CHIA BUỒN
Trước Hung Tin Anh Hải Triều Lê Khắc Hai
Cựu Chủ Bút Tạp Chí Lửa Việt - Nguyệt San Việt Nam
đã ra đi sáng ngày 6-12-2018 tại Vancouver
Chúng tôi Xin Thành Kính Chia Buồn cùng
Chị Lê Thị Lương và các cháu
Gia Đình Bùi Bảo Sơn. Gia Đình Châu Hiền Quang
Gia Đình Đặng Hoàng Sơn, Gia Đình Bùi Thi Thanh
và Nhà Văn Quân Đội Điệp Mỹ Linh
Nhà Văn Hải Triều Lê Khắc Anh Hào Đã Vĩnh Viễn Ra Đi...
Kính chuyển tin buồn này lên Facebook, chúng tôi xin thành thật phân ưu cùng gia quyến của nhà văn Hải Triều Lê Khắc Anh Hào, nguyện cầu hương linh của anh sớm an nghĩ nơi cõi vĩnh hằng.
Cung Trầm Tưởng, Cao Mỵ Nhân, Phạm Phong Dinh, Khiếu Long, Nguyễn Tường Cường, Phạm Kim, Vĩnh Liêm, Phạm Quốc Bảo, Phạm Gia Cổn, Phan Ni Tấn, Lê Dinh, Trần Mộng Lâm, Phan Nhật Nam, Nguyễn Hữu Của, Phạm Tín An Ninh, Chu Bá Yến, Phạm Gia Đại, KQ Phan Đình Minh, Phạm Đình Long, Thi Tú Hạp, Chinh Nguyên, Vương Trùng Dương, Dương Viết Điền, Trần Trung Đạo, Quyên Di, Phạm Thi, Trn Mnh Chi, Hạo Nhiên Trần Thế Ngữ, Nguyễn Thiều Minh, Yên Sơn, Bùi Mạnh Hùng, Cát Biển, Tam Giang Hoàng Ðình Báu, Lê Tuấn, Việt Hải và Bùi Bảo Sơn.
Đồng Thành Kính Phân Ưu.
Cầu chúc Hương Linh Nhà Văn Hải Triều
Pháp Danh QUANG MINH
sớm được an vui chốn NIẾT BÀN
Xin chân thành chia buồn với
Phu Nhân nhà văn HẢI TRIỀU
và Tang Quyến
Ngô Minh Hằng
Tâm An kính gửi đến Quý Anh Chị Linh You tube và Audio Book của Anh hải Triều mà Tâm An thực hiện đã từ lâu Nhờ các Anh Chị chuyển đi đến Bạn bè, thân hữu. Xin cảm ơn.
MÁU VÀ NƯỚC MẮT TRÊN LƯNG TRƯỜNG SƠN::
MÙA XUÂN ĐEN:
NHỮNG TRẬN ĐÁNH KHÔNG TÊN TRONG QUÂN SỬ:
TIẾNG LOA GỌI HÀNG TRONG ĐÊM VẮNG -Tác giả BẮC PHONG SÀI GÒN
NHỮNG MẢNH TRỜI NGHIÊNG ĐỔ BÊN BỜ SÔNG BA - (BẮC PHONG SÀI GÒN)
TIẾN BẠN HẢI TRIỀU, NHÀ VĂN BẤT KHUẤT
Chu Tất Tiến
Hải Triều (Photo VB)
“Người lính già không bao giờ chết. Họ chỉ nhạt nhòa đi”. Mỗi khi nghe tin một chiến hữu ra đi, tôi vẫn cố níu lấy câu hát di hành của quân đội Anh quốc thuở xưa, để ngăn không cho những giọt lệ rơi xuống. Tuy nhiên, nếu có thể không khóc, thì trái tim tôi cũng đập yếu hơn thường lệ và vì thế, mà ngực tôi như có một tấm đá chặn ngang. Nhất là hôm nay, nghe tin chiến hữu Hải Triều, tức Nhà Văn Lê Khắc Anh Hào, đã thật sự rời xa cuộc chiến đấu đơn độc mà anh vẫn kiên nhẫn duy trì trong suốt mấy chục năm qua, sau khi bắt buộc phải rời nhiệm vụ của một người lính bảo vệ quốc gia, tim tôi trĩu nặng hơn, và cho dù cũng vẫn ngâm nga câu hát trên, những giọt nước mắt cũng vẫn lặng lẽ lăn xuống.
