CHẾ ĐỘ CỰC TẢ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐÃ ĐANG BỊ TRIỆT TIÊU NHƯ THẾ NÀO?
Việt Nam Trong Thế Chiến Lược Quốc tế Mới là tài liệu nghiên cứu lý luận của Thiện Ý, được khởi thảo từ trong nước vào năm 1977 để làm tài liệu nghiên cứu cho Mặt Trận Nhân Quyền Việt Nam.Tháng 3 năm 1992 đến định cư tại Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ gia đình (vì không có diện dành cho những người tù “Phản động”) . Một tuần sau khi đến thành phố Houston, chúng tôi bắt đầu khai bút viết lại tài liệu này và sau 3 năm đã hoàn tất và ra mắt nhân dịp 30-4-1995 tại Houston, sau đó lần lược ra mắt tại Dallas, Texas,New Orleans Tiểu bang Louisiana.
Trong Phần III, Chương III của tập tài liệu nghiên cứu lý luận này (Việt Nam đã và đang đi vào thế chiến lược quốc tế mới như thế nào?), tại điểm B (Chế độ cực tả CHXHCNVN đã và đang bị triệt tiêu như thế nào?), từ trang 326 đến trang 346, chúng tôi đã đưa ra dự kiến chế độ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam sẽ bị triệt tiêu trong hai giả định thực tế:
1.- Trong tương quan lực lượng giữa chế độ Việt cộng và các lực lược chống cộng (quốc gia, dân tộc, dân chủ) ưu thế nghiêng về phía Việt cộng.
2.-Trong tương quan lực lượng giữa chế độ Việt cộng và các lực lược chống cộng (quốc gia, dân tộc, dân chủ) ưu thế nghiêng về phía Việt quốc.
Theo nhận định của chúng tôi, 38 năm qua, cho đến thời điểm này, chế độ Việt cộng tuy có suy yếu do tự thân và do các cuộc đấu tranh trường kỳ của các lực lượng quốc gia, dân tộc dân chủ và quốc dân Việt Nam trong cũng như ngoài nước, cũng như áp lực quốc tế ngày một gia tăng, thế nhưng ưu thế vẫn nghiêng về phía chế độ Việt cộng (đang nắm quyền). Bởi vì, cho đến lúc này các lực lượng chống cộng vì dân chủ cho đất nước vẫn chưa tập trung được “sức mạnh thừa đủ” khả dĩ thay đổi được cán cân lực lượng nghiêng về phía quốc gia dân tộc dân chủ.
Vì vậy, chúng tôi xin trích nguyên văn từ trang 326-342 nói về “CHẾ ĐỘ CỰC TẢ CHXHCNVN ĐÃ VÀ ĐANG BỊ TRIỆT TIÊU NHƯ THẾ NÀO” trong tương quan lực lượng hiện ưu thế vẫn nghiêng về phía Việt cộng (vẫn nắm quyền).
Chúng tôi làm việc này vì thấy những biến chuyển gần đây trong nước dường như đã nghiệm đúng phần nào những tiên liệu của chúng tôi, điển hình cụ thể là đề nghị mới đây của đảng viên cộng sản “phản tỉnh” Lê Hiếu Đằng về sự thành lập một chính đảng đối lập với đảng Cộng sản Việt Nam là đảng “Dân Chủ Xã Hội”. Hiện tượng này dường như xẩy ra đúng như dự kiến của chúng tôi trong “Bước thứ hai: Thực tập dân chủ” tiếp theo “Bước một:Thử nghiệm dân chủ” và rồi đây sẽ là “Bước Ba: Hình thành chê độ dân chủ đa nguyên”.(Trang 335-342).
Có hai giả định thực tế xẩy ra:
- Một là nếu đề nghị của Lê Hiếu Đằng được thực hiện, mà nhà cầm quyền CSVN trấn áp, thì điều này có nghĩa là Việt cộng vẫn ngoan cố kéo dài thêm thời gian độc quyền thống trị và duy trì chế độ độc đảng toàn trị.
- Hai là nếu đề nghị của Lê Hiếu Đằng được thực hiện, mà nhà cầm quyền CSVN không trấn áp, thì dù đây có là sáng kiến cá nhân của một đảng viên CS Lê Hiếu Đằng, hay làm theo chỉ thị của đảng CSVN, đều cho thấy đã đến lúc tập đoàn thống trị độc quyền này phải chấp nhận một thực tế: phải chuyển đổi qua dân chủ đa đảng, không thể kéo dài thêm nữa quyền thống trị độc tôn, duy trì chế độ độc tài toàn trị, để tự cứu đảng, nếu không muốn chung số phận như các nhà độc tài trong các chế độ độc tài vùng Trung Cận Đông.
