Wednesday, 31 August 2016

Trần Hưng Đạo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trần Hưng Đạo
Statue of Tran Hung Dao, Ho Chi Minh City, Vietnam.jpg
Tượng Trần Hưng Đạo của điêu khắc gia Phạm Thông dựng vào giữa thập niên 1960 tại bến Bạch Đằng, Thành phố Saigon
Thông tin chung
Vợ
Tên húy
Trần Quốc Tuấn (陳國峻)
Thụy hiệu
Nhân Vũ Hưng Đạo ĐạiVương
仁武興道大王
Triều đại
Thân phụ
Khâm Minh đại vương Trần Liễu
Thân mẫu
Sinh
còn nghi vấn
huyện Tức MặcNam Định.
Mất
An táng
Vườn An Lạc
Tôn giáo
Trần Hưng Đạo (chữ Hán陳興道1232 (?) - 20 tháng 81300), tên thật là Trần Quốc Tuấn, còn được gọi là Hưng Đạo Vương (興道王) hay Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương (仁武興道大王) là một nhà chính trịnhà văn, Tư lệnh tối cao (Quốc Công Tiết Chế) của Việt Nam thời nhà Trần.
Những chiến thắng của ông trước đội quân Nguyên - Mông dưới thời Hốt Tất Liệt là một trong những chiến công vĩ đại nhất của lịch sử thế giới. Ông là một trong những nhà quân sự kiệt xuất nhất trong lịch sử.

Mục lục

Thân thế

Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn (陳國峻), con trai thứ 3 của Trần Liễu, gọi Trần Thái Tông bằng chú ruột, mẹ ông là Thiện Đạo quốc mẫu (善道國母)[cần dẫn nguồn], một người trong tôn thất họ Trần. Ông có người mẹ nuôi đồng thời là cô ruột,Thụy Bà công chúa (瑞婆公主)[1]. Ông sinh ra ở kinh đô Thăng Long, quê quán ở thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, TP Nam Định ngày nay[2]. Năm 1237, khi lên 5 tuổi ông làm con nuôi cô ruột là Thụy Bà công chúa, vì cha ông là Trần Liễu chống lại triều đình (Trần Thủ Độ).
Đại Việt sử ký toàn thư mô tả ông là người có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, nhờ được những người tài giỏi đến giảng dạy mà ông sớm trở thành người đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ [3].

Biến động gia đình

Năm 1237, gia đình ông đã xảy ra biến động. Do chú ông là Trần Thái Tông lên ngôi và kết hôn đã lâu nhưng chưa có con nối dõi, Thái sư Trần Thủ Độ đang nắm thực quyền phụ chính ép cha ông là Trần Liễu phải nhường vợ là Thuận Thiên công chúa(chị của Lý Chiêu Hoàng) cho Trần Thái Tông dù bà đang mang thai với Trần Liễu được ba tháng, đồng thời giáng Lý hoàng hậu xuống làm công chúa.
Phẫn uất, Trần Liễu họp quân chống lại nhưng thế cô không làm gì được, phải xin đầu hàng. Vì Thái Tông cũng thương anh và xin với Trần Thủ Độ nên Trần Liễu được tha tội, nhưng quân lính theo ông đều bị giết[4]. Mang lòng hậm hực, Trần Liễu tìm khắp những người tài nghệ để dạy văn, võ cho Trần Quốc Tuấn.
Khi trưởng thành, Trần Quốc Tuấn (19 tuổi) đem lòng yêu công chúa Thiên Thành, không biết rõ gốc tích của bà, nhưng các nhà nghiên cứu phần lớn đều đồng tình với quan điểm bà là con gái trưởng của Trần Thái Tông tức là em họ của ông. Đầu năm1251, Trần Thái Tông muốn gả công chúa cho Trung Thành vương, nên đã cho công chúa đến ở trong dinh Nhân Đạo vương (cha của Trung Thành vương). Ngày rằm tháng giêng, Trần Thái Tông mở hội lớn, ý muốn cho công chúa làm lễ kết tóc với Trung Thành vương. Trần Quốc Tuấn muốn lấy công chúa, nhưng không làm thế nào được, mới nhân ban đêm lẻn vào chỗ ở của công chúa thông dâm với nàng[5].
Mẹ nuôi Trần Quốc Tuấn là Thụy Bà công chúa biết chuyện, sợ ông bị hại trong phủ, liền chạy đến gõ cửa cung điện cáo cấp, xin Trần Thái Tông cứu Trần Quốc Tuấn. Vua hỏi có việc gì, Thụy Bà trả lời:"Không ngờ Quốc Tuấn ngông cuồng càn rỡ, đang đêm lẻn vào chỗ Thiên Thành, Nhân Đạo đã bắt giữ hắn rồi, e sẽ bị hại, xin bệ hạ rủ lòng thương, sai người đến cứu". Trần Thái Tông vội sai người đến dinh Nhân Đạo vương, vào chỗ Thiên Thành, thì thấy Trần Quốc Tuấn đã ở đấy. Hôm sau, Thụy Bà công chúa dâng 10 mâm vàng sống đến chỗ Trần Thái Tông xin làm lễ cưới Thiên Thành công chúa cho Trần Quốc Tuấn. Thái Tông bắt đắc dĩ phải gả công chúa cho ông và lấy 2000 khoảnh ruộng ở phủ Ứng Thiên để hoàn lại sính vật cho Trung Thành vương[5].
Tháng 4 năm đó, Trần Liễu ốm nặng. Lúc sắp mất, Trần Liễu cầm tay Trần Quốc Tuấn, trăng trối rằng: "Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được". Trần Quốc Tuấn ghi để trong lòng, nhưng không cho là phải.