Những hình ảnh cùng chiến đấu năm nào bất chợt hiện lên ào ạt, dĩ nhiên không phải hình ảnh của chiến trường súng đạn, vì anh Hải Triều nhập ngũ trước tôi 2 khóa Thủ Đức, anh khóa 23, tôi 25. Hải Triều chiến đấu ngang dọc, anh hùng hơn tôi, và sự hiểu biết về quân đội, quân sử của anh cũng dầy hơn tôi gấp bội. Tôi mới được quen biết và trở thành chiến hữu của anh trên mặt trận văn chương hơn hai thập niên thôi. Trước đó, tôi vẫn thích đọc văn phong của anh, nhất là những tường thuật về các “trận đánh không tên” nhưng đầy anh hùng tính của quân đội Việt Nam Cộng Hòa, mà sau này, anh đã tổng hợp thành các tuyển tập, như một cuốn biên niên sử có giá trị cao, bởi được viết bởi chính những người lính đã tham gia các trận đánh đó.
Giọng văn của anh không mầu mè hoa lá mà có sức lôi cuốn lạ kỳ, có lẽ vì trong mọi giòng chữ, đều thể hiện lên tính cách “Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm” của một người lính chân thực, mà không có cái “tôi” như nhiều tác giả khác. Đặc biệt là giọng nói của anh, lúc nào cũng nồng nhiệt, lúc nào cũng đầy rạo rực của một người lính mới nhận một nhiệm vụ quan trọng: “Nhất định rồi! Tôi với anh phải làm như thế! Bất cứ giá nào!”, “Mình phải chiến đấu chứ! Không thể để cho lũ giặc Cộng nhởn nhơ ăn hiếp dân mình được!” Điều mà tôi thán phục anh nhất là, cho dù anh đang bận đủ việc, cho dù anh đang ở mãi bên Canada, mà nếu tôi có chương trình gì liên quan đến việc chiến đấu trong mặt trận văn hóa ở đây, hay ở quốc gia khác, anh không ngần ngại nhận lời ngay. Nếu thiếu phương tiện tài chánh, thì anh cũng cố xoay sở cho đủ để bay xuống miền Nam California này để gặp tôi và làm việc liên tục.
Như lần tôi ngỏ ý với anh là muốn ghi lại các cuộc phỏng vấn Dân Oan ở Việt Nam do tôi thực hiện trên đài Little Saigon Radio để chuyển thành sách, anh hăm hở nhận lời liền. Đây là một công việc vô cùng khó khăn, mà có thể nói, không một người nào làm nổi, trừ bạn tôi, Hải Triều! Nói thì đơn giản nhưng thực hiện không dễ: Mở Internet lên, lắng nghe một câu, rồi ngưng máy, để viết nguệch ngoạc bằng bút trên giấy, sau đó, bật máy lên, nghe tiếp một câu khác.. Sau đó, viết lại bằng Microsoft word! Thật căng thẳng vì chính tôi, đã nhiều lần cố gắng làm nhưng chỉ được vài câu là phải đầu hàng, chịu không nổi! Vậy mà Hải Triều đã kiên nhẫn ghi lại giùm tôi 46 cuộc phỏng vấn, sau đó, “lay-out” lại thành 2 tuyển tập “TIẾNG NÓI BẤT KHUẤT TỪ VIỆT NAM!”. Công việc thứ 2 cũng không kém gay go là tìm hình ảnh và tiểu sử của từng nhân vật được phỏng vấn để cho những bài phỏng vấn có giá trị hơn. Cuối cùng, anh kèm theo vài bài thơ của anh, cũng như thêm vào những hình ảnh Dân Oan ở Việt Nam bị đánh đập, tấn công bởi lũ côn đồ quyền thế. Như thế là 2 Tuyển Tập đã ra đời, mỗi tập 1000 cuốn, hai anh em tổ chức giới thiệu sách, bán sách và dùng tất cả tiền thu được để góp vào việc trợ giúp Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa.