Nếu điều này xẩy ra, thì:
- Phải chăng trong cuộc gặp gỡ thượng đỉnh 25-7-2013 vừa qua, Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama đã gửi một thông điệp trực tiếp và rõ ràng như một tối hậu thư cho người đứng đầu Nhà nước Việt cộng là Chủ tịch Trương Tấn Sang , rằng đã đến lúc Hoa Kỳ chỉ có thể ủng hộ một chế độ dân chủ đa đảng, hãy theo gương tập đoàn thống trị chế độ độc tài quân phiệt ở Miến Điện mà chuyển đổi một cách ôn hòa, tránh xáo trộn, bất ổn?
- Phải chăng đề nghị của đảng viên CS Lê Hiếu Đằng thành lập một đảng “Dân Chủ Xã Hội” được đưa ra sau chuyến đi này, nếu không bị đàn áp, chính là dấu hiệu cho thấy đảng CSVN đã bật đèn xanh cho việc hình thành bối cảnh cho chế độ dân chủ đa nguyên, đa đảng?
– Thế nhưng dường như Đảng CSVN đã làm theo cách khác hơn Miến Điện: thay vì để cho một tướng lãnh đứng đầu chính phủ (Tổng Thống Thein Sein…..) chủ động thực hiện chuyển đổi chế độ độc tài quân phiệt qua chế độ dân chủ đa đảng một cách êm dịu,thì tại Việt Nam đảng CSVN đã dùng một đảng viên cộng sản “Phản tỉnh” là Lê Hiếu Đằng để khởi động sự chuyển đổi qua dân chủ đa nguyên đa đảng,có tính thăm do phản ứng. Nếu thấy thuận lợi, vẫn kiểm soát được tình hình ổn định, đảng CSVN có thể sẽ đưa người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (đóng vai trò như TổngThống Miến Điện) chủ động, chính thức, công khai làm chuyển đổi theo một tiến trình tương tự như Miến Điện đã và đang làm hay khác hơn cho phù hợp với tình hình thực tế Việt Nam.
Nếu sự suy đoán trên đây của chúng tôi là thực tế, thì dù đảng viên Lê Hiếu Đằng có “Phản tỉnh thật” hay “phản tỉnh giả”, dù có đưa ra đề nghị thành lập “Dân Chủ Đảng Xã hội” là sáng kiến cá nhân hay chỉ là “Cò mồi” làm theo chỉ thị của “Đảng Ta”…nếu không bị đàn áp và nếu khởi động đưa được đến một chế độ dân chủ đa nguyên, đa đảng, chúng tôi cho rằng đều rất tốt cho nhân dân và Đất nước.
Sự thể này có thể hiểu được, chẳng qua đã đến thời điểm này, đảng CSVN không còn có thể chọn lựa nào khác,phải chấp nhận một thực tế trái với ý muốn của mình (tiếp tục duy trì chế độ độc tài đảng trị); cũng như trước đây chính phủ Việt Nam Cộng Hòa dù không muốn, cũng đã phải chấp nhân một thực tế phải ngồi vào bàn Hội Nghị bốn bên ở Paris ngang hàng với Mặt Trận Giải Phóng,công cụ của Công sản Bắc Việt lúc bấy giờ, để rồi sau cùng phải ký vào bản Hiệp Định Paris ngày 27-1-1973, như bản án tử hình làm tiêu vong chế độ VNCH.
Thành ra, đây không phải là sự “Hòa giải và hòa hòa hợp kiều Việt cộng” (không hòa giải với ai mà chỉ muốn mọi người hòa hợp để cùng Việt cộng củng cố chế độ độc tài toàn trị và sự độc quyền thống trị của đảng CSVN ) mà đây là sự “Hòa giải và hòa hợp dân tộc thực sự” theo đúng ý nghĩa của cụm từ này (hóa giải những mâu thuẫn một cách hòa bình qua đấu tranh nghị trường để hòa hợp trong một chế độ dân chủ đa nguyên, đa đảng). Một khi hình hình thành được chế độ dân chủ đa nguyên, đa đảng, chính Hiến Pháp sẽ bảo đảm hoạt động hợp pháp cho mọi chính đảng, trong đó có đảng CSVN, tương tự như các đảng CS vẫn tồn và hoạt động ở Nga và các nước Xã hội Chủ Nghĩa Đông Âu sau khi chuyển đổi qua dân chủ đa nguyên đa đảng(Trừ khi đảng CSVN chọn con đường tiếp tục đấu tranh bất hợp pháp chống lại chế độ dân chủ đa nguyên, đa đảng đã hình thành, thì mới bị cấm chỉ và đặt ra ngoài vòng pháp luật).
