Monday, 4 June 2018

Năm Căn đi dễ khó về - Nguyễn Ngọc Hội

Huy hieu BTLHQV5DH. TVQ CollectionHuy hieu HD5DP. TVQ Collection.jpg

Trước kia lãnh thổ Nam Việt Nam chia làm 4 vùng chiến thuật, về lãnh hải thì cũng được chia làm 4 vùng duyên hải. Thời đó nếu có ai chết trận thì được gọi là “được thuyên chuyển về vùng 5, vùng bên kia thế thế giới con người đang sống”.  Ðến năm 1973, với sự phát triển mạnh mẽ của Hải quân và để đáp ứng hòan cảnh chiến trường sôi động, Bộ Tư Lệnh Hải Quân thành lập Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng 5 Duyên Hải đóng tại Năm Căn. Và cũng chỉ Hải quân mới có Vùng 5 dị biệt này.

Năm 1970, tôi từ Chu Lai (Vùng 1 Duyên Hải),  được lệnh thuyên chuyển xuống Năm Căn, tôi không buồn lo tí nào cả.  Ở Chu Lai lúc đó tạm yên vì Duyên Doàn 15 nằm cạnh căn cứ Chu Lai  của Hoa Kỳ bên Kỳ Hoà, nhưng bên kia sông là thôn Kỳ Hòa không ai dám bén mảng đến. Nhờ có căn cứ Hoa Kỳ bên cạnh  hễ  môi hở răng lạnh,  nên Duyên Ðoàn 15 không sợ tấn công vào căn cứ mà chỉ sợ pháo kích ban đêm, nên ngoài nhiệm vụ đi tuần ở ngoài biển, ban đêm Duyên Ðòan cho ghe đi tuần tiểu ở trong sông và cửa biển.  Lính ở Duyên Ðoàn đa số là Hải thuyền cải tuyển, trên tay hoặc trước ngực họ có khắc chữ Sát Cộng;  sống chung với anh em “huynh đệ chi binh”ù ở đó thời gian lâu,  dù muốn hay không tôi cũng trở thành những người không sợ chết nhát; thành ra đi Năm Căn đâu có gì mà lọ  Ngoài ra lúc đó  tôi chỉ nhận điện tín đi Vùng 3 Duyên Hải  lãnh PCF, chứ chưa biết rõ là đi Năm Căn vì điện tín chỉ viết vắn tắc, nên lòng thấy mừng là được thoát khỏi Vùng 1 Duyên Hảị  Chỉ những người gốc gác Quảng Nam, Ðà Nẳng mới thích ở lại Vùng 1 Duyên Hải (vùng đầu tuyến), như trường hôp Bá gãy (Trần đình Bá) mà thôi.
Hai doi 3 duyen phong. Photo by John Donald

Ðến Vùng 3 Duyên Hải, tôi có gặp một số sĩ quan K.16 & K.17 nhưng họ thường đi tuần tiểu từ sáng sớm hoặc chiều tối, sau khi xong công tác là họ nhảy phóc về Sàigòn hưởng lạc thú với vợ con và bạn bè, chỉ có tóan lãnh PCF là thuộc diện con bà phước, nên ở lại ăn ngủ ở căn cứ Hải quân Rạch Dừa, trong số này có P.Ð.Bá và N.T.Ðạt là thân thiết.    P.Ð.Bá ở chung phòng với tôi suốt 2 năm tại quân trường, đến khi ra Ðà Nẳng hai đứa thường đi chung với nhau vào Câu lạc bộ Mỹ ở Tiên Sa để cụng ly với các sĩ quan hải quân Hoa Kỳ.   N.T.Ðạt  có nhà ở ngay thành phố Nhatrang, nên thời gian còn ở quân trường, mỗi khi được đi bờ thì Ðạt ngựa về nhà còn tôi thường đi với Hiệp ngọng đóng đô ở quán Hồng Mai, dạo đó tôi và Ðạt ngựa chưa thân lắm.  Mãi đến khi Ðạt ngựa đổi ra làm ở Căn Cứ Yểm Trợ Tiếp Vận Hải Quân Ðà Nẳng, lúc đó 2 kẻ xa nhà gặp nhau (tôi thuộc loại ma cũ), có lần Ðạt ngựa rũ tôi ra thăm quê hương Núi Ngự, Sông Hương, lòng tôi thật rộn ràng nghĩ  đến đêm thanh ngủ đò biết bao thú vị.  