Sau khi hoàn tất 2 tuyển tập bằng tiếng Việt rồi, chúng tôi không ngừng ở đó, tiếp tục giai đoạn 2 là dịch sang tiếng Anh để có thể truyền đạt đến thế giới cho họ biết rõ sự thực ác ôn của chế độ Cộng Sản, trấn áp dân lành một cách dã man. Những hình ảnh, tư liệu, tiểu sử của từng nhân vật được phỏng vấn sẽ là những chứng cớ lịch sử, không thể chối cãi. Và cũng với sự hợp tác của Hải Triều, chúng tôi cùng in bản tiếng Anh với tựa đề: “THE UNDAUNTED VOICE FOR HUMAN RIGHTS FOR VIETNAM”. Để sau đó, anh cùng tôi, lên đường sang Canada, theo lời mời của Hội Cựu Quân Nhân Calgary, giới thiệu các tuyển tập tiếng Việt đến cộng đồng Việt ở Calgary, Canada, và bản tiếng Anh được trao tận tay giới Dân Biểu Canada.
Với các tuyển tập này, một lần nữa, anh và tôi vinh hạnh được lời mời của Hội Cựu Quân Nhân Sydney, Úc Châu và Cộng Đồng Liên Bang Úc Châu, bay sang Sydney, Melbourne và Brisbane cũng để nói chuyện về vấn đề Nhân Quyền.
Tại Sydney và Melbourne, nhờ sự trợ giúp của Hội Cựu Quân Nhân, Cộng Đồng Liên Bang Úc Châu, và của Khối 8406, chúng tôi đã được mời vào Quốc Hội Tiểu Bang Sydney, Quốc Hội Tiểu Bang Melbourne, và Quốc Hội Liên Bang Úc Châu, gặp gỡ các Dân Biểu, Nghị Sĩ, Bộ Trưởng và đặc biệt là Cố Thủ Tướng Úc để trình bầy về tình trạng Nhân Quyền tại Việt Nam đang bị vi phạm trầm trọng. Khi gặp Bà Dân Biểu Liên Bang Úc Châu cũng đồng thời là Phụ tá Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền, cầm cuốn sách của chúng tôi trên tay, bà đã khóc vì không thể tưởng tượng được Dân oan Việt Nam bị tra tấn tàn tệ như thế.
Sau 2 chuyến đi chung với Hải Triều đến Canada và Úc, là chuyến đi mang cuốn sách “The Undaunted Voice For Human Rights in Vietnam” vào Quốc Hội Hoa Kỳ không có anh, vì lúc đó, anh đang ốm mệt. Với sự giúp đỡ của Tiến sĩ Nguyễn đình Thắng, tôi đã trao tận tay cuốn sách đến gần 20 vị Thượng Nghị Sĩ và Dân Biểu Liên bang, và cuối cùng, được mời lên phát biểu 3 phút trong phòng Khánh Tiết của Quốc Hội Hoa Kỳ. Trong lúc phấn khích vì được nói trong Quốc Hội Mỹ, tôi đã chấm dứt phần phát biểu của tôi bằng 3 lần hô to: “Việt Nam Muôn Năm!”
Hôm nay, tuy ngày ấy đã xa rồi, nhưng hình ảnh của những lần cùng đi với Nhà Văn Hải Triều sang quốc gia khác để nói chuyện về Nhân Quyền với thế giới, những lần cùng ra ra mắt sách, những lần đi bán sách tại Hội Chợ Tết với anh, vẫn còn lồng lộng trong trái tim của người lính già như tôi. Thật sự, nếu không có anh, không có sự nhẫn nại, kiên trì chiến đấu cho một Việt Nam Tự do, tất cả những sự việc kể trên đều là giấc mơ không bao giờ hiện thực. Hải Triều, Lê Khắc Anh Hào là một mẫu chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa anh dũng, trong chiến trận khói lửa hay trên mặt trận văn hóa, lúc nào cũng hiên ngang, lồng lộng. Anh là một Huynh Trưởng đáng kính của tôi. Trong những giọt nước mắt ngậm ngùi nhớ người chiến hữu, cầu mong anh vào nơi an nghỉ chỉ có thương yêu, không có hận thù, đàn áp, bất công, nơi Mẹ Việt Nam đón anh vào ngàn đời chung thủy.