Sự nghiệp

Ba lần chống quân Nguyên Mông

Lần thứ nhất (1258)

Trần Hưng Đạo trở thành võ quan nhà Trần lúc nào không rõ, chỉ biết vào tháng Chín (âm lịch) năm Đinh Tỵ (1257), ông giao trách nhiệm phòng thủ biên giới trước thời điểm quân Mông Cổ xâm lược vào tháng 12 năm 1257. Sách Đại Việt sử ký toàn thưchép: "Tháng 9 (1257), (Trần Thái Tông) xuống chiếu, lệnh cho tả hữu tướng quân đem quân thủy bộ ra ngăn giữ biên giới (phía Bắc) theo sự tiết chế của Quốc Tuấn" [6].
Vào ngày 24 tháng 12, Thái tử Trần Hoảng cùng với cha là Thái Tông hoàng đế ngự lâu thuyền mà kéo quân đến Đông Bộ Đầu, đập tan tác quân Nguyên Mông trong trận đánh ở đây, buộc họ phải rút chạy và chấm dứt cuộc xâm lược Đại Việt. Chiến tranh kết thúc, Quốc Tuấn vẫn giữ nguyên tước cũ và trở về thái ấp ở Vạn Kiếp. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Theo quy chế nhà Trần, các vương hầu đều ở phủ đệ nơi hương ấp của mình, khi chầu hầu thì đến kinh đô, xong việc lại về phủ đệ. Như Quốc Tuấn ở Vạn Kiếp, Thủ Độ ở Quắc Hương, Quốc Chẩn ở Chí Linh đều thế cả". Con vua Thái Tông là hoàng tử Trần Quang Khảikhông lâu sau được phong tước Đại vương và thăng làm Thái úy. Thái Tử Trần Hoảng lên ngôi hoàng đế Trần Thánh Tông.

Lần thứ hai (1285)