Nhưng Ðạt ngựa vẫn còn nhát gan,  sau khi viếng thăm Ðiện Thái Hòa và các cung điện trong thành nội, hồ Tịnh Tâm, qua cửa Thuận Tứ, cửa Ðông Ba.., chiều đến ghé lại nhà bà con của N.T.Ðạt (ông ta là Viện Trưởng Luật Khoa Huế ), sau khi thăm hỏi ông dặn dò các cháu có đi chơi đâu đó thì đi, nhưng tối phải về nhà ngủ,  Ðạt ngựa vâng, dạ, làm tôi buồn tiu nghỉụ  Ðêm đó thay vì đi ngủ đò, phải về ngủ ở  nhà kín cổng cao tường.   Lần sau tôi và Ðạt có trở lại Huế nhưng không ghé thăm ai cả.  Lúc đó tôi  cũng có quen một cô gái người Huế; nhưng tôi sợ bị chôn chân tại Vùng 1, nhớ ngày xưa có câu học trò xứ Quảng ra thi, thấy cô gái Huế chân đi không đành,  tôi không phải là học sinh xứ Quảng nên đất Thần Kinh không buộc chân tôi được.

Ở Ðà Nẳng, Ðạt và tôi khi rãnh rỗi thường tạm trú ở các quán nhạc bình dân chỉ cần có bia 33  là đủ,  Ðạt ăn rất ít thường laì rai với vài cái tré; và tôi cũng bắt đầu thưởng thức hương vị đậm đà của tré từ đó.  Ðạt và tôi cũng không thích đến các quán ca nhạc về đêm, nên thường sau khi nhậu đã,  chúng tôi về sớm  với hai ổ bánh mì thịt gà chà bông.

Ðêm tối ở Ðà Nẳng rất phức tạp, đủ mọi binh chủng về đó tìm nơi giải trí lành mạnh  họ mang theo bên mình cả súng lớn, súng nhỏ để phòng thân ( vì sợ hay vì từ chiến trận vê tranh thủ thơì gian?).  Một hôm cao hứng, sau khi nhậu ở Câu lạc bộ Mỹ xong, tôi và Ðạt rũ mấy  bạn Mỹ ra phố giải trí lành mạnh.   Gặp chuyện không may,  Ðạt ngựa  dở chứng gàn bát sách  thấy chuyện bất bình  của  mấy chị, em ta;  liền ra tay  can thiệp.   Thật điếc không sợ súng, anh chàng bộ binh bị làm cụt hứng xách M.16  bắn vào chân của Ðạt ngựạ  Nghe tiếng súng nổ, mọi người tụ lại, trong đó có bạn bè và Trung úy bộ binh của  anh chàng vứa bắn.  Ðạt ngựa bình tỉnh giả thích với viên Trung úy: Anh thấy đó, tôi có làm gì đâu mà lính của anh bắn tôi đây này, đây này , Ðạt chỉ chỗ rách ở ống quần phiá dưới đầu gối trái;  cũng may là trước khi đi Ðạt ngựa bảo tôi mang súng theo nhưng tôi không lấy súng, chỉ có mấy bạn Mỹ là có súng,  nếu có súng thì tôi và Ðạt cũng nổi máu anh hùng rơm có thể đổ máu vì chuyện lãng nhách.  Nhóm lính bộ binh thấy bên ngoài có tôi và mấy bạn Mỹ đang ở xe Jeep có súng, nên tìm cách xin lỗi Ðạt và rũ đi nơi khác giải trí ; nhưng đã đến giờ giới nghiêm chúng tôi về lại trại Tiên Sa, và  cũng từ đó tôi và Ðạt không ra phố vào ban đêm nữa.