Chu Tất Tiến
PHÂN ƯU
Nhận được tin buồn:
Huynh Trưởng LÊ KHẮC HAI, cựu SVSQ K23 SQTĐ.
Chủ biên Nguyệt San Việt Nam,
Bút hiệu HẢI TRIỀU, LÊ KHẮC ANH HÀO.
Đã mệnh chung tại Vancouver, CANADA.
Thành kính chia buồn cùng Tang Quyến.
Nguyện cầu Hương Linh Hải Triều sớm siêu sinh tịnh độ.
Đống kính bái,
- LÝ TRUNG TÍN, Chủ Nhiệm Tạp Chí Dân Văn.
- TÔ LY HƯƠNG, Chủ Bút TCDV.
- ĐẶNG QUANG MINH, Tổng Trị Sự TCDV.
- CHU TẤT TIẾN, Nhà Văn, K25SQTĐ.
Tin buồn cho chúng ta, khi Quê hương vẫn còn xa xôi chưa thấy nẻo đường về...
Những người đấu tranh cho quê hương vừa mất đi một cây bút tích cực chống bạo quyền CSVN!
Nguyện chúc cho anh linh người quá cố Hải Triều mau đến chốn Vĩnh Hằng an nghỉ.
Nhà Văn Quân Đội Hải Triều Lê Khắc Anh Hào
Đã Vĩnh Viễn Ra Đi
... Nhưng rất tiếc anh đã “thất hứa”. Anh đã ra đi...
“Anh Bình ơi, Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết vừa báo qua email cho anh em mình biết, anh Hải Triều đã qua đời rồi. Buồn quá anh Bình ơi”. Đó là lời nói mà tôi nhận được qua cú điện thoại từ ông Đoàn Trọng Hiếu, người có biệt danh là Biệt Động Quân Đoàn Trọng Hiếu, cho tôi biết lúc tôi đang lái xe từ nơi làm việc về nhà vào tối hôm qua Thứ Năm, ngày 6 tháng 12 năm 2018.
Tin tức về Nhà Văn Quân Đội Hải Triều, chủ bút báo Nguyệt San Việt Nam tại Vancouver BC, Canada qua đời, khiến lòng tôi thật buồn. Tôi có khá nhiều kỷ niệm với ông Hải Triều trong thời gian ông nhận lời cộng tác thường xuyên với tôi trên chương trình hội luận chính trị “Chúng Ta và Thời Cuộc” do tôi điều hợp hằng tuần trên làn sóng đài Tiếng Nước Tôi tại Atlanta, GA và Đài Phát Thanh Việt Nam tại Oklahoma City, để chống cộng.
Về đến nhà, tôi mở email thì nhận được những dòng chữ tuy ngắn nhưng có thể nói là “buồn thúi ruột” từ một số đàn anh mà tôi hân hạnh được làm việc chung, qua các chương trình chống cộng trên làn sóng phát thanh và báo chí.
– Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết thông báo: “Xin thông báo, Hải Triểu ra đi rồi các bạn ơi. Buồn quá”
– BĐQ Đoàn Trọng Hiếu than rằng: “Đường thì còn xa tận cuối chân trời mà anh em mình cứ lần lượt nằm lại dọc đường.”
– Giáo Sư Ngô Quốc Sĩ còn buồn hơn: “Các bạn ơi! Anh Hải Triều ra đi đột ngột quá. Chúng ta mất dần những tiếng nói đấu tranh trong khi cộng sản còn thống trị đất nước! Thật buồn và lo cho tương lai Việt Nam.”
Mới vài tuần trước, tôi có gọi thăm thì được người nhà ông cho biết rằng ông mới vào bệnh viện trở lại, nhưng chắc không có gì đáng ngại. Chúng tôi đã biết ông ngã bệnh từ lâu và tôi là người thường thay quý anh em trong nhóm để liên lạc thăm hỏi và báo cáo tình trạng sức khỏe của ông cho mọi người.