Nói cách khác, “chế độ độc đảng, độc tài toàn trị” (Cộng Hòa Xã hội Chủ NGhĩa Việt Nam) sẽ phải tiêu vong, nhưng đảng CSVN vẫn sẽ tồn tại trong “chế độ đa đảng, dân chủ pháp trị”, được tranh cử bình đẳng với các chính đảng khác, nếu qua các cuộc tranh cử và bầu cử tự do, được nhân dân tín nhiệm qua lá phiếu, đảng CSVN vẫn có thể nắm quyền. Tất nhiên, bất cứ chính đảng nào nắm được chính quyền để thực hiện chủ trương chính sách cai trị của mình,đều phải tuân thủ bản Hiến Pháp và hệ thống luật pháp dân chủ đa nguyên, đa đảng. Những ai chủ trương tiêu diệt đảng CSVN trong nền dân chủ đa nguyên, đa đảng là không thực tế, trái với tính dân chủ đa nguyên, trái với lý tưởng và mục tiêu đấu tranh trong nhiều thập niên qua của các lực lượng quốc gia, dân tộc dân chủ và của những người Việt Nam không cộng sản. Chủ trương này nếu được thực hiện, chẳng khác gì triệt tiêu một chế độ cực tả (CHXHCNVN) để thay thế bằng một chế độ cực hữu, dù có cái vỏ dân chủ đa nguyên đa đảng (chế độ mang bất cứ bảng hiệu dân chủ kiểu nào),song thực chất cũng như thực tế không phải là chế độ dân chủ đa nguyên đa đảng thực sự theo đúng ý nguyên của nhân dân. (chỉ là chế độ dân chủ hình thức hay là dân chủ giả”
Luật sư Tạ Văn Tài, Tiến sĩ chính trị học, Thạc sĩ luật học, giảng viên tại Law School thuộc Đại học Harvard Hoa kỳ, trong bài giới thiệu tác phẩm in trong phần đầu “Việt Nam Trong Thế Chiến Lược Quốc Tế Mới” (tái bản năm 2005) đã nhận xét:
“Chúng tôi thấy Thiện Ý đã đưa ra những nhận định chuẩn xác về thời cuộc, những tiên liệu đi trước thời đại, những đề nghị thực tiễn của một người yêu nước trên lập trường dân tộc, và theo một phương pháp luận vững chắc, rất biện chứng pháp…” (Trang Vn18).
Để thấy sự chân xác của những nhận định này, xin vào Web Site của Câu Lạc Bộ Luật Khoa:luatkhoavietnam.com, mục “Diễn đàn”, tiểu mục “Tác giả-Tác phẩm”, để đọc toàn tác phẩm; và vào Tiểu mục “ Hội luận-Phỏng vấn”để nghe Đai VOA phỏng vấn tác giả đã phát thanh về Việt Nam vào tháng 5 năm 1995 nhân dịp ra mắt VNTTCLQTM lần đầu tại Houston, Texas, Hoa Kỳ.(Tháng 4-1995).
Sau đây xin gửi đến quý độc giả trích đoạn từ tài liệu Nghiên cứu lý luận: “Việt Nam Trong Thế Chiến Lược Quốc Tế Mới”, phần liên quan đến chủ đề bài viết này, từ trang 326 đến trang 342.
Thiện Ý
Houston, ngày 22 Tháng 8 Năm 2013.
Houston, ngày 22 Tháng 8 Năm 2013.
VIỆT NAM TRONG THẾ CHIẾN LƯỢC QUỐC TẾ MỚI
Luật sư ÐỖ THÁI NHIÊN
________________________________________
MC. Ðỗ Thái Nhiên là bút hiệu của luật sư Nguyễn Phương Minh, được cộng đồng Việt Nam ở Hoa Kỳ và hải ngoại biết đến qua các bài nghiên cứu và bình luận chính trị sâu sắc đăng tải trên các báo Việt Ngữ cũng như trình bầy trực tiếp qua các bài thuyết trình tại các cuộc hội thảo chính trị. Hiện ông phụ trách mục bình luận của tài Tiếng Nói Việt Nam VOVN tại Houston. Ông sẽ phát biểu đôi điều về tác phẩm.....
Kính thưa quý vị quan khách và các bạn,
Tôi xin mạn phép phát biểu đôi điều về tác phẩm Việt Nam Trong Thế Chiến Lược Quốc Tế Mới .