https://i0.wp.com/brownwater-navy.com/vietnam/photos2/LRowinSF1.jpg

Mặc dầu đang ở Vũng Tàu mà Ðạt vẫn nhớ câu đi đêm có ngày gặp ma,  nên Ðạt ngựa ở lại căn cứ xem phim chùa. Trong thời gian chờ làm thũ tục giấy tờ nhận lãnh PCF, tôi và Bá gỗ thường trốn về Sài gòn hoặc ghé lại Phước Tuy (nhà người chú ruột của Bá gỗ); còn những lúc ở lại căn cứ thì đêm đêm rủ nhau ra Thị Xã Vũng tàu tìm vui ở các quán rượụ  Sau khi đến Vùng 3 Duyên Hải, tôi mới nghe các bạn ở Hải Ðội 3 biệt phái công tác ở Năm Căn trở về kể lại: Năm Căn đi dễ khó về.  Chỉ có Ðạt ngựa lúc đó không là ngựa (chạy long nhong ), mà nằm lì căn cứ Rạch Dừa,  nên ngày Trung tá Luật xuống làm thủ tục thì chỉ có mình Ðạt ngựa lãnh tàu, những người còn lại thì lãnh củ; đời lính vài củ nhằm nhò gì; vậy mà cuộc đời binh nghiệp của Ðạt ngựa cũng chẳng suông sẽ mấy.
Một đêm tối trời,  Ðại úy  P.V.Ty (K14) hướng dẫn 10 PCF đi Năm Căn.   Có lẽ bị ám ảnh bởi lời đồn Năm Căn đi dễ khó về, và cũng vì trách nhiệm giao phó, để tránh thiệt hại nên chúng tôi phải đi vào ban đêm.   Vừa ra khỏi cửa Vũng Tàu, gặp mưa to gió lón, liên lạc truyền tin khó khăn, một vài la bàn bị hư , nên phải chạy nối đuôi nhau, có một chiếc nào chậm, tất cà phải ngưng máy chờ.   Ngày lãnh tàu chỉ có NT. Ðạt ký giấy nhận dùm; nên 9 sĩ quan còn lại không ai biết  rõ tình trạng kỹ thuật cũa tàu ra  sao; ngày giờ đi cũng giữ kín đến buổi chiều sắp khởi hành mới cho lãnh dầu để đị  Cũng may ,  chỉ có một vài trục trặc nhỏ về kỷ thuật, cuối cùng khoảng 2 giờ sáng chúng tôi đi ngang qua cửa Gành Hàọ  Từ đó xuống cửa Bồ-Ðề không xa lắm,  nhưng chúng tôi không dám chạy nhanh, cũng không dám chạy gần bờ sợ mắc cạn;  phải lần theo từng bước xem xét cho  đúng hướng mới vào cửa được.

Chúng tôi vào đến căn cứ thì trời gần sáng, đây là một căn cứ nổi  bốn bề cây cối um tùm ( thuộcrừng U Minh hạ), cặp bến chúng tôi nhìn mặt nhau ôi còn nổi buồn nào hơn!!!.

Lúc đó Bộ Chỉ Huy Hải Ðội 5 còn đóng ở Mỹ Thọ  Chúng tôi được biệt phái cho Liên Ðoàn Ðặc Nhiệm 215 (thuộc Lực Lượng Ngăn Chận của Ðại tá Thiều), người chi huy trực tiếp chúng tôi là Trung tá Tuyên; nhiệm vụ chính của chúng tôi là tuần tiểu giữ an ninh trên sông và yễm trợ các cuộc hành quân của bộ binh.  Nơi đây là tận cùng của Cà Mau nổi tiếng nhiều muỗị  Nếu ai chưa từng đến Năm Căn mà nghe nói phải giăng mùng cho heo ngủ thì cho là nói láo lếu, bịa chuyện vì  cho rằng ngủ như heo nên một vài con muỗi cắn nhằm nhò gì.   Ðêm đến mặc dầu có thoa thuốc chống muỗi, nhưng muỗi đậu trên tay dày đặc phải vuốt đi chứ không còn đập từng con nữa. Phần thì bị muỗi, phần thì nghe tiếng lựu đạn nổ suốt đêm;  lúc đầu không sao ngủ được, nhưng lâu dần cũng quen, đêm nào thức giấc không nghe tiếng lưụ đạn nổ là lo lắng sợ mấy lính gác đêm ngủ quên.   Dưới sông sợ người nhái tấn công; trên bờ sợ pháo kích.  Ðêm bị pháo kíck 1, 2 lần là chuyện thường. Trên bờ cũng chết, dưới sông cũng chết; thôi thì phó mặc cho định mệnh an bài.

PCF HD5DP

Vài tháng sau, hai tiểu đòan ở bên kia bờ sông đối diện với căn cứ rút đi, căn cứ rơi vào tình trạng  môi hở .  Chúng tôi lại thêm trách nhiệm là mỗi tối chia nhau ủi bãi nơi căn cứ cũ của hai tiểu đoàn để làm chốt ngăn chận.   Ngoại trừ những lúc đi yểm trợ hành quân và hộ tống chiến hạm đến tiếp tế,  chúng tôi thường đi tuần tiểu trên sông từng cặp  để yểm trợ lẫn nhau,  thỉnh thoảng chúng tôi bị tấn công.