Sáng nay Thứ Sáu, 7 tháng 12 năm 2018 tôi thức dậy sớm và viết mấy dòng như sau: “Buồn thật buồn. Nghe tin buồn và đọc mấy lời than của quý anh lại càng buồn thêm. Mấy vị cao niên chống cộng quyết liệt thì lần lượt ra đi, còn các bạn trẻ và những người mơ hồ về VC, thì lại không hiểu tại sao có những người chống cộng… tới chiều như thế.
Thôi cứ để anh Hải Triều đi trước. Riêng anh em mình hãy cố nhớ câu này để mà tiếp tục chống cộng: (God put me on this earth to accomplish a certain number of things. Right now I am so far behind that I will never die. – Bill Watterson). Xin phép tạm thoát dịch: Thiên Chúa cho tôi xuống trần gian để hoàn thành một số công việc nhất định. Nhưng cho đến nay, còn nhiều việc tôi vẫn làm chưa xong, cho nên tôi sẽ không bao giờ chết.
Nhà Văn Quân Đội Hải Triều tham gia “Mạng Lưới Dân Tộc – Dân Chủ – Hành Động” ngay từ những ngày đầu vào tháng Giêng năm 2017. Nhóm chủ trương gồm có: Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, Giáo sư Ngô Quốc Sĩ, Nhà văn Hải Triều, BĐQ Đoàn Trọng Hiếu và tôi là Huỳnh Quốc Bình. Phía thành viên cộng tác thì có Nhà văn ThụyVi, nhà biên khảo Long Điền Vương Văn Giàu…
Cũng vào thời điểm ấy, chúng tôi đã song song thực hiện chương trình phát thanh “Tiếng Dân Việt” www.tiengdanviet.net.
Tính đến ngày hôm nay, chúng tôi đã có tất cả 63 lần hội luận chính trị để phát thanh về trong nước. Cuộc hội luận đầu tiên có tiêu đề: “Nước Đã Tràn Bờ”. Quý độc giả, thính giả và thân hữu có thể nghe giọng nói của năm anh em chúng tôi, trong đó có Nhà Văn Hải Triều, tại đây: https://tiengdanviet.net/2017/01/14/tieng-dan-viet-1-nuoc-da-tran-bo/
Nhà Văn Quân Đội Hải Triều là cộng tác viên thường trực với cá nhân tôi trên chương trình “Chúng ta và thời cuộc”. Có những vấn đề thời sự nào cần phải nói gấp cho kịp thời gian tính, thì tôi chỉ cần gọi cho ông biết trước vài mươi phút, ông không ngần ngại cùng với tôi lên làn sóng phát thanh ngay lập tức. Có lần ông còn vui tính nói đùa: “Tưởng gì chứ đục thằng VC là có tôi chơi liền…”
Ông đã cùng tôi thực hiện nhiều cuộc hội luận chính trị trên chương trình “Chúng ta và thời cuộc”. Sau đây là một trong những chương trình tiêu biểu mà ông và BĐQ Đoàn Trọng Hiếu đã cùng tôi có những nhận xét về về cuộc đấu tranh chống cộng qua một đề tài: “Nhìn Về Cuộc Đấu Tranh Chống Cộng Trong Nước”. Quý độc giả và thính giả có thể nghe giọng nói quyết liệt của ông tại đây:
Nhà Văn Quân Đội Hải Triều cũng từng bị chụp mũ là cộng sản, nên ông đã tổ chức những buổi tập họp theo hình thức họp báo, để công khai thách thức những kẻ chụp mũ ông là cộng sản có thể xuất hiện, để giáp mặt với ông; nhưng rất tiếc họ không có mặt trong những lần như thế. Ông có tặng cho tôi những DVD các hình ảnh đó.
