Friday 14 December 2018

Bài Học “Láng Giềng”

Chiến Lược "24-Character Strategy" của Đặng Tiểu Bình để lại sau vụ Thảm sát Thiên An Môn 1989, được chuyển sang Anh ngữ: Observe calmly; secure our position; cope with affairs calmly; hide our capacities and bide our time; be good at maintaining a low profile; and never claim leadership.   (Bình tĩnh quan sát; giữ vững vị trí, bình tĩnh đối phó với các vấn đề, giấu kín năng lực và ẩn nhẫn chờ thời; tránh bị lưu ý; và không bao giờ lộ mặt lãnh đạo.)

Hiện tại, sau khi Tập Cận Bình lộ diện muốn lãnh đạo thế giới, thì sự phản hồi xảy ra đã không như Bắc Kinh mong muốn.  Có thể họ phải dùng lại cẩm nang Đặng Tiểu Bình để giữ thế thủ. Nhưng cũng có thể vì là một thiên tài mới xuất hiện, họ Tập sẽ vượt xa các bậc tiền bối và đưa ra một chiến lược mới để Trung Công tiến xa hơn.

Dù ở vào trường hợp nào, Việt Nam vẫn sẽ là mục tiêu mà Trung Cộng muốn tiến chiếm. Tương tự như Hitler xâm lăng nước láng giềng Ba Lan, với chỉ thị cho các tư lịnh: “Mục đích của chiến tranh là tiêu diệt khả năng vật chất của kẻ thù.... Với cách duy nhất này chúng ta mới có thể có được một không gian sinh tồn mà chúng ta cần.”

Cũng giống như điều mà chúng ta đều có thể dễ dàng nhận thấy: 'Các diễn biến chính trị, quân sự đang diễn ra tại Á Châu cho thấy Tập Cận Bình “yêu” láng giềng Việt Nam cũng giống như Hitler từng “yêu” láng giềng Ba Lan.'

Đặc San Lâm Viên xin mời quý vị theo dõi nhận định của tác giả Trần Trung Đạo về Đức Quốc Xã và Ba Lan; cùng Trung Cộng và Việt Nam trong bài viết  Bài Học “Láng Giềng” http://www.dslamvien.com/2018/12/bai-hoc-lang-gieng.html

image.png
Bản đồ được cho là của Trung Cộng trong kế hoạch xâm lăng Việt Nam, ấn hành trên báo South China Morning Post