Ban ngày thì chúng tôi dễ dàng xoay xở phản kích lại;  nhưng ban đêm thì gặp nhiều trở ngại nhất là khi qua các hàng đáy bắt tôm cá của đồng bào địa phương,  chiến đỉnh buộc lòng phải chạy qua chỗ để trống không có lưới mà họ chừa sẵn; hai bên bờ họ treo hai đèn dầu leo lét làm điểm nhắm; nếu không khôn khéo khi chiến đỉnh vượt qua hàng đáy làm che khuất ánh đèn sáng, họ núp ở  xa  cứ để súng canh trước, nhắm thẳng vào hai ngọn đèn, khi không thấy ánh đèn dầu là bóp có súng thế là bên ta bị thương.  Rút kinh nghiệm, chúng tôi thường bắn vào các đèn dầu ở hai bên hàng đáy rồi chạy thật nhanh qua, hoặc tắt máy rồi thả trôi theo dòng nước. Chúng tôi thường thay đổi cách chạy đi tuần tiểu,có khi đi bên này bờ sông, cóù khi đi bên kia bờ sông, nhằm đánh lạc hướng đối phương.

Một hôm chúng tôi ở ấp Hàm Rồng nhậu say, cả bọn cao hứng nhảy xuống chiến đỉnh có thủy thủ sẳn sàng ở đó, mỗi sĩ quan mỗi chiếc, khi qua khỏi kinh Cái Ngay (con rạch huyết lộ từ Cà Mau xuống Năm Căn do Giang doàn Ngăn Chận trách nhiệm tuần tiểu bảo vệ an ninh), độ vài cây số  là bị “thụt B40”, mặc dầu bên ta không bị thiệt hại gì cả, nhưng lúc đó vưà hằng mùi rượu nên tất cả súng lớn, súng nhỏ trên chiến đỉnh đều khai hỏạ  Kết quả là phe ta chỉ lượm được một ống phóng B40 mà thôi.

Ngoài ngả ba Cái Ngay, ngả ba Ðầm Dơi là nơi nguy hiểm nhất (vùng tự do tác xạ) đi tuần tiểu mà thấy các ghe khả nghi ở đó, cũng không dám chạy vào kiểm soát. Cái trở ngại ở  sông Cái-Lớn là mực nước lên cao và xuống thấp cách nhau khỏang 3, 4 thước , lúc nước lên tàu bè vào cửa dễ dàng; nhưng khi chạy trong sông là mục tiêu dễ bị tấn công.  Sông rất sâu không thả neo được nên mỗi lần ăn cơm trưa phải ủi bãi, nếu lơ là không để y canh chừng mực nước, sau khi ăn xong chiến đỉnh nằm trên cạn phải cầu cứụ  Có lần PCF  của Thiếu úy Sơn Lành (OCS), tuần tiểu ở trong sông Cái-Lớn,  vì một lý do nào đó chạy ra neo ngoài cửa sông Bồ-Ðề ( cho an toàn), nhưng trời bất dung, neo không bám, PCF bị gió thổi  tấp vào bờ phía Ðông Nam cửa Bồ đề.  Sau đó phải nhờ trực thăng của Vùng 4 yểm trợ và nhờ lực lượng Ðiạ phương quân giữ an toàn trong suốt thời gian PCF bị mắc cạn.