Ngoài ra năm 2009 ông cũng đã xuất bản một quyển sách có tên là “Chụp Mũ”. Ông tặng cho tôi quyển sách này để tôi có thể hiểu thêm về những mánh khóe mà kẻ gian đã chụp mũ ông như thế nào. Sách dày 146 trang, với nhiều dữ kiện và các bài tranh luận, bút chiến vô cùng phức tạp. Sách được mở đầu bằng các dòng thơ với bút hiệu Lê Khắc Anh Hào:
Gươm thù phủ áo quốc gia
Bút nghiên cạn mực, gian tà bủa vây
Đời ta còn được bao ngày
Ngẩng lên thẹn mặt, cau mày núi sông
Ra đi trái đất nửa vòng
Mà thù xưa vẫn chất chồng đuổi theo.
Tháng Giêng 2017 chúng tôi cũng đã cùng ông thực hiện một chương trình hội luận nói về tình trạng kẻ gian chụp mũ người chống cộng là “cộng sản”. Quý độc giả và thính giả có thể nghe giọng nói danh thép của ông tại đây:
Trong thời gian quen biết với ông, ít khi tôi nghe ông nói về “cái ta” của ông. Khi viết bài này, tôi phải thu thập từ nhiều nguồn cho một số dữ kiện liên quan đến cuộc đời và các sinh hoạt của ông, hầu cho ai muốn tìm hiểu thêm về ông có dịp tham khảo. Nếu phần này có điều chi sơ sót, xin mọi người thông cảm và cho chúng tôi có cơ hội điều chỉnh.
Nhà Văn Hải Triều tên thật là Lê Khắc Hai, sinh quán tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Từng theo học Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn. Tốt nghiệp cử nhân văn khoa, Ban Báo Chí. Tốt nghiệp trường Bộ Binh Thủ Đức khóa 23. Trước 1975 ông viết dưới các bút hiệu như Hải Triều, Bắc Phong, Thi sĩ Lê Khắc Anh Hào. Ông là Biên Tập Viên báo Sóng Thần. Sau 1975, bị tù cải tạo 5 năm tại các trại Kà Tốt, Sông Mao, Tham Văn, Bình Tu. Năm 1980 vượt biển tìm tự do. Ông ở trại tỵ nạn Pulau Bidong 8 tháng và định cư tại Canada tháng Mười cùng năm. Ông là Chủ Biên báo Lửa Việt, Nguyệt San Việt Nam tại Canada. Ông có nhiều văn, thơ tranh đấu đã xuất bản. Ông thường xuyên phát biểu trên các diễn đàn Paltalk với các tên lamsơn, bắctiến, bắcphong.
Những tác phẩm Thơ của Lê Khắc Anh Hào đã xuất bản: Đường Tổ Quốc 1998 – Sỏi đá còn hờn cơn quốc biến 1990 – Tự thuở vầng trăng vỡ cuối nguồn 1997- Thắp lửa vào thơ 2000 (LKAH, Ý Yên, Trần Thúc Vũ)- Đoạn trường lưu vong 2004- Đêm đợi bình minh 2012 và Lục bát đen thời đại Hồ Chí Minh 2013- Chinh phụ ngâm khúc Việt Nam Cộng Hòa/thời binh lửa.
Văn xuôi đã xuất bản: Vết hằn để lại nghìn sau 1997 (biên khảo) -Chim non trong cơn bão 2001(truyện) – Những trận đánh không tên 2003 – Vũng lầy văn báo hải ngoại 2004.
– Mùa Xuân Đen (truyện, ký, tản mạn), dày 248 trang, gồm 37 bài viết ở nhiều thể loại, mở đầu bằng một hình ảnh buồn trong trí nhớ, ghi lại qua bút ký về người nữ tù mà tác giả gặp khi bị giam cùng Trại Thẩm Vấn Phan Thiết.
Lần sau chót tôi trao đổi với ông qua email và điện thoại vào tháng 5 năm 2018. Ông cũng gởi cho anh em chúng tôi bài Thơ sau chót mà ông sáng tác. “Nước mắt Thủ Thiêm!”
Từ Thủ Thiêm tới Nam Quan
Nam Quan đã mất, lệ tràn Thủ Thiêm
Mưa hay lệ đổ bên thềm
Cửa nhà tan nát không kềm lệ sa!