Tuy bị đánh bại nhưng Mông Cổ vẫn lớn mạnh ở phía bắc, thành lập nhà Nguyên và tiêu diệt Nam Tống vào năm 1279, tiếp giáp với biên giới Đại Việt. Trước sự bành trường của nhà Nguyên, nhà Trần đã đề phòng, chuẩn bị kháng cự. Trần Quốc Tuấn mở trường dạy võ, dạy con em hoàng tộc và những người tài giỏi trong nước. Ông thường đi khắp các lộ, kiểm soát các giảng võ đường địa phương, thu dụng nhiều người tài giỏi trong nước như Yết KiêuDã TượngPhạm Ngũ LãoNguyễn Chế Nghĩa,Đỗ Hành...[7].
Đầu năm 1277Trần Thánh Tông thân chinh đánh các bộ tộc thiểu số ở động Nẫm Bà La (nay thuộc Quảng Bình). Trần Quang Khải đi theo, ghế tể tướng bỏ không, vừa lúc có sứ phương Bắc đến. Thượng hoàng Trần Thái Tông gọi Trần Quốc Tuấn tới, tỏ ý định lấy ông làm Tư đồ để tiếp sứ phương Bắc. Trần Quốc Tuấn trả lời:
"Việc tiếp sứ giả, thần không dám từ chối, còn như phong thần làm Tư đồ thì thần không dám vâng chiếu. Huống chi Quan gia đi đánh giặc xa, Quang Khải theo hầu mà bệ hạ lại tự ý phong chức, thì tình nghĩa trên dưới, e có chỗ chưa ổn, sẽ không làm vui lòng Quan gia và Quang Khải. Đợi khi xa giá trở về, sẽ xin vâng mệnh cũng chưa muộn".
Khi Thánh Tông trở về, việc ấy lại bỏ đấy, vì hai người vốn không ưa nhau[5].
Năm 1282, nhà Nguyên sai Toa Đô mang quân vượt biển đánh Chiêm Thành ở phía nam Đại Việt. Chiến tranh giữa Đại Việt với nhà Nguyên đến gần. Tháng Mười (âm lịch) năm 1283, để chuẩn bị kháng chiến lần hai, Trần Hưng Đạo được vua Trần Nhân Tông phong làm Quốc công Tiết chế thống lĩnh các lực lượng quân sự. Tháng Tám (âm lịch) năm sau (1284), ông cho duyệt quân ở bến Đông Bộ Đầu (gần dốc Hàng Than, Hà Nội ngày nay), đọc bài "Hịch tướng sĩ" nổi tiếng, rồi chia quân đóng giữ nơi hiểm yếu.
Đầu năm 1285, quân Nguyên Mông lại ào ạt tiến công vào phía bắc và vùng Thanh Hóa-Nghệ An. Những trận đánh chặn ở biên giới của nhà Trần thất bại, quân Trần bị tổn thất. Trần Hưng Đạo phải thu quân về Vạn Kiếp. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, quân Trần đã tan vỡ; Trần Quốc Tuấn thoát được là nhờ có Yết Kiêu kiên quyết giữ thuyền đợi chủ tướng[5].
Thủy quân Nguyên do Ô Mã Nhi chỉ huy tấn công vào Vạn Kiếp, quân Nguyên vây quân của Trần Quốc Tuấn. Một trận thủy chiến lớn giữa 2 bên đã diễn ra. Vua Trần đã đem quân đến trợ chiến cho Trần Quốc Tuấn. Ô Mã Nhi đã không ngăn nổi quân Trần rút lui. Toàn bộ quân Trần rút khỏi Vạn Kiếp, Phả Lại, Bình Than về dàn trận bên bờ sông Hồng gần thành Thăng Long. Quân Nguyên tiến theo đường bộ về Thăng Long.[10]. Để bảo toàn lực lượng và thực hiện kế "thanh dã" (vườn không nhà trống), Trần Hưng Đạo ra lệnh rút quân.
Quân xâm lược vào Thăng Long rồi tiến xuống Thiên Trường (vùng Nam Đị

Lần thứ ba (1288)

Cuối năm 1287, nhà Nguyên xâm lược lần thứ ba. Trần Nhân Tông hỏi ông: "Năm nay đánh giặc thế nào?". Trần Hưng Đạo đáp: "Năm nay đánh giặc nhàn". Lần này biết nhà Trần đã phòng bị ở Thanh - Nghệ, Thoát Hoan tiến thẳng vào từ phía bắc và đông bắc. Sau những cuộc đụng độ bất lợi ở biên giới, quân Trần rút lui. Khác với lần trước, Trần Hưng Đạo không bỏ kinh đô mà tổ chức phòng thủ ở Thăng Long. Tháng 2 năm 1288, quân Nguyên đánh thành, quân Trần nấp trong thành bắn tên đạn ra. Trần Quốc Tuấn sai Trần Cao vài lần đến trại Thoát Hoan xin giảng hoà, nhưng ban đêm thường kéo ra từng toán nhỏ đánh lén vào trại quân Nguyên, đốt phá lương thực rồi rút lui. Thoát Hoan điều quân ra ngoài truy kích, nhưng quân Trần thường ẩn nấp khó phát hiện ra[16]. Quân Nguyên bao vây tấn công vài lần không có kết quả, cuối cùng phải rút lui.
Trong khi đó, đoàn thuyền lương quân Nguyên do Trương Văn Hổ

Lui về Vạn Kiếp và qua đời

Tháng Tư (âm lịch) năm Kỷ Sửu (1289), luận công ba lần đánh đuổi quân Nguyên Mông, Trần Hưng Đạo được phong tước Hưng Đạo đại vương. Sau đó, ông lui về ở Vạn Kiếp, là nơi ông được phong ấp (nay thuộc xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnhHải Dương). Nhân dân lúc bấy giờ kính trọng ông, lập đền thờ sống ông ở Vạn Kiếp. Tại đền có bài văn bia của vua Trần Thánh Tông, ví ông với Thượng phụ (tức Khương Tử Nha)[18]
Cọc gỗ Bạch Đằng thời nhà Trần
Tháng Sáu (âm lịch) năm Canh Tý (1300), Trần Hưng Đạo ốm nặng. Vua Trần Anh Tông ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: "Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?". Ông trả lời: "Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tứcTriệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dâ