https://i0.wp.com/brownwater-navy.com/vietnam/photos2/LRowinSA2.jpg

Sau này khi Bộ Chỉ Huy Hải Ðội 5 dời xuống Năm Căn; rồi đến sự thành lập Bộ Tư Lệnh Vùng 5 Duyên Hải tại đây  có nhiều thay đổi về đời sống trong căn cứ cũng như ngoài địa phương,  tôi đang ở đơn vị xa nên không biết rõ.  Trong giai đoạn đầu, những tháng ngày chúng tôi còn ơ Năm Căn điểm hẹn duy nhất của tụi tôi là quán cô Chọn.   Lúc đó quán cô Chọn còn thưa thớt khách cũng như vài ba quán khác nằm dọc trên bờ sông Cái Lớn cách căn cứ Hải quân khỏang 3 cây số;  ấp Hàm Rồng lúc bấy giờ gồm không quá 20 nóc nhà, dân cư từ các vùng phụ cận đến lập nghiệp, làm công cho căn cứ Mỹ, làm lưới đăng và buôn bán.  Các Giang đoàn Ngăn chận đến công tác một thời gian thì được hóan chuyển đi nơi khác;  chỉ có chúng tôi là ở lâu mà đa số lại là nhừng sĩ  quan độc thân vui tính nên ngày nào cũng tụ tập tại quán cô Chọn; hết ăn sáng lại ăn trưa, nếu không bị đi công tác thì nhậu luôn đến chiều tốị  Ăn sáng ở đây  chỉ có mì gói với tôm khô và bắp cảị  Nhậu thì có tôm, cua, cá lóc, gà, vịt.. người nhậu muốn nhậu món gì thì bảo họ làm chứ chẳng có thực đơn gì cả, vì họ là những ngươì  từ quê ra nên không rành nấu nướng.  Ăn gà  và vịt lâu cũng ngán, hôm đó quán có cua , tôi gọi cua rang muối, gọi là món đặc biệt vì hôm đó  có Quý Degaule (K14), sau khi nhậu lai rai họ mang ra mấy con cua còn nguyên mu chưa tách ra, Ðạt ngựïa trợn tròn mắt RI HÁ (thế này hả), tôi gọi lại hỏi thì họ cho biết họ làm đúng như tôi gọi,  họ rửa sạch cua rồi bỏ vào một cái nồi đất,  đổ vào một tô muối hột (muối sống nguyên chất), đậy vung và đun nóng đến khi nào không còn nghe tiếng muối nổ lốp bốp bên trong thì coi như đã chín,  còn món cua rang muối trong các tiệm nhậu ở phố thì ở đây họ gọi là cua xào mỡ, thì Ðạt ngựa lên tiếng CHI LẠ RỨA  (sao lai thế), tôi bắt chước Ðạt trả lời RĂNG MÔ NÀ ( có gì đâu nào!).  Tôi nói mọi người coi như nhậu một món đặc biệt gọi là nhập quán tùy tục , dân ở đây thường nói CON CÁ GÔ BỎ TRONG  GỔ NHẢY GỒ GỒ.  Lúc đó tôi mới kể lại với các bạn cùng ngồi ở bàn nhậu là thời gian trước tôi có quen một cô gái Huế, khi nói chuyện cô ta dùng rặc chữ Huế, CHI, MÔ, TÊ, RĂNG, RỨẠ.  tôi không hiểu gì cả.  Có lần cô bạn gái đó đọc cho tôi nghe:

Ðột nác ngoài cươi hấng đã bưa,
Nồi cơm côi núc lả đun vừa
Trét cá, trả keng bù nêm mói,
Rào sau xắc nặng đặng ngơi trưa


Tôi không hiểu gì cả, giã bộ khen hay và nhờ cô ấy viết ra giấy, sau đó tôi phải tìm người khác giảng ra mới biết:


Lu nước ngoài sân hứng thỏa thuê,
Nồi cơm trên bếp lửa đun vừa
Niêu cá, om canh bầu nêm muối
Quần giặt ao sau xong ngủ trưạ

Món ăn thì ở các quán tương đối giống nhau, còn mỗi quán có tên riêng hay không tôi không còn nhớ, lúc đó lính ở Năm Căn thường gọi quán bằng cái tên riêng đặc biệt cho dễ nhớ như quán Bà Tư buị đời, bà này đã lớn tuổi đi làm cho cơ quan Mỹ ở căn cứ Năm Căn, nghe kể bà ta đêm thường ở lại căn nhà nhỏ ở  bãi đáp của C47, không sợ pháo kích.  Khi mở quán bán,  nếu khách chiụ chơi thì bà Tư cũng xả láng luôn.  Còn nếu khách thuộc loại bình thường thì đến  quán cô Chọn ngồi tán dóc cho hết thì giờ, cô Chọn không đẹp nhưng trắng trẻo dễ coi, khác mấy người khác ở đây, giữa những ngưới làm ăn lam lũ, và ở cái nơi khỉ ho cò gáy này thì với một bóng hoa dại cũng làm cho cảnh thêm sắc.  Ai cũng đến ngắm, đổ tiền vào những bữa nhậu, nhưng chưa dám (hay không dám ) bẻ hoạ  Theo tôi nghĩ chắc là không dám, vì bứt giây gặp hỗ, những người trong quán rất khả nghi,  cô Hưởng chị cô Chọn có chồng ở xa (có thể đang ởkhu rừng đước  sau quán hoặc bên kia sông đối diện); cũng như mấy cô ở xa đến ở tạm quán Bà Tư bụi đời để thăm chồng ( nhưng chồng lại không phải là lính phe ta).