Đời dân không cửa không nhà
Đời đảng ngôi báu gọi là quang vinh
Giải phóng hóa ra cực hình
Bóng ma cách mạng thất kinh cõi người!
Thành Hồ liệm tắt tiếng cười
Thủ Thiêm tan tác đất trời hận căm
Đảng hồ ngự trị trăm năm
Ba miền Nam Bắc âm thầm ngục đen!
Dù từ bệnh viện mới về nhưng ông cũng quyết liệt nói với tôi là anh em hãy cố gắng chờ ông thêm vài tháng, ông hứa sẽ trở lại để cùng chúng tôi chiến đấu “chống cộng tới chiều”. Ông còn nói thêm: “Tôi danh dự là tôi sẽ cùng với anh Bình và các anh em mình chiến đấu chống cộng đến hơi thở cuối cùng…”
Nhưng rất tiếc anh đã “thất hứa”. Anh đã ra đi.
Tôi viết bài này để tưởng nhớ, để bày tỏ lòng kính trọng một nhà văn nhà thơ, chiến sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, người không còn được cầm súng chiến đấu nhưng tiếp tục cầm viết để đánh cộng.
Em xin vĩnh biệt anh Hải Triều, ông anh khả kính, một chiến hữu, một người bạn vong niên thật chí tình. Cầu xin Ơn Trên cho linh hồn anh được vào chốn Vĩnh Hằng và an ủi những người thân yêu của anh đang đau buồn, thương tiếc trước sự ra đi của anh. Vĩnh biệt anh!
Huỳnh Quốc Bình
(503) 949-8752
Viết xong tại Salem, Oregon, USA vào lúc 11:30 giờ khuya Thứ Sáu, ngày 7 tháng 12 năm 2018
Nam Quan đã mất, lệ tràn Thủ Thiêm
Thương Tiếc anh HẢI TRIỀU - LÊ KHẮC ANH HÀO, vừa qua đời chiều ngày 6 tháng 12, 2018.
Anh tên thật là Lê Khắc Hai, sinh năm 1942 tại Phan Thiết, Bình Thuận,là cựu học sinh Phan Bội Châu- Phan Thiết niên khóa 1955-1962, học và tốt nghiệp cử nhân Báo Chí Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn và làm phóng viên báo Sóng Thần.
Anh tốt nghiệp trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức khóa 23.
Anh tên thật là Lê Khắc Hai, sinh năm 1942 tại Phan Thiết, Bình Thuận,là cựu học sinh Phan Bội Châu- Phan Thiết niên khóa 1955-1962, học và tốt nghiệp cử nhân Báo Chí Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn và làm phóng viên báo Sóng Thần.
Anh tốt nghiệp trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức khóa 23.
===========================================
Trước 1975 ông viết dưới các bút hiệu như Hải Triều, Bắc Phong, Thi sĩ Lê Khắc Anh Hào. Ông là Biên Tập Viên báo Sóng Thần. Sau 1975, bị tù cải tạo 5 năm tại các trại Kà Tốt, Sông Mao, Tham Văn, Bình Tuy. Năm 1980 vượt biển tìm tự do. Ông ở trại tỵ nạn Pulau Bidong 8 tháng và định cư tại Canada tháng Mười cùng năm.
Ông là Chủ Biên báo Lửa Việt, Nguyệt San Việt Nam tại Canada. Ông có nhiều văn, thơ tranh đấu đã xuất bản. Ông thường xuyên phát biểu trên các diễn đàn Paltalk với các tên Lam Sơn, Bắc Tiến, Bắc Phong.
Những tác phẩm Thơ của Lê Khắc Anh Hào đã xuất bản: Đường Tổ Quốc 1998 – Sỏi đá còn hờn cơn quốc biến 1990 – Tự thuở vầng trăng vỡ cuối nguồn 1997- Thắp lửa vào thơ 2000 (LÊ KHẮC ANH HÀO,, Ý Yên, Trần Thúc Vũ)- Đoạn trường lưu vong 2004- Đêm đợi bình minh 2012 và Lục bát đen thời đại Hồ Chí Minh 2013- Chinh phụ ngâm khúc Việt Nam Cộng Hòa/thời binh lửa.