Kính thưa quý vị, người ta thường nói, tư tưởng lớn dễ gặp nhau. Câu chuyện về tư tưởng lớn dễ gặp nhau hôm nay được diễn ra như sau:
Năm 1958, một đảng viên đảng cộng sản Hung Gia Lợi đã trốn qua Pháp. Ðảng viên đó tên là Tibor Mende. Năm 1960 Ông Tibor Menden đã xuất bản tại Paris một cuốn sách có tên là “Entre l'espoir et la peur”.Trong tác phẩm này Ông Tibor Mende tỏ ý lo sợ rằng trong tương lai khó khăn lớn của thế giới không phải là sự đấu tranh giữa cá nhân giầu và cá nhân nghèo mà là những cuộc đối đầu cam go, khốc liệt giữa quốc gia giầu và quốc gia nghèo. Tuy nhiên qua cái “L’Espoire” thì ông Tibor Mende hy vọng rằng trong tương lai các nhà tư tưởng, các kinh tế gia, các nhà chính trị sẽ tìm ra cho thề giới một giải pháp ổn thoả nhằm tránh được những va chạm gay gắt giữa quốc gia giầu và quốc gia nghèo.
Ba mươi lăm năm sau, năm 1995, luật sư Thiện Ý đã đáp lại điều mà ông Tibor mende gọi là “L’Espoir”. Tức là luật sư Thiện Ý đã cho ông Tibr Mende thấy rằng niềm hy vọng của Ông Tibor Mende ngày nay đã thành một thực tại cụ thể của lịch sử. Ðiều mà tác giả Thiện Ý gọi là “Thế Chiến Lược Quốc Tế Mới” là nỗ lực của các siêu cường nhằm giảm thiểu sự ngăn cách giữa quốc gia giầu và quốc gia nghèo. Lý do đưa đến nỗ lực làm giảm thiểu này nó bắt nguồn từ tư tưởng cho rằng, nếu đa số các quốc gia trên thế giới nghèo nàn thì những quốc gia nghèo này không thể tiêu thụ các sản phẩm kinh tế của các quốc gia giầu. Ðồng thời sẽ là nguồn gốc bất ổn đe doạ đến sự an hưởng sự giầu sang của các nước giầu. Và vì vậy các nước giầu vì quyền lợi thiết thân của mình đã phải tìm cách trợ giúp các nước nghèo đi vào ổn định phát triển, để sự cách biệt giầu nghèo ở mức an toàn. Ðó là một trong những tư tưởng căn bản nhất mà tác giả Thiện Ý gọi là thế chiến lược quốc tế mới.
Còn Việt Nam ở vị trí nào, chịu tác động như thế nào của thế chiến lược quốc tế mới này?
Nói đến kinh tế người ta phải nói đến chính trị. Bởi vì, chính trị là đầu não của kinh tế. Chỉ những người ngang bướng hoặc những người không hiểu gì về mối liên hệ kỳ diệu giữa kinh tế và chính trị, mới chủ trương rằng chỉ cần phát triển kinh tế mà không cần thay đổi chính trị. Vì vậy muốn xoá bỏ hay muốn giảm thiểu hố ngăn cách giữa quốc gia giầu và nghèo thì vấn đề đầu tiên giữa các quốc gia trên thế giới phải tìm tới những giao thoa ổn thỏa trên bình diện chính trị. Nhưng muốn có những ổn thoả trong bang giao chính trị thì các quốc gia trên thế giới, giầu cũng như nghèo phải tìm đến một mẫu số chung. Ðiều này, khi thế giới còn tồn tại, những người cộng sản chủ trương rằng, thế giới trong tương lai sẽ là thề giới của vô sản. Ngược lại những người không chấp nhận chế độ cộng sản thì chủ trương rằng thế giới tương lai là thế giới của tự do dân chủ. Ngày nay sự tranh luận đó đã chấm dứt sau khi hệ thống cộng sản thế giới tan vở không thể nào chối cãi hay biện minh gì được.
Vậy thì, xu thế của thế giới hôm nay là gì? Ðó chính là tự do, dân chủ, nhân quyền cho toàn thế giới. Và muốn xoá bỏ hố ngăn cách giữa quốc gia giầu và quốc gia nghèo, thì vấn đề ưu tiên là tự do, dân chủ và nhân quyền sẽ phải tới với toàn thế giới. Nếu những người cộng sản Việt Nam ngoan cố không chấp nhận mẫu số chung này của thế chiến lược quốc tế mới thì tự họ đã đào hố chôn mình.
Tôi nghĩ rằng đó là tín hiệu mà tác giả Thiện Ý muốn gửi cho tất cả các bạn đọc khi ông cho phát hành tác phẩm “Việt Nam Trong Thế Chiến Lược Quốc Tế Mới”.
Trân trọng kính chào và cảm ơn quý vị.
Houston, ngày 23 tháng 4 năm 1995
Ls. ÐỖ THÁI NHIÊN
(Phát biểu trong lần ra mắt tại Houston, Texas, Hoa Kỳ ngày 23-4-1995, ấn bàn lần đầu)
Ghi chú (1)Tibor Mende, sinh ở Budapest năm 1915 tác giả cuốn Entre l'espoir et la peur” do Seuil, Paris, xuất bản năm 1958.