PCH HQ3811 HAI DOI 5 DUYEN PHONG..jpg

Bá gỗ là người có số đào hoa chiếu mệnh,  ngay từ lúc ở quân trường cũng đã lã lướt  với Châu ruồi rồị  Hải quân có 12 bến nước mà Bá gỗ có đến 13 bến tình, chỉ có vài ngày ở Vũng tàu, Bá gỗ đã giới thiệu bạn gái với tôi rồi. Bá gỗ thích chọc thủng vòng tuyến, nên chỗ nào không chắc ăn Bá gỗ không tiến tới đễ khỏi mất thì giờ. Có lẽ Bá gỗ đã từng trãi quá nhiều, nên sau này Bá gỗ trở thành rất rộng lượng.  Sau ngày học tập cải tạo về,  Bá gỗ và tôi cùng ở cư xá Thanh Ða, Bá gỗ thường xuyên gặp tôi lai rai ở ngay chợ Thanh Ða hoặc ở quán Bà Diểm, có lúc uống bia hơi, có lúc rượu đế, Bá gỗ đã tâm sự là khi được trả về không còn vườn xưa cảnh cũ  nữa, Bá gỗ đã về nhà của nhạc gia (nhân một hôm có đám giỗ), Bá gỗ đã thưa  với ông bà nhạc: Vợ của con như một khu vườn cần người chăm sóc, trong thời gian con ở trại cải tạo có anh  B.  tưới nước dùm, nay con xin để cho anh B. tiếp tục bón phân cho khu vườn tiếp tục tươi mát.  Bà xã tôi nghe nói rất là khâm phục,  khâm phục tính quân tử của Bá gỗ; rồi bà quay sang hỏi tôi: Trường hợp là anh, anh có làm như vậy không?.  Tôi bảo chuyện chưa xãy ra, không thể trả lời trước được, chắc phải thủ sẳn một cái búa.
Còn Ðạt ngựa thì chỉ cần chỗ nhậu mà thôị  Ngựa mệt chỉ cần tu bia rồi kể chuyện trời mâỵ   Cũng như Bá Nha và Tử Ky;  Ðạt ngựa nói ra tôi ngồi nghẹ   Chính vì vậy mà Ðạt và tôi thường đi nhậu chung để có người nói người nghe, tôi thì ít nói lại nhát gái nữa.

Trong nhóm bạn ở Năm Căn sau đó có  Sơn Hà  cao ráo, trắng trẻ đẹp trai, lại là người Nam nên đã vượt qua mặt tụi tôi, đã khoe là được lòng cô Chọn.  Tài cán của Sơn Hà thì dư thừa, qua lần đi đại kỳ ở An Thới (Phú Quốc), các bạn đều đồng ý nhường người đẹp Rạch Giá cho Sơn Hà.   Sơn Hà như con bướn thấy hoa thì đáp lại, nhưng chỉ bay lượn bên ngoài. Không biết Sơn Hà khoe  thật hay để chọc tức Phước đen, vì Phước đen một hôm tuyên bố Ðã thoa dầu cù là vào rún cô Chọn, hôm đó cô Chọn bị cảm nặng nghỉ bán chỉ có mấy đứa em đứng bán.  Phước đen là người ăn nói thật có duyên khi cười để lộ hàm răng Hynos , chắc cô Chọn đánh răng bằng than nên thấy hàm răng Hynos là thích ngay. Thời Ðệ Nhất Cộng Hoà, Năm Căn  là vựa than.  Ở  ngay ấp Hàm Rồng cũng như dọc hai bên bờ sông Cái Lớn còn dấu tích những lò than.  Năm Căn là một rừng đước bao la, cây lớn rễ dài nên than ở đây rất tốt là một nguồn lợi lớn rừng vàng cho các nhà tư bàn đứng ra khai thác. Năm Căn cũng là nơi sản xuất tôm khô lớn và ngon.

Sau đó, 10 sĩ quan PCF đầu tiên ở Năm Căn lần lượt thuyên chuyển đi nơi khác, tôi về Bộ Tư Lệnh Hải Quân Lực Lượng Duyên Phòng ở bán đảo Cam Ranh (Căn cứ Martket Times cũ), ngồi làm việc văn phòng với giấy tờ báo cáo về huấn luyện.

Câu chuyện “Chọn Năm Căn” còn dài, nhưng tôi lại hết ý nên tạm dừng ở đây:

“Lời quê góp nhặt dong dài
Mua vui cũng được một vài trống canh”


Mong các bạn khác tiếp nối những buồn vui đời lính

 Nguyễn Ngọc Hội