Khéo tiến cử người tài giỏi, kính cẩn giữ tiết làm tôi

Cổng vào đền thờ Trần Hưng Đạo ở quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Đền thờ Trần Hưng Đạo ở địa chỉ trên

 Đại Việt sử ký toàn thư (quyển VI) 

Ghi nhận công lao

Tượng đài Trần Hưng Đạo tại bến Bạch Đằng (TP. Hồ Chí Minh)

Gia quyến

  • Cha:
  • Mẹ:
    • Thiện Đạo quốc mẫu (善道國母).
  • Vợ:

Câu nói nổi tiếng

Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng
— Trả lời Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông trong cuộc kháng chiến lần 2

Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xẻ thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng.
— Hịch tướng sĩ

Vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. (Nên) khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy.
— Trả lời Trần Anh Tông về quốc sách giữ nước trước khi mất

Xem thêm

Sách tham khảo

  • Ngô Sĩ LiênĐại Việt sử ký toàn thư (bản dịch, tập 2). Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1985.
  • Trần Trọng KimViệt Nam sử lược. Nhà xuất bản Tân Việt, Sài Gòn, 1968.
  • Nguyễn Huệ Chi, mục từ "Trần Quốc Tuấn" trong Từ điển văn học (bộ mới). Nhà xuất bản Thế giới, 2004.
  • Nguyển Khắc Thuần, Danh tướng Việt Nam (tập 1). Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.
  • Trịnh Vân Thanh, Thành ngữ điển tích danh nhân từ điển. Nhà xuất bản Hồn thiêng, Sài Gòn, 1966.
  • Mục từ "Trần Hưng Đạo" trong Từ điển bách khoa Việt Nam [2]
  • Trần Xuân Sinh (2006), Thuyết Trần, Nhà xuất bản Hải Phòng

Chú thích

1.    ^ Đại Việt sử ký toàn thư (tập 2) tr. 21 và 77.
3.    ^ Đại Việt sử ký toàn thư (tập 2) tr. 77.
4.    ^ Lược kể theo Đại Việt sử ký toàn thư (tập 2), tr. 33-34.
5.    a ă â b c d Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ quyển 5 Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “ReferenceA” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “ReferenceA” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “ReferenceA” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
6.    ^ Đại Việt sử ký toàn thư (tập 2) tr. 25.
7.    ^ Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 255
8.    ^ Đại Việt sử ký toàn thư (tập 2), tr. 70.
9.    ^ Đại Việt sử ký toàn thư (tập 2) tr. 44.
10. ^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 212-216.
11. ^ Đại Việt sử ký toàn thư (tập 2) tr. 79.
12. ^ Đại Việt sử ký toàn thư (tập 2), tr. 52.
13. ^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 239-243.
14. ^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 254.
15. ^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 256-257.
16. ^ Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 221
17. ^ Việt Nam sử lược, tr. 154.
18. ^ Theo Nguyễn Huệ Chi (tr. 1799) và Đại Việt sử ký toàn thư (tập 2) tr. 78.
19. ^ Đại Việt sử ký toàn thư (tập 2) tr. 76-77.
20. ^ Đại Việt sử ký toàn thư (tập 2, tr. 78). Lời di chúc này liệu có gắn với "Viên Lăng" (tức là vườn mộ của ông) mà dân gian thường gọi ở một quả đồi nhỏ cách Kiếp Bạc 100 m về phía Nam (?). Cho đến nay, các nhà khảo cổ, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được mộ phần của Trần Hưng Đạo ở đâu. Theo [1].
21. ^ Đại Việt sử ký toàn thư (tập 2) tr. 77-78.
22. ^ Đại Việt sử ký toàn thư (tập 2), tr. 46, 58 và 82.
23. ^ Đại Việt sử ký toàn thư (tập 2), tr. 78-79.
24. ^ Đại Việt sử ký toàn thư (tập 2), tr. 78.
25. ^ Đại Việt sử ký toàn thư (tập 2), tr. 79.
26. a ă â Nguyễn Huệ Chi, tr. 1799.
27. ^ Việt Nam sử lược, tr. 147.
28. ^ Danh tướng Việt Nam (tập 1), tr. 98.
29. ^ Tên và tước phong các người con của Hưng Đạo Vương chép theo Đại Việt sử ký toàn thư (tr. 49). Danh tướng Việt Nam (tập 1, tr. 98-99) chép khác.

Liên kết ngoài