Văn xuôi đã xuất bản: Vết hằn để lại nghìn sau 1997 (biên khảo) -Chim non trong cơn bão 2001(truyện) – Những trận đánh không tên 2003 – Vũng lầy văn báo hải ngoại 2004.
– Mùa Xuân Đen (truyện, ký, tản mạn), dày 248 trang, gồm 37 bài viết ở nhiều thể loại, mở đầu bằng một hình ảnh buồn trong trí nhớ, ghi lại qua bút ký về người nữ tù mà tác giả gặp khi bị giam cùng Trại Thẩm Vấn Phan Thiết.
Tháng Năm 2018, bài thơ sau chót mà ông sáng tác. “Nước mắt Thủ Thiêm!” có những câu mở đầu
Từ Thủ Thiêm tới Nam Quan
Nam Quan đã mất, lệ tràn Thủ Thiêm
Mưa hay lệ đổ bên thềm
Cửa nhà tan nát không kềm lệ sa!..
(Ghi chép lại từ ông Huỳnh Quốc Bình)
Trước 1975 ông viết dưới các bút hiệu như Hải Triều, Bắc Phong, Thi sĩ Lê Khắc Anh Hào. Ông là Biên Tập Viên báo Sóng Thần. Sau 1975, bị tù cải tạo 5 năm tại các trại Kà Tốt, Sông Mao, Tham Văn, Bình Tuy. Năm 1980 vượt biển tìm tự do. Ông ở trại tỵ nạn Pulau Bidong 8 tháng và định cư tại Canada tháng Mười cùng năm.
Ông là Chủ Biên báo Lửa Việt, Nguyệt San Việt Nam tại Canada. Ông có nhiều văn, thơ tranh đấu đã xuất bản. Ông thường xuyên phát biểu trên các diễn đàn Paltalk với các tên Lam Sơn, Bắc Tiến, Bắc Phong.
Những tác phẩm Thơ của Lê Khắc Anh Hào đã xuất bản: Đường Tổ Quốc 1998 – Sỏi đá còn hờn cơn quốc biến 1990 – Tự thuở vầng trăng vỡ cuối nguồn 1997- Thắp lửa vào thơ 2000 (LÊ KHẮC ANH HÀO,, Ý Yên, Trần Thúc Vũ)- Đoạn trường lưu vong 2004- Đêm đợi bình minh 2012 và Lục bát đen thời đại Hồ Chí Minh 2013- Chinh phụ ngâm khúc Việt Nam Cộng Hòa/thời binh lửa.
Văn xuôi đã xuất bản: Vết hằn để lại nghìn sau 1997 (biên khảo) -Chim non trong cơn bão 2001(truyện) – Những trận đánh không tên 2003 – Vũng lầy văn báo hải ngoại 2004.
– Mùa Xuân Đen (truyện, ký, tản mạn), dày 248 trang, gồm 37 bài viết ở nhiều thể loại, mở đầu bằng một hình ảnh buồn trong trí nhớ, ghi lại qua bút ký về người nữ tù mà tác giả gặp khi bị giam cùng Trại Thẩm Vấn Phan Thiết.
Tháng Năm 2018, bài thơ sau chót mà ông sáng tác. “Nước mắt Thủ Thiêm!” có những câu mở đầu
Từ Thủ Thiêm tới Nam Quan
Nam Quan đã mất, lệ tràn Thủ Thiêm
Mưa hay lệ đổ bên thềm
Cửa nhà tan nát không kềm lệ sa!..
(Ghi chép lại từ ông Huỳnh Quốc Bình)
Thông tin về đám tang anh Hải Triều. (do anh Châu Hiền Quang gởi).
Hamilton Harron Funeral Home
5390 Fraiser St
Vancouver Tel 604 325 7441
Thursday 13 Dec . Visiting Hour : 4:30pm - 8pm
5390 Fraiser St
Vancouver Tel 604 325 7441
Thursday 13 Dec . Visiting Hour : 4:30pm - 8pm
Mrs Hải Triều (Lương) 604 879 1179
4204 Quebec St Vancouver BC
4204 Quebec St Vancouver BC