi đồng minh tháo chạy” của TS Nguyễn Tiến Hưng)